Stablecoin là gì? Ưu và nhược điểm của Stablecoin

Stablecoin là loại tiền mã hoá với nỗ lực cố định giá trị thị trường của chúng với một số tham chiếu bên ngoài như USD hay vàng.

12818Total views
Stablecoin la gi? Uu va nhuoc diem cua Stablecoin - anh 1
Stablecoin là gì? Ưu và nhược điểm của Stablecoin

Stablecoin không chỉ mang đến nhiều lợi ích mà các loại tiền mã hoá khác cung cấp, Stablecoin còn có một điểm khác biệt cơ bản là chúng ổn định, giống như tên gọi của chúng vậy.

Trên thị trường, khi giá của tài sản mà nhà đầu tư nắm giữ đang dao động dữ dội, việc có tùy chọn “lưu trữ” giá trị của quỹ mà có thể loại trừ biến động là vô cùng cần thiết. Tùy chọn này không chỉ giới hạn là dành cho các nhà giao dịch tiền mã hoá mà còn mở rộng tới các nhà đầu tư cá nhân chấp nhận tiền mã hoá mà không cần phải lo lắng về biến động giá cả.

Trong hầu hết các trường hợp, các Stablecoin được gắn với một loại tiền tệ Fiat được sử dụng rộng rãi như USD hoặc EUR. Một số được gắn với hàng hóa, chẳng hạn như vàng.

Stablecoin được sử dụng để làm gì?

Đối với nhiều nhà giao dịch tiền mã hoá, Stablecoin đóng vai trò như một chiếc phao cứu sinh để giải cứu khi họ muốn bảo vệ danh mục đầu tư tiền mã hoá của mình mà không cần rút tiền mặt cho Fiat. Điều này rất hiệu quả, đặc biệt là trong thị trường gấu hoặc để giữ lợi nhuận giá trị Fiat. Bởi vì, rốt cuộc thì tiền tệ hàng ngày của thế giới vẫn là Fiat, chứ không phải Bitcoin.

Stablecoin cũng có khả năng trở thành một thành phần quan trọng trong nền tài chính phi tập trung (DeFi). DeFi là một giải pháp thay thế cho các hệ thống tài chính hiện có, với một hệ thống được xây dựng trên các blockchain công khai.

Quan niệm này gần đây đã trở nên phổ biến và có sự gia tăng rất lớn các dự án phát triển những sản phẩm hấp dẫn, chẳng hạn như cho vay ngang hàng. Nếu DeFi phát triển, các Stablecoin chắc chắn sẽ đóng một vai trò quan trọng bởi mọi người sẽ cần một phương tiện giao dịch với nhau vừa không có biến động , vừa không làm mất đi lợi ích của tiền mã hoá. 

Stablecoin la gi? Uu va nhuoc diem cua Stablecoin - anh 2

Stablecoin thương mại: Từ JPM Coin sang Libra

Stablecoin gần đây đã nhận được sự chú ý của các phương tiện truyền thông đại chúng, các công ty lớn và thậm chí các tổ chức tài chính chuyên sâu hơn. Các tổ chức ngân hàng hàng đầu đang kiểm tra và tiến hành việc tạo ra các Stablecoin kỹ thuật số của riêng họ. Một ví dụ là JPM Coin của JP Morgan.

Trong nửa cuối năm 2019, Facebook – gã khổng lồ công nghệ đã công bố về dự án mang tính cách mạng của mình là Libra, theo như ý tưởng được quảng cáo, dự án được cho là sẽ được gắn với một loạt tiền tệ Fiat và một số tài sản khác.

Không dừng lại ở đó, ngay cả các chính phủ và ngân hàng trung ương cũng bắt đầu xem xét ý tưởng về Stablecoin. Cựu chủ tịch của Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai Hoa Kỳ (CFTC) đã khởi xướng sáng kiến tạo ra “Đô la kỹ thuật số”. Bên cạnh đó, một tài liệu dự thảo từ Liên minh châu Âu đề cập rằng họ cũng đang xem xét đến việc tạo ra một loại tiền ổn định mới. 

