Phân tích onchain Bitcoin: Gia tăng số lượng LTH là tín hiệu downtrend?
Dựa theo chỉ báo NUPL cho LTH và STH, có khả năng sẽ tiếp tục xu hướng tăng giá dài hạn trong thời gian tới.
Một số khái niệm cơ bản
Hãy cùng Coinvn lý giải về những biến động tuần vừa rồi của đồng Bitcoin thông qua các chỉ số onchain nhé. Sau sự kiện bán tháo trên diện rộng diễn ra vào ngày 19/5, chúng ta đã thấy được phần lớn những nhà đầu tư (NĐT) tham gia đợt bán này chủ yếu là những người/nhóm người mới tham gia thị trường. Có thể thấy, thị trường luôn tồn tại 2 nhóm NĐT khác nhau. Cụ thể:
- LTH (Long time holder): Là những người sẵn sàng giữ tiền/tài sản của mình trong một thời gian dài. Mục tiêu của họ là tránh các biến động giá định kỳ để có lợi nhuận cao hơn trong tương lai. Các LTH tin rằng, giá Bitcoin sẽ có xu hướng tăng lên trong tương lai. Vì vậy họ không đóng các vị trí của mình ở mức thấp tạm thời.
- STH (Short time holder): Là những người chỉ nắm giữ tài sản trong một thời gian ngắn. Họ muốn tài sản của mình được tăng lên một cách nhanh chóng. Mục đích của họ là tận dụng các xu hướng tăng, sự hưng phấn trên thị trường, để kiếm lợi nhuận tức thì. STH thường có hành vi bán tháo hoặc cắt lỗ các vị thế của mình khi chúng vượt quá mức họ có thể chấp nhận được. Như trong trường hợp sự kiện bán tháo vừa qua, phần lớn đến từ các NĐT nắm giữ Bitcoin trong thời gian từ 3 – 6 tháng.
Vậy, liệu rằng hành vi của những người nắm giữ dài hạn có cho thấy rằng thị trường tăng giá đã kết thúc và chúng ta đang ở trong một thị trường gấu dài hạn? Ở phần tiếp theo trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn nhé.
Mối tương quan giữa LTH và STH
Để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi trên, trước tiên chúng ta sẽ xem xét các biến động trong tuần vừa qua liên quan đến những người nắm giữ dài hạn và ngắn hạn đã thay đổi như thế nào. Tiếp đến, chúng ta sẽ cùng xem xét tới chỉ số NUPL (Net Unrealized Profit/Loss) cho từng nhóm người này và so sánh chúng với các mức tương tự trong quá khứ để tìm ra điểm khác biệt nhé.
Với một thị trường tài chính bất kỳ, chúng ta sẽ luôn thấy chúng trải qua bốn giai đoạn chính gồm: Tích lũy (accumulation), Phục hồi (mark-up), Phân bổ (distribution) và Suy giảm (mark-down). Lịch sử đã chứng minh, ở giai đoạn tích lũy và phục hồi là thời điểm giá Bitcoin tương đối thấp. Đây thường sẽ là cơ hội để các NĐT dài hạn mua vào với mức giá thấp để chuẩn bị cho một chu kỳ tăng giá tiếp theo. Giai đoạn đầu 2018 đến 2020 thuộc giai đoạn này. Thời điểm đó, giá Bitcoin dao động từ mức trên 3.000 USD trước khi chạm mức 12.000 USD vào tháng 10/2020.
Ngược lại, các NĐT ngắn hạn dường như lại đi ngược với xu thế trên. Khi giá Bitcoin tăng, họ tích cực mua thêm vào. Và khi giá Bitcoin giảm, họ lại lũ lượt bán đi. Cả hai xu hướng đều có thể nhìn thấy rõ ràng trong năm nay.
Từ dữ liệu trong biểu đồ trên, chúng ta thấy:
- Khi giá BTC giảm xuống (từ giữa tháng 5/2021), chúng ta đã thấy lượng tích lũy của LTH tăng lên. Các mũi tên hiển thị trong hình trên chỉ ra rằng sự biến động của số lượng các LTH tỷ lệ nghịch với giá BTC tại thời điểm đó.
