Miner là gì? Tất tần tật những điều cần biết về thợ đào coin

Miner được nhiều nhà đầu tư chú ý đến khi giá Bitcoin tăng mạnh và đạt mức ATH lớn nhất vào tháng 11/2021. Vậy Miner là gì? Cùng Coinvn tìm hiểu chi tiết về vai trò của Miner.

35990Total views
Miner la gi? Tat tan tat nhung dieu can biet ve tho dao coin - anh 1
Miner là gì? Tất tần tật những điều cần biết về thợ đào coin

Đào coin là gì?

Đào coin chắc hẳn là thuật ngữ quen thuộc với hầu hết các nhà đầu tư trong thị trường tiền mã hóa. Đào coin được biết đến là một quá trình rất khó khăn và tốn kém.

Bitcoin là đồng tiền mã hóa được Satoshi Nakamoto cho ra mắt vào năm 2009. Chính sự kiện này đã đánh dấu bước phát triển đầu tiên của thị trường Crypto nói chung. Ban đầu, việc khai thác Bitcoin chỉ yêu cầu các thợ đào sở hữu một bộ máy tính cấu hình trung bình đủ khả năng xử lý các thuật toán. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, điều này đã không còn đúng. Bởi các thợ đào sẽ phải đầu tư nguồn vốn khổng lồ để trang bị hệ thống máy tính có khả năng xử lý các thuật toán phức tạp.

Khi thực hiện khai thác, các thợ đào sẽ nhận được phần thưởng khối. Hiện nay, việc khai thác ngày càng trở nên khó khăn hơn khi phần thưởng khối giảm đi đáng kể. Theo số liệu thống kê tính đến tháng 03/2022, hơn 94% BTC đã được khai thác. Trung bình cứ 4 năm Bitcoin halving một lần, kéo theo đó phần thưởng sau khi đào sẽ giảm đi một nửa. Đồng nghĩa với việc cơ hội kiếm lời từ việc đào Bitcoin ngày càng thấp đi. Bạn có thể tham khảo số lượng Bitcoin được đào trung bình mỗi phút ở bảng sau:

Miner la gi? Tat tan tat nhung dieu can biet ve tho dao coin - anh 2

Miner là gì?

Miner được hiểu là thợ đào coin. Họ chính là người sở hữu hệ thống trang thiết bị máy tính hiện đại để khai thác coin. Mới đây, Finbold – chuyên trang tin tức tài chính Crypto đã đăng bài viết nói rằng lượng BTC mà các thợ đào nắm giữ hiện đang giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2010, với tổng giá trị khoảng 1,95 triệu USD. Nguyên nhân chính của việc này đến từ cuộc đàn áp khai thác tại Trung Quốc, tình trạng thiếu chip bán dẫn trên toàn cầu, môi trường cạnh tranh hơn và các vấn đề biến đổi khí hậu. 

Mining Pool là gì?

Mining Pool được nhiều nhà đầu tư chú ý hơn khi công cuộc khai thác coin phát triển mạnh vào thời gian trước. Thuật ngữ này ám chỉ các mỏ đào, nơi tập hợp các thợ mỏ (Miner). Các thợ mỏ sẽ cùng nhau khai thác một khối lượng tiền mã hóa nhất định sau đó chia sẻ lợi nhuận khi công việc hoàn tất. Thông thường, sẽ có hai phương thức trả thưởng đó là PPS (trả theo cổ phần) và PPLNS (trả theo cổ phần cuối).

Miner la gi? Tat tan tat nhung dieu can biet ve tho dao coin - anh 3

Ưu điểm của Mining Pool

  • Tăng cơ hội nhận phần thưởng: Khi các thợ mỏ tập hợp lại với nhau để cùng khai thác thì hiệu quả công việc sẽ được nâng cao. Từ đó, mà phần thưởng mỗi người nhận được sẽ nhiều hơn, đặc biệt là khi việc khai thác ngày càng khó khăn.
  • Mang lại thu nhập ổn định: Do có nhiều thợ mỏ cùng khai thác nên các khối sẽ được xử lý nhanh chóng. Điều đó đồng nghĩa với việc phần thưởng nhận được sẽ nhanh hơn và người tham gia khai thác sẽ được trả thưởng thường xuyên. 
  • Giảm thiểu chi phí: Mining Pool không yêu cầu Miner phải đầu tư trang thiết bị hệ thống hiện đại nên thợ đào có thể giảm thiểu chi phí quản lý.

