Đây có phải là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang dần chấp nhận Bitcoin?
Li Bo – Phó thống đốc PBoC nhận xét Bitcoin là một giải pháp đầu tư thay thế.
Sau khi thông tin về việc Phó Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (POBC) – Li Bo gọi Bitcoin là “giải pháp thay thế đầu tư” được lan truyền trên khắp các mặt báo. Giới đầu tư tiền mã hóa đã cảm nhận được sự thay đổi đang dần dịch chuyển theo chiều hướng tích cực trong chính sách tiền tệ về lệnh cấm đối với tiền mã hóa tại đất nước tỷ dân này.
Sự việc mới chỉ dừng lại ở cách gọi “giải pháp thay thế đầu tư” nhưng vì nó được phát ngôn một quan chức cấp cao cộng với việc mục tiêu hướng đến là đồng tiền mã hóa Bitcoin nên vô tình đã thu hút được nhiều sự quan tâm trong cộng đồng.
Lennix Lai, Giám đốc thị trường tài chính tại sàn giao dịch Okex, gọi đó là “một bước tiến đáng chú ý của Bitcoin”. Michael Peshkam, CEO tại trường kinh doanh châu Âu INSEAD, đánh giá nhận xét của chủ ngân hàng trung ương là “một sự thay đổi đáng kể trong vị thế của quốc gia” đối với tiền mã hóa.
Trước đó, vào ngày 18/4/2021 trong một sự kiện của CNBC diễn ra tại Diễn đàn Boao châu Á, Li Bo, Phó thống đốc PBoC cho biết: “Chúng tôi coi Bitcoin và Stablecoin là tài sản tiền mã hóa. Đây là những lựa chọn thay thế trong đầu tư”.
Phóng viên Arjun Kharpal của CNBC đã đưa ra lời bình luận như sau: “Những người trong ngành đánh giá nhận xét từ Li Bo là một sự tiến bộ và họ đang dõi theo chặt chẽ mọi thay đổi về quy định do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc thực hiện”.
Kevin Desouza, Giáo sư kinh doanh, công nghệ và chiến lược tại Trường Kinh doanh Công nghệ Đại học Queensland cho biết, ông nhận thấy có sự thay đổi trong giọng điệu qua phát ngôn của Li Bo ở Trung Quốc. Dường như có một cách tiếp cận nhẹ nhàng và cởi mở hơn trong việc nhìn nhận, xem xét vai trò của Bitcoin. Tuy nhiên, ông cho biết vẫn chưa có một sự chấp nhận đầy đủ nào đối với Bitcoin ở đây cả.
Theo Daniel Lacalle, nhà kinh tế trưởng tại Tressis SV, đây được xem như là một bước phát triển rất quan trọng. Nó liên quan mật thiết đến sự thay đổi đáng kể của chính phủ Trung Quốc khi nước này quyết định tách mình khỏi chính sách tiền tệ trước đây. Trên thực tế, tiền mã hóa vốn được xem là một rủi ro luôn hiện hữu đối với cả Trung Quốc và các chính phủ khác. Tuy nhiên, họ lại cho thấy họ sẽ không cấm hoặc kìm hãm sự phát triển của Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác.
Nếu như vậy, câu hỏi đặt ra là tại sao lại là thời điểm này? Trung Quốc sắp tung ra một trong những loại tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương đầu tiên trên thế giới với quy mô lớn. Đôi khi nó còn được gọi là thanh toán điện tử bằng tiền kỹ thuật số hoặc đồng nhân dân tệ kỹ thuật số. Theo Lacalle, nếu muốn đồng nhân dân tệ kỹ thuật số hoạt động, Trung Quốc không thể cấm tiền mã hóa. Thay vào đó, họ cần phải chứng tỏ rằng DC/EP (1) của nó hấp dẫn như một giải pháp thay thế phù hợp.
BTC và DC/EP
Tuy nhiên, chính xác thì đâu là mối liên hệ giữa Bitcoin và DC/EP của Trung Quốc? Chẳng phải chúng là hai thứ khác nhau hay sao? Trong đó, một thứ là kho lưu trữ giá trị toàn cầu mới nổi, như vàng. Trong khi thứ kia là hệ thống thanh toán nội địa.
