Hiện trạng của Avalanche Quý 1 năm 2022

Quý 1 năm 2022, dù toàn bộ thị trường Crypto đều chịu tác động xấu của thị trường gấu xong mạng Avalanche vẫn tiếp tục phát triển và đạt được nhiều thành tựu nổi bật.

9610Total views
Hien trang cua Avalanche Quy 1 nam 2022 - anh 1
Hiện trạng của Avalanche Quý 1 năm 2022

Tổng quan về mạng lưới Avalanche

Avalanche là một nền tảng hợp đồng thông minh Proof of Stake (PoS) cho các ứng dụng phi tập trung. Trong khi hầu hết các đối thủ cạnh tranh sử dụng cơ chế đồng thuận thuộc hệ Classical hoặc Nakamoto, Avalanche tạo ra sự khác biệt thông qua việc xây dựng và triển khai một giao thức đồng thuận mới được gọi là “đồng thuận Avalanche”. Sau nhiều năm nghiên cứu, mạng chính và framework đa chuỗi (P-Chain, X-Chain và C-Chain) của Avalanche đã được ra mắt vào tháng 9 năm 2020. Mỗi chuỗi đóng một vai trò quan trọng và duy nhất trong hệ sinh thái Avalanche đồng thời cũng cung cấp các khả năng tương tác, xử lý giao dịch giống như một mạng lưới blockchain độc lập.

Nhìn lại Quý 4 năm 2021 và tổng quan Quý 1 năm 2022 của Avalanche

Quý 4 năm 2021 vừa qua là thời kỳ tăng trưởng cao của mạng lưới Avalanche. Một số thành tựu của Avalanche có thể kể đến như hoàn thiện cầu nối Ethereum và Avalanche, niêm yết lên các sàn giao dịch lớn, tạo quan hệ đối tác cùng nhiều dự án, công ty nổi tiếng hay chương trình thanh khoản Avalanche Rush… Điều này khiến đồng AVAX của Avalanche nhanh chóng đạt mức cao nhất mọi thời đại (ATH) ở 149 đô la Mỹ. Các địa chỉ ví đang hoạt động, giao dịch hàng ngày, tổng giá trị bị khóa (TVL) và vốn hóa thị trường của Avalanche cũng tăng trưởng mạnh mẽ dựa theo những thông tin tích cực trên.

Đến Quý 1 năm 2022, tuy giá trị đồng AVAX chịu tác động không tốt khi toàn bộ thị trường Crypto điều chỉnh nhưng mạng lưới của Avalanche vẫn tiếp tục tăng trưởng ổn định cả về người dùng, doanh thu và cơ sở hạ tầng mạng. Kết quả đạt được như trên là nhờ vào một số thành tựu, bước phát triển mới của mạng Avalanche trong thời gian này như tiếp tục triển khai Avalanche Rush, phát triển quỹ hệ sinh thái Blizzard, phát triển subnet Ethereum Virtual Machine (EVM), sự ra đời của chương trình Multiverse khuyến khích các subnet mới cũng như quỹ sáng tạo Culture Catalyst. Ngoài ra, khi các đối tác doanh nghiệp hiện tại như Deloitte bắt đầu triển khai các giải pháp kinh doanh trên mạng lưới Avalanche thì điều này cũng thu hút thêm nhiều đối tác mới đến với dự án.

Phân tích dữ liệu Quý 1 năm 2022 của mạng lưới Avalanche

Hien trang cua Avalanche Quy 1 nam 2022 - anh 2

Nhìn chung, Quý 1 năm 2022 của Avalanche có mức tăng trưởng khá khiêm tốn so với Quý 4 trước đó, khi mà các chỉ số chính như số lượng địa chỉ ví hoạt động, số lượng giao dịch và vốn hóa đều chỉ dừng ở mức ổn định. Dù vốn hóa thị trường của Avalanche có giảm nhẹ 5,4% so với trước đó xong mạng lưới vẫn tiếp tục có xu hướng tăng về số lượng người sử dụng, doanh thu… Số lượng giao dịch trung bình hàng ngày, tổng doanh thu tăng gần gấp đôi so với Quý 4. Trong khi đó, tỷ lệ giá trên doanh thu (P/S) giảm mạnh từ 160x xuống còn 91x do tác động giá của đồng AVAX.