Và mới đây nhất là chủ tịch Fed cho biết CBDC (tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung Ương) và Stablecoin của Mỹ có thể cùng tồn tại. Jerome Powell – chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang – dường như đã đi ngược lại một trong những quan điểm trước đây của mình về mối quan hệ giữa CBDC và Stablecoin. Trước Quốc hội Hoa Kỳ, ông gợi ý rằng cả hai có thể cùng tồn tại, mà không cần cái trước thay thế cái sau. Bên cạnh đó, cũng xuất hiện các câu hỏi khác về tiện ích thực tế của các Stablecoin do tư nhân phát hành nếu CBDC tồn tại. Tuy nhiên, việc phát hành CBDC dường như vẫn còn là một chặng đường dài.

Ba loại Stablecoin

Stablecoin tập trung được hỗ trợ bởi Fiat

Stablecoin này được hỗ trợ 1:1 bằng tiền tệ Fiat, được lưu trữ trong tài khoản ngân hàng. Ví dụ: Tether (USDT), USD Coin (USDC), Gemini USD (GUSD)… Chúng mang tính tập trung vì chúng được khởi động và điều hành bởi một tổ chức trung tâm, có thể là công ty, ngân hàng hoặc thậm chí là chính phủ.

Stablecoin phi tập trung được hỗ trợ bởi tiền mã hoá

Đây là một loại Stablecoin tương đối mới, không có nhà điều hành trung tâm nhưng được điều chỉnh bởi sự đồng thuận của những người dùng tham gia vào mạng lưới.

Một ví dụ ở đây là Stablecoin của Maker DAO – DAI. Người dùng có thể khóa một lượng tiền mã hoá nhất định, chẳng hạn như Ethers, làm tài sản thế chấp để vay DAI, được gắn với USD.

Stablecoin thuật toán phi tập trung

Stablecoin này vẫn còn tương đối mới. Chúng không có bất kỳ tài sản thế chấp nào hỗ trợ hệ thống của mình và dựa vào các thuật toán để lấy giá nhằm duy trì ổn định. 

Stablecoin phổ biến nhất theo vốn hóa thị trường

Mặc dù có khá nhiều Stablecoin khác nhau đang tồn tại, một số đó nổi bật về cách sử dụng và khối lượng tổng thể.

Tether (USDT)

Kể từ khi được thành lập vào năm 2014, Tether (USDT) chắc chắn là cái tên nổi bật dẫn đầu thị trường khi nói đến Stablecoin. Tether chuyển đổi tiền mặt thành tiền kỹ thuật số, cố định giá của nó với USD theo tỷ lệ 1:1. Trên trang web chính thức của Tether, “mọi Tether luôn được hỗ trợ 100% bằng nguồn dự trữ của công ty”. Những khoản dự trữ đó bao gồm tiền tệ Fiat truyền thống và các khoản tương đương tiền.

USDT được điều hành bởi Tether Limited, có liên kết chặt chẽ với iFinex – công ty mẹ của sàn giao dịch phổ biến Bitfinex. Việc này đã gây ra rất nhiều tranh cãi cho các Stablecoin. Trên thực tế, vào năm 2017, CFTC đã gửi trát đòi hầu tòa cả Tether và Bitfinex, với lý do có thể là sự thiếu kiểm tra bảo mật, cũng như cáo buộc thao túng giá Bitcoin. 

  • Giá hiện tại: 1 USD
  • Vốn hoá thị trường: 78.645.335.686 USD
  • Ngày ra mắt: 11/2014
  • Được ra mắt bởi: Tether Limited, British Virgin Islands
  • Blockchain: Omni, Ethereum, Tron, EOS và Liquid
  • Thông tin chi tiết: Tether Website
Stablecoin la gi? Uu va nhuoc diem cua Stablecoin - anh 3
Lịch sử các vụ bê bối của Tether 

USD Coin (USDC)

USD Coin (USDC) là một Stablecoin được phát hành bởi sàn giao dịch tiền mã hoá Hoa Kỳ là Coinbase, cùng với trading desk và OTC – Circle. Nó được thiết kế chốt với USD theo tỷ lệ 1:1. Một điều thú vị là Coinbase thưởng cho khách hàng của mình khi giữ USDC trên tài khoản trao đổi của họ.

Theo trang web chính thức của Coinbase, mỗi USDC được hỗ trợ bởi 1 USD, được giữ trên tài khoản ngân hàng.

Tiền mã hoá được cung cấp bởi blockchain Ethereum, dưới dạng token ERC-20. Điều này có nghĩa là người dùng có thể lưu trữ nó trên các ví tương thích, chẳng hạn như MyEtherWallet và MyCrypto. 

