Xu hướng tích lũy Bitcoin có thể tạo ra một đợt “bơm kép” giống năm 2013

Đợt bán tháo ngày 19/5 vẫn không có nhiều tác động đến những người nắm giữ, tích lũy Bitcoin trong dài hạn.

5933Total views
Listen to article
play!
Xu huong tich luy Bitcoin co the tao ra mot dot “bom kep” giong nam 2013 - anh 1
Xu hướng tích lũy Bitcoin có thể tạo ra một đợt “bơm kép” giống năm 2013. Nguồn: Cointelegraph.

Dựa trên dữ liệu Glassnode cho thấy sự kiện bán tháo diễn ra vào ngày 19/5 vừa qua khiến giá Bitcoin (BTC) giảm từ mức 65.000 USD xuống còn 30.000 USD dường như không tác động nhiều đến những người nắm giữ và tích lũy Bitcoin dài hạn. Bằng chứng là các ví có thời gian lưu trữ lâu dài không có nhiều dấu hiệu bán ra trong thời điểm này.

Dữ liệu từ Glassnode cũng cho thấy lượng Bitcoin được giữ trong các ví ít giao dịch gia tăng đột biến khi giá Bitcoin giảm. Ngoài ra, các thợ đào (miner) cũng đang gia tăng tích lũy Bitcoin trong thời điểm này. Điều này cho thấy nguồn cung BTC có dấu hiệu giảm trong những phiên gần đây.

Xu huong tich luy Bitcoin co the tao ra mot dot “bom kep” giong nam 2013 - anh 2
Biểu đồ về nguồn cung Bitcoin. Nguồn: Glassnode.

Trên thực tế, chính những người nắm giữ Bitcoin ngắn hạn lại là những người bán nhiều nhất trong đợt biến động giá vừa rồi. Họ bán sau khi chỉ nắm giữ BTC trong vòng chưa đầy một tuần. Sự biến động lên xuống liên tục của Bitcoin thời gian qua đã dồn dập tấn công các nhà đầu tư (NĐT) ngắn hạn này. 

Chỉ số biến động giá Bitcoin trong 24 giờ trên TradingView ở vào khoảng 19,7 vào ngày 20/5 sau khi chạm đáy ở mức 1,9 vào ngày 2/4, đánh dấu mức biến động lên đến 936%. Tương đồng với đó là giá BTC cũng đã tăng lên đạt mức cao nhất mọi thời đại gần 65.000 USD trước khi được điều chỉnh giảm về mốc 30.000 USD.

Xu huong tich luy Bitcoin co the tao ra mot dot “bom kep” giong nam 2013 - anh 3
Chỉ số biến động của Bitcoin trong lịch sử. Nguồn: TradingView.

Biến động giá tăng cao là một tín hiệu cho thấy các nhà đầu tư vẫn lo sợ hoặc không chắc chắn về xu hướng tiếp theo của Bitcoin. Các nến ngày trong biểu đồ trên cho thấy sự biến động có dấu hiệu gia tăng. Riêng nến trong phiên hôm Chủ nhật đóng lại ở mức thấp hơn 34% so với phiên trước đó. 

Thời điểm thị trường có lợi nhuận

Glassnode đã đưa ra những số liệu cho thấy những người nắm giữ dài hạn dường như đã nhận ra tỷ lệ lãi hoặc lỗ (PnL) cho khoản đầu tư của họ vào một thời điểm nào đó. Glassnode cũng đưa ra số liệu để xác định mốc thời điểm khi nào việc tiếp tục nắm giữ, tích lũy Bitcoin với họ là bất khả thi. Và chính điều đó giúp những người nắm giữ Bitcoin dài hạn nhận ra được tỷ lệ lãi hay lỗ cho các khoản đầu tư của mình.

Xu huong tich luy Bitcoin co the tao ra mot dot “bom kep” giong nam 2013 - anh 4
Giá BTC điều chỉnh đột ngột khiến cho điểm có lời của nhà đầu tư chưa đạt được. Nguồn: Glassnode.

Các nhà phân tích của Glassnode cho biết: “Chỉ số LTH-NUPL (Net Unrealized PnL) vẫn giữ quanh vùng 0,75. Thông thường, khi chỉ số này trên mức 0,75 là thời điểm tăng giá và thị trường đang cực kỳ hưng phấn. Ngược lại, nếu dưới mức này thì là dấu hiệu của thị trường giá giảm và tương ứng với đó là tỷ lệ hưng phấn cũng giảm đi”.

Trong kịch bản “double pump” vào năm 2013, chỉ số này mới thực sự phục hồi. Nếu LTH (Long Time Holder) tiếp tục thấy lợi nhuận của họ bị giảm đi, điều này cũng có thể tạo ra một nguồn cung mới (overhead supply). Hiểu đơn giản là khi giá liên tục thấp hơn so với mức cao nhất nó đã đạt được trước đó thì các NĐT đã mua ở mức cao sẽ bị thua lỗ. Khi thị trường tăng giá, các NĐT này sẽ bán tài sản của họ và tạo ra một nguồn cung mới. Mặt khác, khi giá tăng cao hơn và nguồn cung bị cắt giảm do các NĐT bắt đáy. Lúc này phần nào sẽ tương tự với kịch bản “double pump” vào năm 2013.

Yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến giá Bitcoin

Yếu tố duy nhất tạo ra sự khác biệt trong việc nắm giữ Bitcoin ở thời điểm hiện tại so với những kịch bản đã diễn ra trước đó là tình trạng thâm hụt vốn trị giá hàng nghìn tỷ USD của chính phủ Hoa Kỳ. Nền kinh tế lớn nhất thế giới này đã trở lại tỷ lệ nợ trên GDP cao nhất kể từ Thế chiến thứ hai. Và hôm thứ Sáu vừa qua, Tổng thống Joe Biden đã công bố một kế hoạch chi tiêu có giá trị lên tới 6 nghìn tỷ USD cho năm 2022. Như vậy, tổng cộng kế hoạch sẽ tăng mức chi tiêu của chính phủ lên 8,2 nghìn tỷ USD mỗi năm vào năm 2031. Nó có nghĩa là thâm hụt tài chính hàng năm vượt qua con số 1,3 nghìn tỷ USD và 1,8 nghìn tỷ USD vào năm 2022.

Nói một cách dễ hiểu là khi dòng tiền được bơm vào thị trường càng nhiều thì tỷ lệ lạm phát càng gia tăng và ngược lại. Lúc này, việc nắm giữ một lượng lớn tiền mặt sẽ là một rủi ro lớn đối với mỗi doanh nghiệp. Do đó, nhu cầu đối với việc sở hữu Bitcoin đã tăng lên trong các nhà đầu tư tổ chức vì họ cho rằng Bitcoin có thể được xem như là hàng rào chống lạm phát. Chỉ với 21 triệu đồng BTC được cung cấp, vô tình khiến cho nó trở thành một kho lưu trữ giá trị lý tưởng so với đồng đô la Mỹ có thể in vô hạn như hiện nay.

Các công ty bao gồm Tesla, Square, MicroStrategy và Ruffer Investments đã thêm Bitcoin vào bảng cân đối kế toán của họ như một sự thay thế cho tiền mặt. Các nhà đầu tư tỷ phú, bao gồm Stan Druckenmiller, Paul Tudor Jones và Mike Novogratz cũng đã phân bổ một phần đáng kể danh mục đầu tư của họ cho Bitcoin.

Tin tức tiền mã hóa 24/7
Thảo luận về tiền mã hóa tại đây
Xem thêm
articles