Hien trang cua Avalanche Quy 1 nam 2022 - anh 3

Tuy trong Quý 1 năm 2022, dù toàn bộ thị trường Crypto điều chỉnh sâu, bao gồm cả AVAX thì các địa chỉ ví hoạt động thường xuyên hàng ngày trên mạng Avalanche không những không giảm đi mà còn tiếp tục tăng trưởng và đạt mức cao nhất mọi thời đại ở gần 140.000 địa chỉ ví vào tháng 1/2022. Mạng có trung bình khoảng 70.000 địa chỉ ví hoạt động hàng ngày trong Quý 4 và tăng lên mức ổn định tại 92.000 địa chỉ ví trong Quý 1.

Hien trang cua Avalanche Quy 1 nam 2022 - anh 4

Tương tự như Quý 4, số lượng giao dịch hàng ngày trên mạng lưới cũng tỉ lệ thuận với mức độ tăng trưởng địa chỉ ví hoạt động hàng ngày. Lượng giao dịch trung bình hàng ngày của Avalanche đã tăng từ 473.000 giao dịch trong Quý trước lên 865.000 giao dịch Quý này. Việc khởi chạy các ứng dụng, subnet DeFi mới và triển khai các dự án GameFi như DeFi Kingdoms và Crabada được cho là lý do giải thích cho việc tăng trưởng mạnh mẽ của số lượng giao dịch hằng ngày trên mạng lưới của Avalanche. Ngoài DeFi và GameFi, tổng khối lượng giao dịch NFT trong 24 giờ của Avalanche lần đầu tiên vượt mốc 1 triệu đô la Mỹ với vốn hóa thị trường NFT đã phá vỡ ngưỡng 110 triệu đô la Mỹ.

Trong suốt năm 2021, mạng lưới Avalanche đã trải qua sự biến động mạnh về phí giao dịch trung bình hàng ngày. Với việc phát hành thêm Apricot, một quy trình mới giúp thu gọn giao dịch, đã làm giảm phí giao dịch trên toàn mạng lưới và ổn định quanh mức 0,67 đô la Mỹ cho mỗi giao dịch.

Hien trang cua Avalanche Quy 1 nam 2022 - anh 5

Khi các địa chỉ ví và các giao dịch hàng ngày tăng lên, điều này đồng nghĩa với tổng doanh thu của toàn mạng lưới cũng sẽ tăng lên. Doanh thu Quý 1 của Avalanche đã tăng 72,7% so với Quý 4 trước đó. Lượng doanh thu này của Avalanche (phí giao dịch) không đại diện cho các nền tảng hợp đồng thông minh. Thay vì phân phối làm phần thưởng cho người xác thực (validator), 100% phí giao dịch sẽ được đốt đi nhằm giảm nguồn cung và thúc đẩy sự tăng giá của AVAX cùng toàn bộ hệ sinh thái Avalanche.

Hien trang cua Avalanche Quy 1 nam 2022 - anh 6

Kể từ tháng 6 năm 2021, lợi suất khi nhà đầu tư tham gia vào staking đã ổn định với mức lãi suất trung bình hàng năm là khoảng 10%.

Tổng quan về hệ sinh thái và đội ngũ phát triển của Avalanche

Hien trang cua Avalanche Quy 1 nam 2022 - anh 7

Từ đầu năm 2022, các dự án Avalanche DeFi đã được thúc đẩy và phát triển bởi chương trình Avalanche Rush cùng quỹ hệ sinh thái Blizzard với trị giá 200 triệu đô la Mỹ. Trong Quý 1, Pangolin (PNG), sàn DEX đầu tiên trên Avalanche, đã kết hợp cùng Terra (LUNA) tham gia chương trình Avalanche Rush nhằm đưa đồng TerraUSD (UST) vào hệ sinh thái Avalanche. 