  • Giá hiện tại: 1 USD
  • Vốn hoá thị trường: 44.592.047.216 USD
  • Ngày ra mắt: 10/2018
  • Được ra mắt bởi: Coinbase, Circle
  • Blockchain: Ethereum
  • Thông tin chi tiết: USDC Website

TrueUSD (TUSD)

TUSD là một Stablecoin khác xây dựng theo tiêu chuẩn ERC-20, cũng được chốt với USD theo tỷ lệ 1:1. Theo trang web chính thức của mình, TUSD được hỗ trợ bởi hơn 70 sàn giao dịch trên khắp thế giới, bao gồm cả những sàn giao dịch lớn.

Nhà phát hành TrueUSD cũng đã phát hành các loại tiền ổn định khác được gắn với các đồng tiền khác, bao gồm TrueGBP, TrueAUD, TrueCAD và TrueHKD. 

  • Giá hiện tại: 1 USD
  • Vốn hoá thị trường: 1.420.120.445 USD
  • Ngày ra mắt: 01/2018
  • Được ra mắt bởi: TrueCoin LLC
  • Blockchain: Ethereum
  • Thông tin chi tiết: TUSD Website

Dai (DAI)

DAI khác với các loại Stablecoin còn lại trong danh sách này. Trong khi giá trị của nó được cố định với USD theo tỷ lệ 1:1, sự khác biệt chính là nó phi tập trung.

DAI không được quản lý hoặc được cấp bởi một cơ quan trung ương, hoặc như trong hầu hết các trường hợp ở đây, bởi một công ty tập trung. Thay vào đó, DAI được quản lý bởi một cộng đồng phi tập trung gồm những người sở hữu token MKR. Những chủ sở hữu này kiểm soát giao thức Maker – hợp đồng thông minh đằng sau Stablecoin DAI.

Điều này đi kèm với rất nhiều lợi ích. Lần đầu tiên trên thị trường, người dùng sẽ không phải lo lắng về việc có công ty kiểm soát nguồn cung cấp Stablecoin. DAI cũng không thay đổi, chống kiểm duyệt và hoàn toàn minh bạch theo thiết kế được lập trình sẵn.

Hơn nữa, Maker đang hoạt động cho một trong những lĩnh vực mới nổi khi nhắc đến tiền mã hoá và công nghệ vận hành trên blockchain, đó là tài chính phi tập trung (DeFi).

Mối đe dọa chính tới các Stablecoin phi tập trung, chẳng hạn như DAI, là khả năng bị xâm nhập vào hợp đồng thông minh. Trong trường hợp như vậy, sẽ không có bản sao lưu vật lý của các DAI. 

  • Giá hiện tại: 1 USD
  • Vốn hoá thị trường: 9.049.091.671 USD
  • Ngày ra mắt: 12/2017
  • Được ra mắt bởi: Maker Ecosystem Growth Holdings, Inc.
  • Blockchain: Ethereum
  • Thông tin chi tiết: Maker DAO Website

Binance USD (BUSD)

Binance USD (BUSD) là Stablecoin hình thành từ sự hợp tác giữa sàn giao dịch tiền mã hoá hàng đầu là Binance và Paxos. Nó đã nhận được sự chấp thuận của Bộ Dịch vụ Tài chính Bang New York (NYDFS) và nó đã được cung cấp để giao dịch từ năm 2019. 

  • Giá hiện tại: 1 USD
  • Vốn hoá thị trường: 14.180.451.913 USD
  • Ngày ra mắt: 09/2019
  • Được ra mắt bởi: Binance, Paxos
  • Blockchain: Ethereum
  • Thông tin chi tiết: GUSD Website

Tại sao Stablecoin sẽ thay đổi thế giới? 

Do bản chất kỹ thuật số, Stablecoin đi kèm với một loạt lợi ích khác nhau, có thể lập trình và xây dựng dựa trên blockchain của chúng. Ngoài việc chúng an toàn vì có chốt và ổn định, một số lợi thế khác bao gồm: 

Thanh toán không biên giới

Cũng giống như Bitcoin, Stablecoin cũng có thể được gửi qua Internet mà không chịu ảnh hưởng bởi quốc gia, ngân hàng hoặc bất kỳ loại hình trung gian nào. Các giao dịch là trực tiếp và bất biến. Chúng không thể bị chặn hoặc kiểm duyệt vì chúng được thực hiện trên blockchain.

