Tại sao SEC, CFTC hoặc FTC cần kiểm tra các tweet của Elon Musk?

Các tweet của Elon Musk gây ảnh hưởng đến thị trường tiền mã hóa nói riêng và nó có cần được kiểm soát?

6257Total views
Listen to article
play!
Tai sao SEC, CFTC hoac FTC can kiem tra cac tweet cua Elon Musk? - anh 1
Tại sao SEC, CFTC hoặc FTC cần kiểm tra các tweet của Elon Musk. Nguồn: Cointelegraph.

Đây không phải là lần đầu tiên những dòng tweet “vu vơ” của Elon Musk gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng trong thị trường tài chính. Khác là lần này là thị trường tiền mã hóa .

Powers On là một chuyên mục quan điểm hàng tháng của Marc Powers, người đã dành phần lớn sự nghiệp pháp lý trong 40 năm của mình để giải quyết các vụ việc phức tạp liên quan đến chứng khoán ở Hoa Kỳ sau thời gian làm việc với SEC. Ông ấy hiện là giáo sư trợ giảng tại Đại học Luật Đại học Quốc tế Florida, nơi ông ấy giảng dạy một khóa học về “Blockchain, tiền mã hóa và các cân nhắc về quy định”.

Vài tuần qua là quãng thời gian đầy náo động, đặc biệt là đối với những người mới tham gia vào thị trường tiền mã hóa. Đầu tiên, vào ngày 8/5, Elon Musk, CEO của Tesla, là người tổ chức chương trình Saturday Night Live (SNL), đã quảng cáo đồng Dogecoin (DOGE) vốn được xem như là một loại tiền điện tử có tính đầu cơ cao, dễ bay hơi, là một mô hình kinh doanh có ý nghĩa chứ không phải là một meme như cách mà chúng ta vẫn nghĩ. Sau đó, vài ngày sau, trong một đoạn tweet khác, Elon Musk đã thẳng thắn bác bỏ Bitcoin (BTC), tuyên bố rằng Tesla sẽ không còn cho phép người dùng mua xe điện của mình bằng BTC nữa như đã tuyên bố trước đó nữa. Nguyên nhân được Elon Musk đưa ra là vì việc khai thác Bitcoin sử dụng nhiều năng lượng hóa thạch dẫn đến không thân thiện với môi trường.

Tất nhiên, đây có lẽ chỉ là một nửa sự thật. Vì theo một nghiên cứu mới đây của Galaxy Digital, ngành tài chính truyền thống hiện tại được báo cáo sử dụng gấp đôi lượng năng lượng so với việc khai thác Bitcoin. Theo nghiên cứu mới nhất của the Cambridge Centre for Alternative Finance, ngành công nghiệp tiền mã hóa cũng tiến gần đến việc có 40% hoạt động khai thác Bitcoin được cung cấp bởi các nguồn năng lượng tái tạo. Và theo người sáng lập Skybridge Capital, Anthony Scaramucci, tương lai của khai thác bitcoin là năng lượng tái tạo.

Vấn đề năng lượng như một mục đích chính trị?

Ngoài ra, việc phó mặc cho The New York Times dẫn đến việc không bao giờ để sự thật có thể cản trở việc thúc đẩy mục đích chính trị của riêng nó. Sự thật có thể chống lại hầu hết bất cứ điều gì có lợi cho tầng lớp trung – thượng lưu, liên quan đến chủ nghĩa tư bản và đầu tư mà không thúc đẩy các ý nghĩa tự do của nó. Và những người giàu có tại New York Times đã xuất bản không dưới bốn bài báo về mức tiêu thụ năng lượng của BTC, bao gồm một bài báo vào tháng 1/2018 của phóng viên Nathaniel Popper, sau đó là bài báo khác vào tháng 2/2018 của Binyamin Appelbaum và sau đó là một bài báo khác nữa vào tháng 3/2021 của Andrew Ross Sorkin. Gần đây nhất, The New York Times đã xuất bản bài báo thứ tư vào ngày 14/4 của Hiroko Tabuchi về lượng năng lượng tiêu thụ khổng lồ và lượng khí thải carbon do Bitcoin gây ra.

Tuy nhiên, trong một bài vào của Harvard Business Review xuất bản ngày 5/5 bởi Nic Carter của Castle Island Ventures đã bác bỏ hoàn toàn những “sự thật được tô vẽ” trong một báo cáo năm 2018 vốn được nhiều người ủng hộ trước đó. Có một sự trùng hợp đến ngẫu nhiên là hai trong số các bài báo của NYT đã được xuất bản vào đầu năm 2018 và hai bài báo vào đầu năm 2021, đây đều là khoảng thời gian khi giá BTC đang tăng. The Grey Lady chỉ đơn thuần là báo cáo tin tức hay đang có ý ngầm thúc đẩy một mục đích chính trị nói riêng khi đưa ra những lo ngại về môi trường có liên quan đến tài sản kỹ thuật số và sự phản đối nhiều triệu phú tiền mã hóa từ việc sở hữu BTC?

