Sự thật về chu kỳ của Bitcoin và các loại tài sản tiền mã hóa khác

Các loại tài sản trong thị trường tiền mã hóa đều vận hành theo một chu kỳ nhất định. Dưới đây là những điều cần biết về chu kỳ của Bitcoin và các loại tài sản tiền mã hóa khác.

33676Total views
Su that ve chu ky cua Bitcoin va cac loai tai san tien ma hoa khac - anh 1
Sự thật về chu kỳ của Bitcoin và các loại tài sản tiền mã hóa khác

Vào năm 2013, giá Bitcoin đã giảm rất mạnh và chịu sự kiểm soát của phe bán trong nhiều tháng liền. Sau đó, thị trường tiền mã hóa bước vào giai đoạn tích lũy trong 2 năm. Đây còn được gọi là giai đoạn đầu cơ trong xu hướng giảm (thời điểm mà nhiều người mua và tích trữ Bitcoin). 

Mãi cho đến tháng 10/2015, Bitcoin đã tạo ra một bước ngoặt mới khi tăng trưởng vượt qua mức 300 đô la Mỹ – 400 đô la Mỹ. Vào giữa năm 2016, giá Bitcoin đã tăng vọt lên vùng giá 500 đô la Mỹ – 600 đô la Mỹ kéo dài trong nhiều tháng. Tháng 12/2017 chính là thời kỳ huy hoàng của Bitcoin khi giá tăng trưởng vượt bật và đạt mức giá cao nhất trong suốt 4 năm qua là 20.000 đô la Mỹ.

Su that ve chu ky cua Bitcoin va cac loai tai san tien ma hoa khac - anh 2

Sau đó đến năm 2018, giá bắt đầu giảm để kết thúc xu hướng tăng và bước vào giai đoạn tương tự như năm 2013. Đây được xem là dấu hiệu kết thúc một chu kỳ, đồng thời mở ra một chu kỳ mới của Bitcoin.

Su that ve chu ky cua Bitcoin va cac loai tai san tien ma hoa khac - anh 3

Vào năm 2019, Bitcoin đã trải qua một khoảng thời gian hợp nhất hóa đường giá ở chu kỳ trước với mức tăng lên 14.000 đô la Mỹ. Sau đó, Bitcoin đã giảm về mức giá dưới 4.000 đô la Mỹ vào tháng 03/2021 (thời điểm dịch COVID-19 bùng nổ). Tuy nhiên, đến tháng 10/2021, Bitcoin đã quay trở lại đường đua và tăng lên mức 68.789 đô la Mỹ. Sau khi đạt mức đỉnh đó, giá Bitcoin một lần nữa đã giảm mạnh về vùng giá 34.000 đô la Mỹ – 35.000 đô la Mỹ (24/02/2022). Đây có thể là một dấu hiệu cho thấy Bitcoin đang lặp lại chu kỳ tương tự như năm 2017 – 2021.

Chu kỳ của Bitcoin

  • Theo như lịch sử đường giá của Bitcoin từ năm 2009 đến nay, các chu kỳ thị trường kéo dài khoảng 4 năm.
  • Sự kiện BTC Halving sẽ diễn ra bốn năm một lần (năm 2012, 2016 và 2020).
  • Mỗi mức giá thấp nhất của một chu kỳ sẽ không bao giờ giảm qua đỉnh của chu kỳ trước đó. Tức là giá thấp nhất của chu kỳ năm 2017 (khoảng 3.120 đô la Mỹ) cao hơn mức giá cao nhất của chu kỳ năm 2013 (khoảng 1.150 đô la Mỹ). Cho đến thời điểm hiện tại (24/02/2022), điều này đúng với chu kỳ của năm 2021 với mức thấp nhất là khoảng 26.000 nghìn đô la Mỹ, cao hơn mức cao nhất của năm 2017 trong khoảng 20.000 đô la Mỹ.
  • Bitcoin được giả định là một tài sản không lạm phát và sức mua của nó sẽ tăng lên theo thời gian. 

Tìm hiểu các chu kỳ của thị trường truyền thống

Trong thị trường tài chính truyền thống, chẳng hạn như chứng khoán vẫn có các chu kỳ tương tự như Bitcoin, tuy nhiên thời gian của một chu kỳ sẽ diễn ra dài hơn. Hình ảnh dưới đây sẽ minh họa rõ hơn về các chu kỳ của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ từ năm 1942. Trong đó, màu xanh là những giai đoạn thị trường tăng trưởng (Bull Market), màu vàng đại diện cho những giai đoạn thị trường suy thoái (Bear Market).