Phí thấp

Việc không có các bên trung gian và tính chất ngang hàng của Stablecoin cũng làm cho các giao dịch rẻ hơn rất nhiều so với các giao dịch truyền thống của các quỹ.

Không giống như chuyển khoản ngân hàng thông thường hoặc thanh toán bằng thẻ tín dụng, sẽ ngay lập tức tính cho người dùng một khoản phí và hoa hồng nhất định, các giao dịch được thực hiện với Stablecoin phải chịu một khoản chi phí tối thiểu.

Giao dịch nhanh hơn

Các giao dịch trên blockchain nhanh hơn rất nhiều so với các giao dịch truyền thống. Lý do cho điều này là vì các quy trình xác minh và chống rửa tiền (AML), nhưng có lẽ một điều quan trọng là không có trung gian và thời gian chờ đợi. Ngay sau khi giao dịch được bắt đầu, thường mất vài phút để tiền đến tài khoản của người nhận.

Minh bạch

Các giao dịch Stablecoin được thực hiện trên các blockchain công khai. Người dùng có thể theo dõi từng giao dịch, bất kể họ có bắt đầu hay không. Điều này là không thể nếu thanh toán truyền thống, đồng thời, giao dịch Stablecoin cung cấp sự minh bạch rất cần thiết mà nhiều người đang tìm kiếm.

Không có biến động

Stablecoin giống như tên gọi của mình – không biến động. Đây là một lợi ích đáng kể cho những người tìm kiếm các lựa chọn thay thế an toàn cho Bitcoin và các loại tiền mã hoá khác khi gửi và nhận tiền. 

Điểm yếu của Stablecoin

Tập trung hóa

Phần lớn các Stablecoin liên quan đến một tổ chức cá nhân. Điều này có nghĩa là Stablecoin, mặc dù được phân cấp riêng, nhưng lại thuộc sở hữu bởi một bên duy nhất kiểm soát việc phát hành và cung cấp tiền đúc.

Điều này hoàn toàn phản lại bản chất của tiền mã hoá vì về cơ bản, nó tạo ra một hình thức thẩm quyền khác, tương tự như những gì các ngân hàng đang làm hiện nay. Tuy nhiên, không phải tất cả các Stablecoin đều là tập trung (DAI như đã đề cập ở trên là loại Stablecoin phi tập trung).

Phụ thuộc vào thị trường tài chính truyền thống

Một trong những ý tưởng chính đằng sau tiền mã hoá là xử lý những thách thức mà thị trường tài chính truyền thống gặp phải. Trong khí đó, Stablecoin thường được gắn với tiền tệ Fiat, làm cho giá trị của chúng phụ thuộc vào điều kiện hiện tại của nền kinh tế toàn cầu, cũng như chịu lạm phát.

Không được kiểm soát

Việc thiếu quy định trong lĩnh vực Crypto này là điều mà tất cả các loại tiền mã hoá đều mắc phải, Stablecoin cũng không ngoại lệ. Do đó, còn một chặng đường dài để Stablecoin phát triển thành những gì được kỳ vọng và hoạt động như một phương tiện giao dịch.   

Tổng kết

Không có nghi ngờ gì về việc các Stablecoin đóng một vai trò quan trọng trong không gian tiền mã hoá. Chúng cung cấp cầu nối giữa thế giới thực của tiền pháp định và tiền mã hoá, cũng như là nơi lưu trữ cho các nhà đầu tư và thương nhân để tạm thời thoát khỏi sự biến động lớn của thị trường tiền mã hoá.

Tuy nhiên, nhiều người lo lắng rằng người dùng tiền mã hoá quá phụ thuộc vào các đồng tiền ổn định. Sự vắng mặt của loại tiền này hoặc có khả năng xảy ra sự cố của Tether hoặc bất kỳ đồng ổn định hàng đầu nào khác có thể dẫn đến thiệt hại cho không gian tiền mã hoá nhiều hơn bất kỳ sự cố hack hoặc câu chuyện FUD nào có thể gây ra .

Cuối cùng, nếu các Stablecoin vẫn là một tiêu điểm trong không gian tiền mã hoá, cách tốt nhất để vận hành chúng là theo một khuôn khổ tuân thủ quy định, vẫn cho phép đáng kể mức độ phi tập trung và khả năng chống kiểm duyệt.