Các giai đoạn thị trường gấu trong lịch sử Crypto

Thời gian gần đây, thị trường gấu đã trở thành một chủ đề được thảo luận nhiều nhất trong cộng đồng Crypto. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn sâu sắc về lịch sử của thị trường gấu.

9297Total views
Cac giai doan thi truong gau trong lich su Crypto - anh 1
Các giai đoạn thị trường gấu trong lịch sử Crypto

Nguồn gốc của tiền mã hóa

Vào ngày 31/10/2008, lúc 2:10 chiều, giờ New York, một bức thư được gửi bởi Satoshi Nakamoto đến các chuyên gia và những người đam mê mật mã. Bức thư chứa một văn bản và một báo cáo dài 9 trang có nội dung như sau: “Tôi đang làm việc trên một hệ thống tiền mã hóa mới hoàn toàn ngang hàng, không có bên thứ ba đáng tin cậy.”

Cac giai doan thi truong gau trong lich su Crypto - anh 2

Báo cáo dài 9 trang chứa các minh họa và hình ảnh thể hiện một cái nhìn sâu sắc toàn diện về một loại tiền kỹ thuật số. Theo Satoshi Nakamoto, hệ thống tiền mặt kỹ thuật số được hiểu là một chuỗi các chữ ký kỹ thuật số. Trong đó, mỗi lần chuyển tiền sẽ liên quan đến việc ký một mã băm của giao dịch trước đó và khóa công khai của chủ sở hữu tiếp theo, cũng như thêm chúng vào cuối đồng tiền. Người nhận tiền có thể xác minh chữ ký để xác minh chuỗi sở hữu.

Đồng tiền mã hóa này được mô tả bởi Satoshi Nakamoto chính là Bitcoin và công nghệ cho phép loại bỏ sự can thiệp của bên thứ ba chính là công nghệ blockchain.

Ban đầu, Bitcoin đã vấp phải rất nhiều lời chế giễu từ nhiều phía khi nhiều người đặt câu hỏi về tính xác thực của nó và quan trọng nhất là tiện ích của nó. Tuy nhiên, sự thành công của Bitcoin trong những năm qua đã tạo điều kiện cho việc ra mắt một số loại tiền mã hóa khác được gọi là Altcoin. 

Mặc dù sự chế nhạo từ các nhân vật nổi tiếng trên toàn cầu đã giảm đáng kể trong những năm qua, nhưng chúng ta vẫn thường thấy nhiều người tuyên bố về tiền mã hóa. Quan trọng nhất là cụm từ “Bitcoin dead” ghi nhận mức tìm kiếm cao kỹ lục trên Google tìm kiếm, trong những lúc thị trường rơi vào giai đoạn suy thoái.

Thị trường gấu Bitcoin

Cac giai doan thi truong gau trong lich su Crypto - anh 3

Thị trường gấu (Bear Market) luôn là một chủ đề gây hoang mang cho nhà đầu tư. Nó đều có ý nghĩa tương tự trong cả hệ thống tài chính truyền thống và không gian tiền mã hóa.

Tên của hiện tượng này bắt nguồn từ cách một con gấu tấn công con mồi của nó. Đây là lý do tại sao thị trường giảm được gọi là thị trường gấu. Tương tự, thị trường bò có thể được đặt tên theo cách con bò tấn công đối thủ bằng cách đẩy sừng của nó lên không trung.

Thị trường gấu xảy ra khi thị trường giảm giá kéo dài một khoảng thời gian nhất định. Nó thường mô tả tình trạng giá tài sản tài chính giảm mạnh, chẳng hạn như giá cổ phiếu giảm 20% trở lên so với mức cao gần nhất, trong bối cảnh tâm lý nhà đầu tư bi quan và sự tiêu cực đang lan rộng.

Có thể bạn quan tâm: Kỹ năng tồn tại trong thị trường gấu mà ai cũng phải nắm

Thị trường gấu có ba đặc điểm:

  • Sự sụt giảm của giá tài sản tài chính được đánh dấu bằng mức giảm từ 20% trở lên (trong khoảng thời gian hơn 2 tháng) so với mức cao trước đó.
  • Sự hoảng sợ và bi quan từ các nhà đầu tư.
  • Triển vọng về nền kinh tế toàn cầu kém.

Nó cũng được đánh dấu bởi bốn giai đoạn:

Giai đoạn 1: Giá cao và tâm lý nhà đầu tư cao là đặc điểm của giai đoạn đầu. Về cuối giai đoạn này, các nhà đầu tư bắt đầu rời khỏi thị trường và thu lợi nhuận.

