Nghịch lý: Ngân hàng Trung ương Nga về phe Ukraine

Trong cuộc chiến giữa Nga và Ukraine, ở một khía cạnh nào đó, Ngân hàng Trung ương Nga đã đứng về phía phe của Ukraine.

6861Total views
Listen to article
play!
Nghich ly: Ngan hang Trung uong Nga ve phe Ukraine - anh 1
Nghịch lý: Ngân hàng Trung ương Nga về phe Ukraine

Ngân hàng Trung ương Nga cùng quan điểm với Ukraine

Kể từ khi cuộc chiến giữa Nga và Ukraine nổ ra, bản thân nước Nga cũng đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ các cộng đồng trong và ngoài nước. Hàng loạt cuộc biểu tình đã nổ ra nhằm ngăn cản hành động phát động chiến tranh của Tổng thống Putin. Thậm chí, một người biểu tình quá khích đã đốt hộ chiếu Nga của mình, quay và tạo video NFT để bán nhằm ủng hộ cho Ukraine.

Điểm chung giữa cả hai quốc gia trong cuộc chiến này là dù vô tình hay hữu ý, cả hai quốc gia đều sử dụng tiền mã hoá cho các mục đích khác nhau. Về phía Nga, tiền mã hoá được tin tưởng trở thành một trong những biện pháp phòng vệ để tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây. Ngược lại, về phía Ukraine, tiền mã hoá được dùng trong các hoạt động kêu gọi viện trợ và quyên góp của Chính phủ. 

Trên thực tế, khi chiến tranh xảy ra, các quốc gia thường sẽ tăng cường chi tiêu cho các hoạt động quân sự. Một trong những nguồn tiền được dùng cho mục đích này là thông qua việc in tiền mới. Hệ luỵ của việc này sẽ dẫn đến việc thiếu kiểm soát trong vấn đề lạm phát. Ngoài ra, chiến tranh xảy ra sẽ khiến các mô hình tài chính truyền thống bị hạn chế trong việc ngăn ngừa “chảy máu tiền tệ”, từ đó có thể dẫn đến phá vỡ hệ thống tài chính trong nước. Bởi khi đó người dân sẽ rút tiền nội tệ ra khỏi hệ thống các ngân hàng, đổi chúng lấy ngoại tệ (bao gồm cả tiền mã hoá) để bảo toàn tài sản của mình. Đó là lý do tại sao các quốc gia thường áp dụng các biện pháp kiểm soát ngoại hối nghiêm ngặt trong thời chiến, như Nga và Ukraine đã và đang làm hiện tại. 

Gần đây, Ukraine đã kêu gọi và tìm cách can thiệp để giảm đi sức ảnh hưởng của tiền mã hoá đối với người Nga khi cuộc chiến xảy ra. Điều thú vị ở đây là những người ủng hộ quan điểm này của Ukraine không đến từ một quốc gia nào của phương Tây mà lại đến từ Ngân hàng Trung ương Nga, hay còn gọi là CBR. Theo đó, CBR đã nêu rõ quan điểm cấm phát hành, khai thác và lưu hành tiền mã hoá tại Nga. 

Phân cực trong mối quan tâm về tiền mã hoá tại Nga

Thực tế, hành động này của CBR không phải quá mới lạ. Từ trước đến nay, tại Nga vẫn luôn tồn tại hai thái cực trái ngược nhau. Trong khi Bộ Tài chính Nga lên tiếng ủng hộ tiền mã hoá thì CBR lại có quan điểm trái ngược. Ẩn đằng sau động thái này của CBR có lẽ đến từ kế hoạch “dọn đường” cho sự ra mắt của CBDC tại Nga.

CBR dự kiến sẽ ra mắt đồng CBDC của mình trong năm 2022. Theo đó, đợt thử nghiệm đầu tiên sẽ diễn ra vào đầu năm 2022 và đợt thứ hai dự kiến sẽ rơi vào cuối năm. Điều này có phần tương đồng với động thái mà Trung Quốc đã làm với tiền mã hoá trước đó. Để chuẩn bị cho sự ra mắt của đồng nhân dân tệ kỹ thuật số (eCNY), Trung Quốc cũng đã từng mạnh tay cấm các hoạt động thanh toán và giao dịch tại quốc gia này. Điều này đã khiến hàng loạt các thợ đào (miner) phải bỏ xưởng đào đi nơi khác, gây ra một đợt sụt giảm hashrate nghiêm trọng vào tháng 07/2021 vừa qua.

Như vậy, nếu xét về khía cạnh tiền mã hoá, cả Ukraine và Ngân hàng Trung ương Nga đều không muốn Nga tiếp tục dấn sâu vào lĩnh vực này. Cho dù mục đích của mỗi bên sẽ là khác nhau nhưng ít nhất, họ có chung một ý tưởng và một mục đích nhất định. Theo một báo cáo được công bố bởi Arcane Research trong tuần này, khối lượng giao dịch Tether (USDT) hàng ngày với đồng Rúp trên Binance đã đạt mức cao nhất mọi thời đại là 35 triệu đô la Mỹ. 

Tin tức tiền mã hóa 24/7
Thảo luận về tiền mã hóa tại đây
Xem thêm
articles