Hien trang cua Avalanche Quy 1 nam 2022 - anh 8

Việc nhiều dự án mới được xây dựng trên Avalanche cũng giúp mạng lưới này tăng đáng kế lượng người dùng và số hợp đồng thông minh mới được triển khai xong TVL toàn mạng lại giảm 5,5% và ổn định ở mức 11 tỷ đô la Mỹ. Dù TVL của toàn mạng lưới chỉ giảm nhẹ ở mức 5% thì các giao thức DeFi hàng đầu của Avalanche gồm Aave, Benqi và Trader Joe lại trải qua mức giảm TVL sâu hơn lần lượt là 4%, 18% và 20%. Trung bình lại thì 3 giao thức DeFi hàng đầu này đã sụt giảm 12% TVL, lớn hơn gấp đôi sự suy giảm của toàn bộ hệ sinh thái Avalanche DeFi. Sự mất cần bằng này có thể được giải thích là do sự ra mắt và bổ sung của nhiều dịch vụ DeFi mới trên mạng lưới cũng như các đợt triển khai chương trình Avalanche Rush đã giúp hỗ trợ TVL của Avalanche không giảm sâu dù thị trường Crypto đang điều chỉnh.

Hien trang cua Avalanche Quy 1 nam 2022 - anh 9
Hien trang cua Avalanche Quy 1 nam 2022 - anh 10

Quý 1 năm 2022 đã đánh dấu sự khởi đầu của nhiều dự án GameFi rất được mong đợi của Avalanche. Nổi bật nhất là Crabada và DeFi Kingdoms. Crabada đã nhanh chóng vượt qua 5.000 người dùng với lượng giao dịch hàng ngày tăng mạnh từ 60.000 lên hơn 400.000 giao dịch. Khối lượng giao dịch hàng ngày của Crabada thường dao động trong khoảng từ 130.000 đến 1,5 triệu đô la Mỹ đưa tổng TVL trong các hợp đồng thông minh của ứng dụng này đạt gần 50 triệu đô la Mỹ vào cuối Quý 1. 

Cuối cùng, sự ra mắt của các ứng dụng DeFi và GameFi mới cũng thúc đẩy và thu hút thêm nhiều nhà phát triển đến với Avalanche. Ngoài ra, tần suất hoạt động trên kho lưu trữ Github của Ava Labs đã tăng đáng kể (76,4%) trong suốt Quý 1. Đây là mức tăng trưởng lớn nhất từ khi dự án ra đời cho đến nay. Điều này cho thấy rằng đội ngũ phát triển của Avalanche đang đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển mạng lưới của mình.

Hien trang cua Avalanche Quy 1 nam 2022 - anh 11
Hien trang cua Avalanche Quy 1 nam 2022 - anh 12

Tổng quan về tình hình staking và phân cấp của Avalanche

Hien trang cua Avalanche Quy 1 nam 2022 - anh 13

Sau xu hướng giảm vào đầu năm 2021, lượng cổ phần tham gia staking đã ổn định ở mức khoảng 60% và duy trì đến hết Quý 1 năm 2022.

Hien trang cua Avalanche Quy 1 nam 2022 - anh 14

Số tiền tham gia staking trong Quý 1 của Avalanche tuy không ổn định nhưng điều này không ảnh hưởng nhiều đến việc vận hành của mạng lưới. Lượng tài sản staking của validator luôn lớn hơn khoảng 5,85 lần so với lượng tài sản của delegator.

Hien trang cua Avalanche Quy 1 nam 2022 - anh 15

Mặc dù số tiền staking trung bình không biến động nhiều, nhưng số lượng validator và delegator mới đã tăng lên đáng kể. Số lượng validator đã tăng từ 1.138 lên 1.259, tương ứng với 10,6%. Số lượng validator tham gia mạng lưới luôn giữ mức tăng trưởng khoảng 11% mỗi Quý. Sự ổn định này là dấu hiệu cho thấy rằng mạng lưới của Avalanche ngày càng phi tập trung và phát triển.