- Ngược lại, trong thời điểm thị trường tăng giá từ tháng 10/2020 đến tháng 4/2021, số lượng những người nắm giữ ngắn hạn đã tăng lên rõ ràng. Nhưng bắt đầu từ thời điểm tháng 5/2021, đã cho thấy dấu hiệu suy giảm số lượng các STH này. Điều này tỷ lệ thuận với việc giá BTC cũng có dấu hiệu mất giá trong giai đoạn đó.
Theo nguồn tin được cung cấp bởi tài khoản Twitter, WClementeIII cho biết:
- Những người nắm giữ dài hạn đã mua 397.487 BTC vào tháng trước.
- Những người nắm giữ ngắn hạn đã bán 428.749 BTC vào tháng trước.
Đây có phải là dấu hiệu cho một đợt downtrend sắp tới?
Trong một phân tích gần đây, Glassnode đã công bố biểu đồ về sự thay đổi vị thế nắm giữ của những LTH nhằm mục đích tìm kiếm sự tương đồng với chu kỳ giá BTC trong giai đoạn 2016 – 2017. Bởi lẽ, sự thay đổi hành vi của các LTH, có thể là tín hiệu của một thị trường giá xuống sắp tới.
Một biểu đồ khác từ Glassnode so sánh nguồn cung LTH và STH xét về yếu tố lãi/lỗ cũng cho thấy một lập luận tương tự như trên. Với mức giá hiện tại của BTC, hầu hết những người nắm giữ dài hạn, những người đã mua BTC vào năm 2020, vẫn có lãi (màu tím đậm). Ngược lại, hầu hết các nhà giao dịch ngắn hạn đều thua lỗ (màu đỏ nhạt). Xem hình dưới đây.
So sánh với chỉ số NUPL trong quá khứ
NUPL hiện tại cho STH đang tiếp cận vùng -0,5 (đường màu xanh lam). Trong lịch sử của thị trường trước đây, việc đạt đến và đi xuống thấp hơn trong khu vực này (các vòng tròn màu vàng) thường xảy ra trong một thị trường giảm giá sâu. Đặc biệt hơn là nó xảy ra không lâu sau khi thị trường đạt đến đỉnh của các chu kỳ, trong cả năm 2013 và 2017. Xem hình dưới đây.
Tuy nhiên, hãy chú ý riêng đến giai đoạn năm 2013 – 2014. Có hai lần BTC trải qua đỉnh kép trong giai đoạn này. Vào thời điểm đó, chỉ số NUPL cho STH giảm mạnh (vòng tròn màu xanh lá cây) chỉ để nhanh chóng phục hồi trở lại trạng thái hy vọng , lạc quan và tin tưởng chỉ một vài tuần sau đó.
Chỉ NUPL cho LTH cung cấp một quan điểm tương tự trong giai đoạn này. Ở đây, chúng ta thấy rằng việc giảm xuống dưới giá trị hiện tại gần 0,75 (đường màu đỏ) là một tín hiệu mạnh cho sự tiếp tục của thị trường gấu (2 đường vòng tròn màu đỏ).
Ngoại lệ duy nhất là chu kỳ đỉnh kép (vòng tròn màu xanh lá cây). Tại thời điểm đó, những người nắm giữ dài hạn nhanh chóng chìm vào vùng màu xanh của niềm tin, chỉ để nhanh chóng quay trở lại trạng thái hưng phấn và tiếp tục thị trường tăng giá.
Nhận định
Trong những tuần gần đây, chúng ta đã thấy sự tích lũy BTC ngày càng tăng của những người nắm giữ dài hạn. Trong các chu kỳ trước, hành vi này là dấu hiệu của một thị trường giảm. Tuy nhiên, theo chỉ báo NUPL cho LTH và STH, có khả năng tiếp tục xu hướng tăng giá dài hạn. Điều này dường như sẽ xảy ra nếu chu kỳ hiện tại của Bitcoin tương tự như chu kỳ cao điểm kép năm 2013 – 2014 kể trên.