Sau đó, vào ngày 19/5, giá của Bitcoin (BTC), Ether (ETH) và hầu hết các loại tiền mã hóa đã giảm phần lớn giá trị. Bây giờ, đối với những người trong thị trường này từ trước năm 2018, họ hiểu rằng sự biến động giá lớn như vậy không có gì mới đối với tiền mã hóa. Thật vậy, chỉ riêng trong năm 2017, BTC đã giảm hơn 30% nhiều lần trong năm đó (ít nhất là 6 lần). Nó đã giảm hơn 50% vài lần trong 10 năm qua. Mặc dù rất khó chịu, nhưng đó là cái giá mà người ta phải trả cho công nghệ blockchain chưa trưởng thành này. Từ góc độ đầu tư lợi nhuận lớn, sẽ luôn đi kèm với rủi ro cao.

Hơn nữa, điều đáng chú ý là bất kỳ ai đã mua BTC từ bất kỳ khoảng thời gian nào trước Lễ Tạ ơn 2020 đến nay vẫn có lợi nhuận hơn 100%, ngay cả khi giá BTC khoảng 40.000 USD. Thậm chí, ngay cả khi giá giảm khoảng một nửa trong những ngày, tuần hoặc tháng tới từ mức đó xuống còn 20.000 USD, vẫn không có một nhà đầu tư nào nắm giữ loại tài sản này từ đó cho đến ngày hôm nay có thể bị mất một xu.

Và điều gì xảy ra với các lệnh cấm đối với tiền mã hóa?

Ngoài những dòng tweet của Elon Musk về việc Tesla không còn chấp nhận BTC, một nguyên nhân khác được suy đoán là do Trung Quốc đàn áp giao dịch tiền mã hóa trong nước. Tuy nhiên, đối với những người đã ở lâu trong thị trường này, họ biết đây không phải là cuộc đàn áp đầu tiên kiểu này của quốc gia đó. Quan trọng hơn, họ biết mọi nỗ lực trước đó đều thất bại.

Ngày càng có nhiều người ở Trung Quốc và các nơi khác sở hữu tài sản kỹ thuật số, với con số vượt qua 105 triệu trên toàn thế giới tính đến tháng 2/2021, bất chấp những nỗ lực của chính phủ nhằm hạn chế, quản lý hoặc cấm chúng. Điều này có thể xảy ra bởi vì có nhiều quốc gia, như Trung Quốc, Hy Lạp, Venezuela và các lục địa như châu Phi mà người dân không hoàn toàn tin tưởng vào chính phủ hoặc thể chế của họ. Hoặc tiền tệ fiat của họ đã bị mất giá do lạm phát tràn lan, chính phủ của họ đang đàn áp người dân, cấm họ chuyển tài sản ra ngoài biên giới hoặc công dân lo lắng chính phủ có thể “quốc hữu hóa” tài sản trong ngân hàng của họ như cách Hy Lạp đã thực hiện vào những năm 2014 – 2016 sau cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua.

Cũng có khoảng 1,7 tỷ người trên thế giới không hoặc chưa có quyền truy cập vào tài khoản ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính, nơi họ có thể duy trì khoản tiết kiệm ổn định hoặc tham gia vào các giao dịch tài chính và thương mại. Hệ thống ngang hàng (P2P) được kích hoạt nhờ sự phát minh ra Bitcoin vào tháng 10/2008 đã cho phép điều đó. Tất cả những gì bạn cần bây giờ là một chiếc điện thoại thông minh, chỉ đơn giản vậy thôi.

Ngay sau khi sự sụt giảm lớn bắt đầu vào đầu ngày 19/5, JPMorgan Chase đã thể hiện đúng “bản chất” của nó. Hãy nhớ rằng, chính chủ tịch của JPMorgan, Jamie Dimon, người đã nổi tiếng cách đây vài năm đã lên tiếng cáo buộc rằng BTC là một trò gian lận. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại thì JPMorgan đã và đang phát triển đồng tiền kỹ thuật số của riêng mình, JPM Coin. Khi giá đi xuống, JPMorgan một lần nữa làm khuấy đảo loại tài sản này. Ngoài ra, người ta gần như có thể cảm nhận được mức độ ảnh hưởng của một số phương tiện truyền thông truyền thống khi đưa tin về sự sụt giảm giá vào ngày hôm đó.

Quay lại câu chuyện với Elon Musk

Điều chúng ta nên thực sự tập trung ở đây là Elon Musk và những dòng tweet “vu vơ” của anh ấy. Bởi vì anh ấy làm điều đó thường xuyên và ở góc độ cá nhân, nó không chỉ gây tổn hại cho thị trường tài sản kỹ thuật số mà còn có thể khiến một số người theo dõi Twitter của anh ấy mất hàng triệu USD tiền đầu tư.