Su that ve chu ky cua Bitcoin va cac loai tai san tien ma hoa khac - anh 4

Các mức thấp nhất gần đây của các chu kỳ này là vào khoảng những năm 2000, 2008 và 2020. Những giai đoạn này được gắn với các tên gọi lần lượt là bong bóng dot-com, sự sụp đổ bất động sản dưới mức chuẩn và cuộc khủng hoảng tài chính thời COVID-19. 

Mặt khác, thị trường chứng khoán Hoa Kỳ vào năm 2020 có sự phục hồi nhanh hơn. Một ví dụ điển hình là NASDAQ đã giảm 30% nhưng chỉ sau vài tháng chỉ số NASDAQ không những hồi phục mà còn đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng dù ở bất kỳ thị trường tài chính nào thì nó vẫn sẽ vận hành theo một chu kỳ nhất định.

Tâm lý của một chu kỳ trong thị trường tài chính

Biểu đồ tâm lý của một chu kỳ thị trường tài chính được tạo bởi Karen Bennett. Trong biểu đồ này, ông đã mô tả những cảm xúc thường thấy nhất của các nhà đầu tư trong một chu kỳ điển hình của thị trường tài chính. 

Su that ve chu ky cua Bitcoin va cac loai tai san tien ma hoa khac - anh 5

10 giai đoạn của một chu kỳ trong thị trường tiền mã hóa

Giai đoạn 1: Hy vọng

“Hy vọng” là giai đoạn đầu tiên thị trường tiền mã hóa có đấu hiệu phục hồi sau giai đoạn “không tin tưởng nghiêm trọng”. Ở giai đoạn này thị trường tiền mã hóa có những tín hiệu tích cực cho thấy sẽ có một đợt tăng giá mới. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn tỏ ra thận trọng và chỉ đầu tư bằng một số vốn nhỏ.

Giai đoạn 2: Lạc quan

“Lạc quan” là giai đoạn thứ hai, lúc này giá của các tài sản tiền mã hóa tăng cao vì dòng tiền mới đã bắt đầu đổ vào thị trường. Giai đoạn này đạt được khi thị trường tiền mã hóa đang trong một xu hướng tăng trưởng bền vững và kéo dài nhiều tháng liền. Khi đó, thị trường có chiều hướng tăng trưởng tích cực hơn và nhiều nhà đầu tư bắt đầu đổ tiền vào thị trường nhiều hơn.

Giai đoạn 3: Niềm tin

Giai đoạn “niềm tin” là dấu hiệu đầu tiên của thị trường tăng giá. Ở giai đoạn này, các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm cơ hội mới trên thị trường tiền mã hóa.

Giai đoạn 4: Hồi hộp

Ở giai đoạn này, mọi người sẽ dễ bị cuốn vào cảm giác hồi hộp, nếu như họ đầu tư ngẫu nhiên vào một dự án bất kỳ, mà không nghiên cứu kỹ lưỡng. Họ tin rằng thị trường đang ở giai đoạn tăng trưởng và lạc quan nhất nên bất kỳ tài sản nào cũng sẽ tăng trưởng theo. Chính vì thế, họ rất dễ đưa ra những quyết định đầu tư theo cảm xúc.

Giai đoạn 5: Hưng phấn

Giai đoạn “hưng phấn” là dấu hiệu đầu tiên cho thấy chu kỳ tăng trưởng của thị trường sắp kết thúc. Cảm xúc của nhà đầu tư sẽ bị chi phối theo sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường tiền mã hóa. 

Ở giai đoạn này, nhà đầu tư sẽ bắt gặp nhiều tờ báo đưa tin về thị trường tăng giá. Các tin tức này điều tạo cho họ cảm giác hưng phấn và một niềm tin bất biến vào việc thị trường sẽ tăng trưởng bền vững trong tương lai.

Giai đoạn 6: Tự mãn

Ở giai đoạn này, xu hướng tăng giá đang bị trì trệ do sự kỳ vọng của nhà đầu tư không được đáp ứng. Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy thị trường bắt đầu có xu hướng đảo chiều từ tăng thành giảm. Trong giai đoạn này, mọi người sẽ nghĩ rằng đây chỉ là một nhịp điều chỉnh để chuẩn bị cho một đợt tăng giá mới. 

Giai đoạn 7: Lo lắng

Ở giai đoạn này, mọi người sẽ nhận thức được rằng chu kỳ tăng giá không thể kéo dài mãi. Họ nhìn thấy thị trường đang đảo chiều, nhiều tài sản tiền mã hóa bắt đầu giảm mạnh. Nỗi sợ thua lỗ đã khiến các nhà đầu tư trì hoãn việc đóng các vị thế. Điều này có thể dẫn đến hệ quả là nhà đầu tư phải gánh chịu một khoản thua lỗ lớn hơn.