Hien trang cua Avalanche Quy 1 nam 2022 - anh 16

Hệ số Nakamoto là một số liệu được giới thiệu bởi Balaji Srinivasan nhằm định lượng sự phân cấp của các mạng lưới blockchain. Hệ số Nakamoto đại diện cho số lượng node sẽ phải “thông đồng” với nhau để làm chậm hoặc ngăn chặn hoạt động bình thường của một mạng lưới blockchain. Hệ số Nakamoto càng cao so với tổng số validator thì nguy cơ mạng đó bị tấn công hoặc làm gián đoạn càng thấp. Hệ số Nakamoto của Avalanche luôn dao động trong khoảng từ 25 đến 30 trong suốt thời gian qua khiến mạng này được đánh giá là có mức bảo mật trung bình so với các mạng Layer 1 khác.

Phân tích và so sánh Avalanche với các đối thủ cạnh tranh

Hien trang cua Avalanche Quy 1 nam 2022 - anh 17

Hiện tại, Layer 1 là một cuộc đua cạnh tranh giữa các giao thức mới và giao thức cũ để đạt được tốc độ mạng tối đa với chi phí thấp nhất, có thể đi kèm với mức độ bảo mật cao nhất. Các tiến bộ về công nghệ cốt lõi, hoạt động của nhà phát triển và chiến lược phát triển hệ sinh thái có thể là các yếu tố để phân biệt và so sánh các nền tảng Layer 1 với nhau. 

Ở đây, chúng ta sẽ đánh giá sự tiến bộ của Avalanche so với 4 chuỗi tương thích với EVM hàng đầu có TVL lớn nhất gồm Ethereum, BNB Chain, Fantom và Polygon.

Hien trang cua Avalanche Quy 1 nam 2022 - anh 18

Avalanche đứng thứ 3 vế tổng giá trị vốn hóa toàn thị trường xong là nền tảng chịu sự sụt giảm giá trị vốn hóa thấp nhất khi thị trường Crypto điều chỉnh trong Quý 1 năm 2022.

Hien trang cua Avalanche Quy 1 nam 2022 - anh 19

Tương tự, doanh thu hàng ngày của Avalanche có xu hướng tăng lên, gần ngang bằng so với BNB Chain, bỏ xa 2 nền tảng còn lại là Fantom và Polygon.

Hien trang cua Avalanche Quy 1 nam 2022 - anh 20

Ngược lại, tỷ lệ P/S của Avalanche lại giảm trong khi các chuỗi khác tỷ lệ này đều tăng.

Hien trang cua Avalanche Quy 1 nam 2022 - anh 21

Cả Avalanche và Fantom đều có lượng giao dịch hàng ngày đều nhau trong Quý 1. Ethereum luôn giữ ổn định ở mức 1,17 triệu giao dịch mỗi ngày. Avalanche hiện đã đạt được khoảng 74% lượng giao dịch hàng ngày trung bình của Ethereum và được kỳ vọng sẽ sớm vượt qua con số này trong Quý 2 nhờ các chương trình khuyến khích cùng các subnet, dự án mới đang được phát triển và triển khai.

Hien trang cua Avalanche Quy 1 nam 2022 - anh 22

Quý 1 là một Quý đi xuống đối với toàn bộ thị trường Crypto, tổng TVL toàn thị trường đã giảm từ 240 tỷ đô la Mỹ xuống còn 230 tỷ đô la Mỹ. TVL của Avalanche được đánh giá là ít biến động khi chỉ giảm 5%, xếp sau Fantom, trong khi 3 chuỗi còn lại TVL đều giảm hơn 10%.

Các sự kiện nổi bật của Avalanche đã diễn ra trong Quý 1

Quý 1 năm 2022 được cho là một Quý quan trọng đối với toàn bộ hệ sinh thái Avalanche. Một số sự kiện và thành tựu chính của Avalanche trong Quý 1 như:

  • Tiếp tục triển khai Avalanche Rush
  • Triển khai quỹ hệ sinh thái Blizzard
  • Phát triển subnet EVM tùy chỉnh
  • Giới thiệu chương trình Multiverse và quỹ Culture Catalyst
Hien trang cua Avalanche Quy 1 nam 2022 - anh 23

Tháng 1 năm 2022

Quý 1 của Avalanche bắt đầu với sự ra mắt của subnet EVM, một máy ảo tùy chỉnh cho phép người dùng dễ dàng và nhanh chóng tạo ra một chuỗi khối tương thích với EVM có thể tùy chỉnh cấu hình.