Nhược điểm của Mining Pool

  • Không kiểm soát được lợi nhuận: Phần thưởng sẽ được chia cho tất cả các thợ đào. Vì vậy, lợi nhuận thu được sẽ phụ thuộc vào phần thưởng và số lượng các thợ đào.
  • Có thể gặp rủi ro: Không phải tất cả các Mining Pool đều uy tín và an toàn. Nếu bạn chọn phải Mining Pool không tốt thì bạn sẽ mất toàn bộ thời gian, công sức và tiền bạc. 
  • Có sự ràng buộc: Mining Pool có cách vận hành tương tự một công ty, nơi các thợ mỏ cùng nhau nỗ lực cố gắng. Do đó, trước khi tham gia, họ sẽ phải tuân thủ một số quy tắc nhất định.

Các phương pháp đào coin hiện nay

Cùng với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật, các phương pháp đào coin cũng ngày càng được tối ưu hóa. Hiện nay, Cloud Mining và Hardware là hai hình thức phổ biến được các thợ đào sử dụng để khai thác coin. 

Phương pháp Cloud Mining

Đây là hình thức đào coin gián tiếp được thực hiện bởi các công ty, tổ chức trung gian. Họ chịu trách nhiệm toàn bộ mọi công việc từ thiết kế, tổ chức, sắp xếp giàn khai thác đến duy trì hoạt động, bảo dưỡng hoặc thậm chí là nâng cao hiệu suất. Các tổ chức trung gian sẽ sử dụng công nghệ đám mây để khai thác coin. 

Ưu điểm: 

  • Tốc độ khai thác được duy trì ổn định và có thể nâng cao
  • Tiết kiệm thời gian chuẩn bị và thiết kế, đặc biệt khi bạn không có nhiều kiến thức chuyên sâu
  • Giảm thiểu một số chi phí như mua sắm máy móc, tiền bảo trì hệ thống, tiền điện… 

Hạn chế:

  • Phải thanh toán một khoản tiền lớn ngay từ ban đầu bởi giá trị hợp đồng rất cao
  • Rủi ro khi ký kết hợp đồng với các công ty khai thác không uy tín.

Phương pháp Hardware Mining

Với hình thức này, bạn sẽ trực tiếp đầu tư, thiết kế và sắp xếp hệ thống trang thiết bị máy tính chuyên dụng để tiến hành khai thác coin. 

Ưu điểm:

  • Thợ đào có toàn quyền kiểm soát hệ thống khai thác và có thể điều chỉnh mục tiêu, chiến lược khai thác phù hợp
  • Chi phí trung bình thấp hơn so với phương pháp Cloud Mining.

Nhược điểm:

  • Thợ đào cần có kiến thức và kinh nghiệm nhất định về thị trường Crypto
  • Lượng vốn đầu tư ban đầu khá lớn để mua sắm trang thiết bị
  • Đảm bảo vốn trong suốt quá trình khai thác để chi trả một số vấn đề phát sinh.

Vai trò của các Miner

Miner có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động khai thác và vận hành trong mạng lưới blockchain. Bởi nếu không có các thợ đào, các giao dịch sẽ không được xử lý và các khối mới sẽ không được tạo ra. Chính điều này sẽ dẫn đến tê liệt hoạt động giao dịch, mua bán trong mạng lưới. Từ đó, ảnh hưởng chung đến tâm lý của các nhà đầu tư trong thị trường. Họ sẽ không còn tin tưởng và sử dụng đồng tiền mã hóa này nữa. 

Nhiều người đặt câu hỏi sau năm 2140, khi các thợ đào khai thác hết toàn bộ các block trong mạng lưới thì vai trò của thợ đào sẽ thay đổi như thế nào? Nếu block được khai thác hết thì các thợ đào sẽ xử lý các giao dịch trong mạng lưới và nhận thưởng dựa trên chi phí thực hiện giao dịch. 

Tổng kết

Thông qua bài viết, Coinvn hy vọng đã cung cấp được cho bạn những kiến thức bổ ích để trả lời câu hỏi Miner là gì cũng như tầm quan trọng của Miner trong mạng lưới blockchain. Nếu cảm thấy bài viết này hữu ích thì bạn đừng quên chia sẻ trên các trang mạng xã hội và hẹn gặp lại bạn trong các bài viết khác trên website Coinvn nhé!