Stablecoin đối mặt với nguy cơ bị cấm ở Nhật Bản

Nhật Bản đang tung ra các biện pháp để hạn chế việc phát hành các đồng stablecoin tại quốc gia này tương tự như Tether.

7400Total views
Listen to article
play!
Stablecoin doi mat voi nguy co bi cam o Nhat Ban - anh 1

Nhật Bản đang mạnh tay hơn với stablecoin

Nhật Bản đang tung ra các biện pháp để hạn chế việc phát hành các đồng stablecoin (bao gồm các đồng ổn định có thể được hỗ trợ bởi đồng đô la Mỹ hay đồng Yên Nhật…). Có vẻ như cùng với Hoa Kỳ, Nhật Bản cũng có xu hướng cứng rắn hơn đối với loại tài sản này. Cơ quan Dịch vụ Tài chính (The Financial Services Agency – FSA) đang cứu để ban hành luật vào năm 2022 để hạn chế việc phát hành stablecoin đối với các ngân hàng và công ty có dịch vụ chuyển tiền.

Tại Hoa Kỳ, Chính phủ yêu cầu các tổ chức phát hành stablecoin phải đảm bảo ba điều kiện như tổ chức lưu ký phải được bảo hiểm tài sản, chịu sự giám sát và quy định thích hợp. Tại Nhật, FSA cũng yêu cầu các đơn vị phát hành stablecoin phải có biện pháp bảo vệ tài sản của khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra.

Ngoài ra, FSA cũng sẽ thắt chặt các quy định nhằm ngăn chặn vấn nạn rửa tiền. Các tổ chức trung gian như nhà cung cấp ví liên quan đến việc quản lý và giao dịch stablecoin sẽ chịu sự giám sát của cơ quan này. Họ cũng sẽ phải đáp ứng các nghĩa vụ theo luật của Nhật Bản về việc ngăn chặn chuyển tiền từ tội phạm, bao gồm xác minh danh tính người dùng và báo cáo các giao dịch đáng ngờ.

Stablecoin và các cáo buộc in khống

Theo CoinGecko, vốn hóa thị trường stablecoin hiện tại đã vượt mốc 161 tỷ đô la Mỹ. Một năm trước đây, vốn hóa thị trường này mới chỉ dừng lại ở khoảng 25 tỷ đô la Mỹ (tăng khoảng 6,5 lần). Về cơ bản, stablecoin mang lại nhiều lợi ích cho việc thanh toán xuyên biên giới với tốc độ nhanh và phí giao dịch thấp. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất hiện nay là gần như không có một quy định rõ ràng nào trong vấn đề quản lý loại tiền mã hóa này.

Chính điều này đã dẫn đến những cáo buộc in khống đối với các đơn vị phát hành stablecoin. Tether – Công ty chủ quản của đồng USDT đã và đang vướng vào cáo buộc in khống đồng tiền này trong nhiều năm qua. Thậm chí, nhiều thông tin cho rằng Tether không dự trữ đủ số tiền đô la Mỹ cần thiết để hỗ trợ cho việc phát hành các đồng USDT theo tỷ lệ 1:1.

Với những cáo buộc này, Tether và công ty liên quan là Bitfinex đã nhiều lần bị “tuýt còi” bởi các cơ quan lập pháp của Hoa Kỳ. Hồi năm 2017, hai công ty này đã nhận án phạt lên đến 18,5 triệu đô la Mỹ với tổng chưởng lý New York. Hay mới đây nhất vào hồi tháng 10/2021, cả hai cũng đã cùng đóng mức phạt lên đến 42,5 triệu đô la Mỹ vì lý do chỉ nắm giữ đủ lượng tiền fiat để hỗ trợ tài sản được quy đổi bằng đồng USD trong khoảng thời gian 26 tháng từ năm 2016 đến năm 2018. Ngoài việc đóng phạt, hàng quý Tether sẽ cần phải gửi báo cáo minh bạch phần ngân quỹ của mình cho cơ quan lập pháp để chứng minh mình có đủ tiền cho hoạt động phát hành này.

Stablecoin doi mat voi nguy co bi cam o Nhat Ban - anh 2
Báo cáo minh bạch các khoản tiền đối ứng của Tether khi phát hành USDT trong Q2/2021

Không chỉ dừng lại ở đó, nhiều giả thuyết được đưa ra liên quan đến phần báo cáo minh bạch phần ngân quỹ này của Tether. Để hỗ trợ việc phát hành đồng USDT, các khoản đối ứng của Tether bao gồm 4 hạng mục chính. Trong đó, phần lớn tài sản đến từ Treasury Bills và Commercial Paper & Certificates of Deposit. Tuy nhiên, có nhiều nghi ngại cho rằng Tether đã cho các công ty lớn trên thế giới vay tiền.

Vấn đề đặt ra ở đây là trong trường hợp Tether cho các công ty như Evergrande của Trung Quốc vay tiền sau đó họ phá sản, không có khả năng trả nợ như hiện tại thì khoản tiền của Tether có thể bị mất. Điều này sẽ dẫn đến việc tỷ lệ đối ứng 1:1 để phát hành đồng USDT không được đảm bảo. Mặc dù thị trường không có những bằng chứng xác thực về vấn đề này tuy nhiên đối với các nhà đầu tư và cơ quan lập pháp đây vẫn là những rủi ro tiềm ẩn trong tương lai.

Đối với một thị trường còn non trẻ như stablecoin, việc chịu sự giám sát của các cơ quan Chính phủ là điều khó có thể tránh khỏi. Tuy nhiên, động thái thắt chặt quản lý lần này của Nhật Bản cũng là hành động tiền chuẩn bị cho ra mắt một loại tiền kỹ thuật số mới được hỗ trợ bởi tiền gửi ngân hàng. Quốc gia này đang trên đà ra mắt sớm nhất là vào năm 2022. Đồng tiền kỹ thuật số này tại Nhật sẽ có sự tham gia của các ngân hàng hàng đầu của quốc gia và khoảng 70 công ty, tổ chức khác.

Tin tức tiền mã hóa 24/7
Thảo luận về tiền mã hóa tại đây
Xem thêm
articles