Trong tuần đầu tiên của tháng 1, hệ sinh thái Avalanche không chỉ chuẩn bị cho các subnet mà còn giới thiệu thêm các đối tác doanh nghiệp mới. Ava Labs đã ký kết hợp tác với nhà sản xuất xe điện Togg của Thổ Nhĩ Kỳ để thiết kế và xây dựng các sản phẩm, dịch vụ dựa trên hợp đồng thông minh nhằm cải thiện khả năng di chuyển tự hành của xe.

Vào giữa tháng 1, quỹ chỉ số tiền mã hóa nổi tiếng Bitwise, đã điều chỉnh lại chỉ số tiền mã hóa Bitwise 10 Large Cap và thêm AVAX vào danh sách này. Vài ngày sau, Terra thông qua đề xuất việc sử dụng AVAX để khai thác thanh khoản của UST. Hơn nữa, 1inch cũng đã triển khai sản phẩm của mình trên mạng lưới Avalanche.

Tháng 1/2022 kết thúc với sự ra mắt subnet đầu tiên của Avalanche với tên gọi là Spaces. Đây là một trang web cho phép người dùng lưu trữ, chia sẻ các liên kết, hình ảnh, tất cả các tệp trên chuỗi và WAGMI. Cuối cùng, Anchor Protocol, giao thức DeFi lớn nhất trên Terra, đã đề xuất, thông qua và cho phép người dùng thế chấp AVAX để vay UST.

Hien trang cua Avalanche Quy 1 nam 2022 - anh 24

Tháng 2 năm 2022

Một trong những tác phẩm mang tính biểu tượng nhất của nghệ sĩ đường phố nổi tiếng Banksy là “Love is in the Air” đã trở thành một fractionalized NFT trên Avalanche. NFT này được tạo ra bởi công ty Particle. Đến tháng 2, Banksy NFT đã thu hút được sự quan tâm và mua hàng của nhiều doanh nhân nổi tiếng như Paris Hilton. Bộ sưu tập này sau đó đã được bán hết vào tháng 3/2022.

Trong Quý 4 năm 2021, Avalanche đã thông báo trở thành đối tác với Andretti Formula E Autosports, đánh dấu sự tài trợ danh hiệu đầu tiên từ một công ty blockchain với một đội tuyển Formula E. Vào giữa tháng 2, đội Avalanche Andretti đã ra mắt lần đầu tiên tại Mexico City E-Prix, giải vô địch thế giới Formula E.

Hien trang cua Avalanche Quy 1 nam 2022 - anh 25

Tháng 3 năm 2022

Tháng 3 là một tháng quan trọng đối với Avalanche, đánh đấu sự gia tăng ​trưởng mạnh mẽ các giao dịch hàng ngày do sự ra mắt của subnet Crabada và DeFi Kingdoms. Để hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của các subnet, Avalanche Foundation đã công bố và cho ra mắt Avalanche Multiverse, một chương trình khuyến khích trị giá 290 triệu đô la Mỹ (4 triệu AVAX). Subnet đầu tiên nhận được ưu đãi và hỗ trợ thông qua chương trình Multiverse là DeFi Kingdoms.

Vào cuối tháng 3, sự kiện Avalanche Summit đã diễn ra tại Barcelona, ​​Tây Ban Nha với sự tham gia của nhiều nhà tài trợ nổi tiếng như Circle, Terra và Bridge Tower Capital. Trong thời gian này, Avalanche Foundation và nền tảng truyền thông xã hội Op3n cũng đã công bố quỹ Culture Catalyst với giá trị 100 triệu đô la Mỹ dành riêng cho những nhà phát triển nội dung, người sáng tạo trên môi trường Web3.