Nhiều người trong số các bạn có thể đã biết hoặc sẽ ngạc nhiên khi biết rằng Elon Musk đã bị Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) buộc tội gian lận vào tháng 9/2018 vì đã phát hành các tweet sai sự thật và gây hiểu lầm. Cụ thể, SEC cáo buộc anh ta đã “sai sự thật và gây hiểu lầm” khi tuyên bố trong các tweet rằng Tesla đã đảm bảo nguồn vốn để đưa công ty trở thành tư nhân ở mức 420 USD/cổ phiếu. Tesla cũng bị kiện vì không có biện pháp kiểm soát tiết lộ thông tin phù hợp để đảm bảo rằng Elon Musk, khi đó là Chủ tịch kiêm CEO của Tesla, không gây hiểu lầm cho các cổ đông Tesla và công chúng đầu tư.

Tesla và Elon Musk đã đồng ý nộp phạt tổng cộng 40 triệu USD và phải thuê hai giám đốc độc lập và một cố vấn chứng khoán để xem xét trước tất cả các tweet của Elon Musk liên quan đến Tesla để đảm bảo rằng mọi thông tin quan trọng được coi là tài liệu, sẽ được phê duyệt trước về tính chính xác.

Mặc dù thỏa thuận của SEC này đã được tòa án phê duyệt vào tháng 10/2018, nhưng Elon Musk vẫn tiếp tục đăng tweet vào năm 2019. Và theo SEC những tweet này dường như không có sự xem xét và phê duyệt trước của ủy ban quản trị và cố vấn chứng khoán mới của Tesla. Do đó, SEC đã đưa ra một kiến ​​nghị giữ anh ta lại vì đã vi phạm bản án mà anh ta đã ký chỉ sáu tháng trước đó. Elon Musk tuyên bố rằng thông tin mới được tweet không phải là “tài liệu” và trong mọi trường hợp, nó được bảo vệ bởi quyền của Tu chính án (First Amendment rights) đầu tiên của mình. Vụ việc đó cũng đã được giải quyết, với việc sửa đổi phán quyết để xác định cụ thể chín loại thông tin liên quan đến Tesla mà Elon Musk phải nhận được sự chấp thuận trước trước khi đưa ra một tweet bất kỳ nào.

Vào tháng 3/2021, một vụ kiện của Delaware, một lần nữa cáo buộc Musk vi phạm thỏa thuận của SEC và các nghĩa vụ ủy thác của anh ấy bởi “những dòng tweet thất thường”. Cũng đã hơn hai năm rưỡi kể từ khi Tesla và Elon Musk trả khoản phạt tập thể 40 triệu USD, tuy nhiên, vẫn chưa có kế hoạch cụ thể của Quỹ SOX Fair Fund được tòa án phê duyệt trong hành động của SEC để trả tiền cho các cổ đông của Tesla, những người được xem là đã bị tổn hại về tài chính bởi những dòng tweet có chủ đích của Elon Musk. 

Vì vậy, với việc Musk thường xuyên tweet về Bitcoin, Dogecoin và các loại tiền mã hóa khác, người ta có thể đặt câu hỏi chính xác: Liệu SEC, Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (đối với hàng hóa như BTC) hay Ủy ban Thương mại Liên bang có đang lắng nghe điều này? Hay đúng hơn về mặt kỹ thuật, họ có đang đọc? Có bất kỳ dòng tweet nào trong số hàng trăm tweet của anh ấy về những chủ đề này và các chủ đề khác có khả năng vi phạm phán quyết đã được SEC sửa đổi và anh ấy đã đồng ý không? Có bất kỳ dòng tweet nào liên quan đến tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của Tesla có thể gây hiểu lầm hoặc không trải qua quy trình phê duyệt trước đã thỏa thuận không? Musk có một số lợi ích cá nhân hoặc doanh nghiệp không được tiết lộ trong việc loại bỏ BTC và quảng cáo DOGE không? Các tweet của anh ấy có chứa những gì một số người sẽ coi là đầu cơ giá của Dogecoin và các loại tiền điện tử khác và chúng có vi phạm luật chứng khoán, hàng hóa, người tiêu dùng hoặc các luật khác không?

Từ quan điểm của FTC, một trong những mối quan tâm của FTC là hành vi gian lận của người tiêu dùng. Nó và SEC đã giải quyết trong các thông báo công khai về ảnh hưởng quá lớn của những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội và những người nổi tiếng. Vào tháng 11/2019, FTC đã ban hành hướng dẫn để nhắc nhở những người có ảnh hưởng rằng nếu họ đang nhận được bất kỳ hình thức tưởng thưởng nào cho việc giới thiệu sản phẩm của họ, thì điều đó cần phải được tiết lộ. SEC đã kiện một số người nổi tiếng, bao gồm Floyd Mayweather và DJ Khaled, vì đã nhận khoản tưởng thưởng không được tiết lộ cho việc quảng cáo tiền mã hóa. Có lẽ đã đến lúc chính phủ nên xem xét lại Elon Musk và những dòng tweet của anh ấy?

Tin tức tiền mã hóa 24/7
Thảo luận về tiền mã hóa tại đây
Xem thêm
articles