Themis là gì? Tìm hiểu thông tin chi tiết về dự án Themis

Themis là giao thức cho vay đa chuỗi, cho phép người dùng vay và cho vay bằng cả token và LP token. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu dự án Themis.

5034Total views
Themis la gi? Tim hieu thong tin chi tiet ve du an Themis - anh 1
Themis là gì? Tìm hiểu thông tin chi tiết về dự án Themis

Themis là gì?

Themis là một giao thức cho vay ngang hàng được tích hợp công nghệ đa chuỗi cho phép người dùng vay và cho vay bằng cả token và LP token. Đáng chú ý là dự án sử dụng Chainlink làm nguồn cung cấp dữ liệu giá theo thời gian thực.

Themis la gi? Tim hieu thong tin chi tiet ve du an Themis - anh 2

Đối tượng người dùng trên Themis

Lender (Người cho vay): Họ sẽ nạp tài sản (token) vào nền tảng Themis và mint 1 lượng tToken theo tỉ lệ 1:1 đại diện cho số lượng tài sản người dùng trong nền tảng. Số tToken này sẽ tăng dần theo thời gian và người dùng có thể chuyển đổi tToken về số dư ban đầu bất kỳ lúc nào. Sau khi chuyển đổi, toàn bộ lượng tToken bị đốt.

Borrower (Người đi vay): Họ sẽ cung cấp tài sản thế chấp (token hoặc LP token) để vay về 1 lượng tài sản tương ứng. Sau đó, dự án sẽ mint 1 lượng sToken hoặc vToken theo tỉ lệ 1:1 đại diện cho khoản nợ mà người dùng phải trả nền tảng. Tương tự, số lượng s/vToken này cũng tăng dần theo thời gian, sau khi người đi vay trả hết khoản nợ và tiền lãi thì họ sẽ nhận lại tài sản thế chấp ban đầu. Khi đó toàn bộ lượng s/vToken cũng sẽ bị đốt.

Themis la gi? Tim hieu thong tin chi tiet ve du an Themis - anh 3

Các loại tài sản trên Themis

 Tài sản trên Themis gồm hai loại như sau:

  • M0: Đại diện cho lượng tài sản thế chấp thanh khoản cao.
  • M1: Đại diện cho các tài sản thế chấp là các LP token.

Người cho vay có thể trao tài sản cho một trong hai nhóm. Cung cấp thanh khoản với M1 sẽ mang lại cho bạn mức lợi nhuận APY cao hơn.

Nếu khoản vay của người vay vượt quá 80% giá trị tài sản thế chấp, tài sản sẽ được thanh lý. Themis có thể được chia thành hai tình huống như sau:

  • Đối với tài sản M0: Người thanh lý hoàn trả một phần hoặc toàn bộ khoản nợ, đổi lại họ sẽ nhận được tiền thưởng thanh lý. Họ có thể chọn nhận số lượng tToken tương ứng, thay vì tài sản cơ bản.
  • Đối với tài sản M1: Trong trường hợp này sẽ không có tiền thưởng thanh lý, người thanh lý phải hoàn trả toàn bộ khoản nợ để nhận tài sản thế chấp với giá chiết khấu.

Sự khác biệt của Themis

Điểm khác biệt của Themis nằm ở tính năng E-mode, giúp người dùng tối đa hóa hiệu suất sử dụng vốn khi giá trị của tài sản thế chấp và tài sản vay tương quan với nhau.  E-mode chỉ hỗ trợ cho người dùng mượn những tài sản cùng loại (ví dụ: stablecoin). Tuy nhiên tính năng này sẽ không hạn chế việc sử dụng các tài sản khác làm tài sản thế chấp.

Đội ngũ phát triển

Hiện tại dự án Themis không tiết lộ thông tin của đội ngũ phát triển. Đội ngũ Coinvn sẽ cập nhật thông tin này sau khi dự án công bố. 

Nhà đầu tư

Vào ngày 09/11/2021, Themis đã huy động thành công 2 triệu USD từ các nhà đầu tư: NFX, Dao Maker, LD Capital…

Tokenomics

TMS là token quản trị của giao thức Themis Protocol. Chủ sở hữu TMS có thể tạo đề xuất quản trị mới, đề xuất này có thể được bình chọn bởi chủ sở hữu TMS và stkTMS – token TMS đã stake.

TMS được thiết kế để nắm bắt một phần doanh thu của giao thức Themis. Dự án sẽ  phân phối phí giao thức bằng cách sử dụng 80% doanh thu giao thức để mua TMS và đưa vào pool phần thưởng TMS đã staking.

Token stkTMS cũng được sử dụng làm động lực thúc đẩy giới hạn nguồn cung và nhu cầu vay. Giao thức phân phối token stkTMS cho nhà cung cấp, người vay, tỷ lệ thuận với số lượng tTokens và s/vTokens.

TMS thu phí giao thức được tạo ra từ Themis, khoảng 5% – 25% tiền lãi được hoàn trả từ người vay sẽ được dành làm doanh thu giao thức và mua TMS gửi vào pool phần thưởng staking.

Themis la gi? Tim hieu thong tin chi tiet ve du an Themis - anh 4

Tổng kết

Trên đây là một số thông tin cơ bản về giao thức cho vay đa chuỗi Themis và token TMS. Hiện tại thông tin về dự án vẫn còn khá sơ sài vì đây là một dự án khá mới. Nếu như bạn quan tâm đến dự này thì có thể theo dõi thêm các trang mạng xã hội dưới đây:

Website | Twitter | Medium | Discord