Hien trang cua Avalanche Quy 1 nam 2022 - anh 26

Chiến lược phát triển hệ sinh thái Avalanche trong thời gian sắp tới

Hiện tại, Avalanche không còn duy trì việc cập nhật thông tin thường xuyên về dự án cũng như lộ trình phát triển trong tương lai của mình đối với công chúng. Tuy nhiên, người ta mong đợi rằng Avalanche Rush sẽ tiếp tục thúc đẩy sự tăng trưởng của Avalanche DeFi, Blizzard sẽ hỗ trợ mở rộng hệ sinh thái, Mutiverse sẽ thúc đẩy sự phát triển subnet và Culture Catalyst sẽ mang lại nhiều tài năng sáng tạo cho hệ sinh thái Avalanche.

Nhiều chuyên gia cũng dự đoán rằng các nâng cấp nền tảng cốt lõi của Avalanche sẽ vẫn tiếp tục được thực hiện. Việc cải thiện trải nghiệm người dùng là ưu tiên hàng đầu. Là một phần của nỗ lực này, Ava Labs đã công bố thông tin chi tiết về Core, một ví điện tử miễn phí và phi tập trung hỗ trợ các các ứng dụng và subnet trên Avalanche. Phiên bản đầu tiên của Core sẽ là một tiện ích mở rộng trên trình duyệt. Phiên bản thứ hai là ví di động dự kiến ​​sẽ được phát hành vào đầu Quý 2. Ava Labs cũng đã thông báo rằng cầu nối Avalanche sắp tới sẽ hỗ trợ Bitcoin, cho phép người dùng chuyển Bitcoin của mình vào Avalanche một cách an toàn. Hỗ trợ Bitcoin cũng được lên kế hoạch phát triển trên mainnet của Avalanche vào Quý 2. Mục tiêu cuối cùng của Ava Labs là tối ưu hóa trải nghiệm người dùng nhất có thể. Việc phát triển ví Core cùng cầu nối Avalanche sẽ là những bước đi đầu tiên hiện thực hóa mục tiêu này.

Hien trang cua Avalanche Quy 1 nam 2022 - anh 27

Ngoài ra, quản trị trên chuỗi của Avalanche cũng đang là vấn đề mà dự án cần quan tâm và phát triển trong tương lai. AVAX tại một số điểm sẽ được sử dụng để cung cấp quản trị trên chuỗi cho những cuộc bỏ phiếu nhằm nâng cấp mạng lưới hoặc thay đổi một số thông số quan trọng như số tiền staking tối thiểu, tỷ lệ lãi suất, phí giao dịch…

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin, dữ liệu về sự phát triển của mạng Avalanche trong Quý 1 năm 2022 mà Coinvn đã tổng hợp được. Nhìn chung, Avalanche vẫn tăng trưởng liên tục và ổn định cả về lượng người dùng sử dụng, số giao dịch hằng ngày, doanh thu tài chính và cơ sở hạ tầng mạng. Sự tăng trưởng bền vững này có thể đến từ việc Avalanche vẫn tiếp tục triển khai Avalanche Rush, quỹ hệ sinh thái Blizzard, phát triển subnet EVM cũng như cho ra mắt thêm chương trình Multiverse và quỹ Culture Catalyst. 

Một số chỉ số quan trọng như TVL, vốn hóa, doanh thu của Avalanche có cũng thể hiện sự tăng trưởng về thị phần trong DeFi của mạng lưới này khi so sánh với các chuỗi tương thích EVM hàng đầu khác. Trong Quý 2 tới, dự án sẽ tập trung vào phát triển ví điện tử Core song hành với việc cho ra mắt nhiều dự án và subnet mới nhằm nâng cao trải nghiệm của người dùng. Ngoài ra, với việc trở thành đối tác của nhiều dự án lớn, đặc biệt là Anchor Protocol của Terra, được kỳ vọng sẽ đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng và phát triển của toàn bộ hệ sinh thái Avalanche trong tương lai.