Giai đoạn 2: Trong giai đoạn thứ hai, giá tài sản tài chính bắt đầu giảm mạnh, hoạt động giao dịch và lợi nhuận doanh nghiệp/dự án bắt đầu giảm. Các chỉ số kinh tế có thể từng là tích cực bắt đầu trở nên tiêu cực. Một số nhà đầu tư bắt đầu hoảng sợ khi tâm lý hưng phấn bắt đầu giảm. Điều này được gọi là “sự từ bỏ” thị trường.

Giai đoạn 3: Giai đoạn thứ ba cho thấy các nhà đầu cơ bắt đầu tham gia thị trường, nâng giá và khối lượng giao dịch.

Giai đoạn 4: Trong giai đoạn thứ tư và là giai đoạn cuối, giá cổ phiếu tiếp tục giảm, nhưng chậm. Sau đó, khi giá thấp và tin tốt lại thu hút các nhà đầu tư, thị trường giá xuống bắt đầu chuyển dần sang thị trường giá tăng.

Thị trường gấu quan trọng nhất trong những năm qua của Bitcoin

Cac giai doan thi truong gau trong lich su Crypto - anh 4

Năm 2012

Ngày 11/01/2012 – 11/07/2012 (185 ngày), mức giá cao nhất của BTC là 7,08 USD, mức giá thấp nhất của BTC là 4,22 USD, ghi nhận mức giảm -40%.

Thời kỳ này được đánh dấu bởi những sự kiện quan trọng góp phần vào sự không chắc chắn về tiền mã hóa. Các sự kiện trong giai đoạn này bao gồm việc đóng cửa TradeHill – sàn giao dịch Bitcoin lớn thứ hai, do các vấn đề về quy định. Các sự kiện khác bao gồm vụ hack Bitcoinica với thiệt hại là 18.000 BTC và vụ hack Linode với thiệt hại là 46.000 BTC.

Năm 2013 – 2015

Ngày 29/11/ 2013 – 07/01/2015 (415 ngày), mức giá cao nhất của BTC là 1.149,14 USD, mức giá thấp nhất là 197,24 USD, tương đương với mức giảm -83%.

Năm 2013 có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử thị trường gấu Bitcoin. Khi đó, FBI đóng cửa “Con đường tơ lựa – Silk Road” và mở ra thời kỳ mùa đông Crypto kéo dài hơn 415 ngày. Silk Road có thể được coi là thị trường Darknet hiện đại đầu tiên và đơn vị tiền tệ chính cho các giao dịch trên thị trường này là Bitcoin.

Thị trường này đại diện cho việc áp dụng rộng rãi Bitcoin đầu tiên và lĩnh vực áp dụng chính là thương mại. Sự sụp đổ của con đường tơ lụa cùng với sàn giao dịch Mt.Gox, vào thời điểm đó là con đường quan trọng của Titcoin. Nó đã kích hoạt thị trường giảm giá và người dùng đã chịu thiệt hại rất lớn. Vào thời điểm đó, nhiều người thậm chí còn mạnh dạn tuyên bố rằng “Bitcoin đã chết”.

Năm 2017 – 2018

Ngày 16/12/2017 – 15/12/2018, mức giá cao nhất của BTC là 19.640 USD, mức giá thấp nhất là 3.185 USD.

Trong khoảng thời gian này, giá Bitcoin đã giảm trong bối cảnh có tin đồn rằng Hàn Quốc có thể chuẩn bị cấm giao dịch tiền mã hóa và Coincheck – thị trường tiền mã hóa OTC lớn nhất Nhật Bản đã bị tấn công. Hacker đã đánh cắp 530 triệu USD của NEM và thiệt hại lớn nhất là do một sự cố đánh cắp khác khiến Coincheck phải tạm ngừng giao dịch vô thời hạn. Ngoài ra, Facebook, Google và Twitter đã cấm quảng cáo cho các đợt chào bán ICO.

Thị trường gấu này gặp nhiều thách thức vì vụ bơm giả vào năm 2019 khi giá lên tới 12.000 USD và giảm trở lại 4.000 USD khi đại dịch COVID-19 bùng nổ vào tháng 03/2020.

Kết luận

Với tình hình như hiện nay, không thể phủ nhận rằng chúng ta đang ở trong thị trường gấu. Tuy nhiên, rất khó để khẳng định những tháng tới thị trường sẽ như thế nào và giai đoạn suy thoái của thị trường tiền mã hóa sẽ kéo dài trong bao lâu. Tuy nhiên, một điều chúng ta có thể thấy rõ là sau những giai đoạn suy thoái và khi thị trường tiền mã hóa vượt qua những khủng hoảng này, thì sự tăng trưởng của nó càng mạnh mẽ hơn.