Apple “chặt” 30% phí hoa hồng, các dự án NFT “tháo chạy” khỏi App Store
Apple hướng đến việc cho phép bán NFT trong các ứng dụng dựa trên NFT có sẵn trên App Store. Đáng nói là Apple buộc thu 30% phí giao dịch tiêu chuẩn đối với tất cả các giao dịch. Điều này đã vấp phải sự phản ứng dữ dội của nhiều công ty NFT.
Sự điều chỉnh gây tranh cãi
Vốn hoá của thị trường của NFT đã bị ảnh hưởng bởi sự biến động của tiền mã hoá. Vì vậy, các công ty trong lĩnh vực này đang tìm một “miếng đất màu mỡ mới” để có thể tiếp cận lượng người dùng lớn hơn. App Store chính là điểm đến thú vị, nhưng hầu hết các dự án sẽ chọn phương án tránh xa.
Theo The Information, Apple hiện đang nhấn mạnh khoản hoa hồng lên tới 30% từ các giao dịch mua NFT trong ứng dụng.
Chính vì điều này đã cản trở công ty khởi nghiệp NFT Magic Eden cung cấp giao dịch trên ứng dụng của App Store, ngay cả sau khi Apple giảm mức hoa hồng xuống còn 15% cho các công ty kiếm được dưới 1 triệu USD/ năm.
Trong trường hợp giao dịch NFT giữa những người dùng, một NFT Marketplace bình thường cũng chỉ mất 2% đến 3% giao dịch. Theo quy định của Apple, các công ty sẽ phải chịu thua lỗ nặng nề cho các thỏa thuận.
Vấn đề chưa dừng lại
Tuy nhiên, khoản phí trên chưa phải là vấn đề duy nhất. Việc mua hàng trong ứng dụng trên App Store phải được thực hiện bằng USD hoặc một loại tiền tệ vật lý khác, chứ Apple không chấp nhận thanh toán bằng tiền mã hoá.
Vì tỷ giá hối đoái tiền mã hoá rất khác nhau, các nhà phát triển không thể chỉ đặt mức tương đương bằng USD.
Arthur Sabintsev từ công ty blockchain Pocket Network, chia sẻ: “Điều này khiến việc định giá nó thực sự khó khăn vì bạn phải lập trình tất cả các giá trị này một cách linh hoạt”.
Sabintsev đã đưa ra một giải pháp là cho phép người dùng mua tiền tệ trong ứng dụng giống như cách mà một số trò chơi làm. Họ mua tiền trong ứng dụng và giao dịch đó thu về cho
Giám đốc điều hành của NFT Marketplalce Rarible, Alexei Falin, cho biết: “Có cảm giác như Apple không thực sự muốn người dùng App Store có thể mua hoặc bán NFT.”
Theo Falin, phải mất vài tháng để đưa ứng dụng Rarible lên App Store, trong khi chỉ tốn vài ngày để mang lên Google Play.
Điều này có nghĩa là, các ứng dụng đang dần được đưa lên cửa hàng, nhưng có vẻ như chúng thường đóng vai trò là nơi giới thiệu cho các dịch vụ của họ. Doanh số bán hàng hoặc giao dịch thực tế đang được chuyển đến một trang web trình duyệt khác, thay vì được thực hiện trong ứng dụng.
Apple cũng từ chối bình luận về những lời chỉ trích khác về NFT trên ứng dụng của mình, mà chỉ hướng đến các quy tắc chung của App Store.