Giai đoạn 8: Từ chối

Ở giai đoạn này, nhà đầu tư sẽ tiếp tục nhìn thấy giá trị của các khoản đầu tư của họ tiếp tục giảm. Mọi người sẽ có xu hướng từ chối cắt lỗ và tiếp tục kỳ vọng rằng thị trường sẽ phục hồi và tăng trưởng trở lại.

Giai đoạn 9: Hoảng sợ

Trái ngược với kỳ vọng của nhà đầu tư, thị trường tiếp tục giảm mạnh. Ở giai đoạn này, nhà đầu tư sẽ hoảng sợ và có xu hướng bán tháo các tài sản tiền mã hóa. Họ chấp nhận một khoản lỗ tương đối lớn để tránh rủi ro mất toàn bộ số vốn đã bỏ ra ban đầu. 

Giai đoạn 10: Chán nản

Ở giai đoạn này, mọi người gần như đã mất tất cả niềm tin và không còn hy vọng vào thị trường tiền mã hóa. Giá của các tài sản tiền mã hóa đang ở mức thấp nhất và thị trường bắt đầu vào giai đoạn tích lũy trong một khoảng thời gian dài. 

Chu kỳ của Ethereum, Ripple và các loại tiền mã hóa khác

Bitcoin không phải là đồng coin duy nhất vận hành theo một chu kỳ nhất định. Trong biểu đồ của Ripple, nhà đầu tư có thể thấy được có đến hai chu kỳ lớn và hai chu kỳ nhỏ hơn. Đây chính là một phần của Altcoin Season – giai đoạn các Altcoin tăng trưởng mạnh mạnh mẽ. Trên thực tế, hầu hết các Altcoin có vốn hóa lớn như Ethereum, Litecoin… đều sẽ vận hành theo chu kỳ thị trường tương tự như Ripple.

Su that ve chu ky cua Bitcoin va cac loai tai san tien ma hoa khac - anh 6

Trên thực tế, chu kỳ thị trường tiền mã hóa sẽ được diễn ra như sau:

Ở giai đoạn đầu tiên, thị trường tiền mã hóa sẽ đón nhận một dòng tiền Fiat. Phần lớn nhà đầu tư sẽ sử dụng số tiền Fiat này để mua Bitcoin. Sau một thời gian, dòng tiền ở Bitcoin sẽ được chuyển vào các Altcoin có vốn hóa lớn. 

Sau đó, dòng tiền tiếp tục đổ vào các đồng Altcoin có vốn hóa trung bình (Midcap) và tiếp đến là những Altcoin có vốn hóa thấp (Lowcap). Tiếp theo, dòng tiền sẽ quay trở lại đầu tư vào Bitcoin và cuối cùng chốt lời sang Fiat để kết thúc một chu kỳ.

Hình ảnh dưới đây là tóm tắt chu kỳ của thị trường tiền mã hóa do SecretsOfCrypto – một nhà phân tích nổi tiếng trong giới đầu tư tài chính. Anh ấy đã phác thảo chi tiết dòng chảy của đám đông trong một chu kỳ tiền mã hóa kéo dài 4 năm.

Su that ve chu ky cua Bitcoin va cac loai tai san tien ma hoa khac - anh 7

Kết luận

Khi thị trường tiền mã hóa ở trong trạng thái hoài nghi và chán nản được xem là thời điểm tốt để nhà đầu tư bắt đầu đổ tiền vào thị trường để xây dựng vị thế. Tuy nhiên, thị trường vẫn có thể tiếp tục giảm trong ngắn hạn, vì thế nếu là một nhà đầu tư dài hạn (Long-term Holder) sẽ cần phải chuẩn bị tâm lý vững vàng trong giai đoạn này. Mặt khác, khi thị trường bước vào giai đoạn quá tự tin và hưng phấn, nhà đầu tư cần xem xét đến việc đóng các vị thế của mình.

Tuy nhiên, không phải lúc nào chu kỳ thị trường tiền mã hóa cũng tuân theo một khuôn khổ này. Nhà đầu tư cần phải đề ra một vài chiến lược phòng ngừa những trường hợp xấu, chẳng hạn như giai đoạn giảm của thị trường có thể bị kéo dài lâu hơn. 

Hy vọng qua bài viết trên, nhà đầu tư đã hiểu hơn về chu kỳ của Bitcoin và các tài sản tiền mã hóa khác. Từ đó, tự mình đề ra chiến lược tạo lợi nhuận phù hợp với từng giai đoạn trong chu kỳ.