Có một thực tế là ở thời điểm hiện tại, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc được sử dụng trong rất ít giao dịch quốc tế. Nó không được tận dụng trên quy mô toàn cầu vì bản thân Trung Quốc duy trì các biện pháp khắt khe trong việc kiểm soát vốn. Từ lâu, Trung Quốc đã lo sợ rằng nếu họ bỏ các biện pháp kiểm soát này, nền kinh tế của họ sẽ nhanh chóng trở nên bị “đô la hóa”. Hay nói cách khác công dân của họ sẽ gửi USD từ Trung Quốc sang Hoa Kỳ.
Nếu tiếp tục giữ vững quan điểm này, việc triển khai đồng nhân dân tệ kỹ thuật số có lẽ sẽ là một thất bại trên phạm vi toàn cầu kể cả việc nó có thể thành công trong nước đi chăng nữa. Bởi lẽ, người ngoài sẽ cho rằng chính phủ Trung Quốc muốn kiểm soát nó giống như cách họ làm với đồng nhân dân tệ truyền thống của mình như bây giờ.
Nhưng nếu họ mở cửa thị trường tiền mã hóa ở Trung Quốc, họ đang báo hiệu cho giới đầu tư biết rằng các biện pháp kiểm soát vốn sẽ không áp dụng cho thị trường kỹ thuật số bao gồm cả đồng nhân dân tệ kỹ thuật số thì câu chuyện có thể sẽ rẽ theo một hướng khác. Đây được cho là một bước đi thông minh của chính phủ Trung Quốc. Nó giống như cách mà Nga đã làm trước đây trong việc mở cửa nền kinh tế của mình cho tiền mã hóa.
Trên thực tế, tiền mã hóa trong một tương lai xa có thể có những tác động tiêu cực đến các loại tiền tệ fiat của phương Tây. Tuy nhiên, trong thời gian chờ đợi, một sự nới lỏng hơn đối với Bitcoin có thể làm cho đồng tiền kỹ thuật số của Trung Quốc trở nên khả thi hơn ngoài biên giới của quốc gia này.
Một loại tiền tệ tiềm năng?
Theo Peshkam, tuyên bố của Li ngoài việc công nhận BTC chỉ là một tài sản đầu tư khác, chứ chưa đưa ra bất cứ quan điểm chính sách nào rõ ràng. Nó không cho chúng ta thấy liệu rằng Trung Quốc có coi tiền mã hóa là một loại tiền tệ tiềm năng trong tương lai trong bối cảnh thương mại toàn cầu hay không?
Sử dụng dữ liệu của Google Trends từ năm 2014 đến nay, Peshkam lưu ý rằng sự quan tâm đến Bitcoin ở Trung Quốc từ những người dân trong nước cũng tương tự như tại Mỹ và các quốc gia khác trên thế giới. Dữ liệu này được đo bằng lượng tìm kiếm trên Google với từ khóa “Bitcoin”. Điều này đã bỏ qua sự quan tâm ngày càng tăng của một bộ phận người dân có thể không quá thận trọng về mặt kinh tế và tài chính đối với đất nước về lâu dài thông qua sự thay đổi trong chính sách của Trung Quốc.
Peshkam nói rằng DC/EP của Trung Quốc có thể sẽ trở thành phương tiện thương mại chính trong cuộc sống hàng ngày từ mua sắm hàng tạp hóa đến thanh toán hóa đơn. Nhưng còn quá sớm để đánh giá tác động ở phạm vi quốc tế của nó, bao gồm cả việc liệu nó có phải là mối đe dọa đối với đồng USD với tư cách là đồng tiền giao dịch chính của thế giới hay không.
Theo Peshkam, chúng ta nên đề phòng trường hợp Trung Quốc muốn có BTC trong tay để giảm sự phụ thuộc vào đồng USD cho thương mại toàn cầu. Tương tự, một BTC mạnh cũng có thể làm suy yếu sự nắm giữ của đồng USD đối với các nước láng giềng trong khu vực của Trung Quốc, khiến họ cởi mở hơn với việc sử dụng đồng nhân dân tệ kỹ thuật số mới.
Peshkam nói thêm, sự thay đổi vị trí của Trung Quốc dường như là một động thái chiến lược để bảo vệ sự thống trị kinh tế trong tương lai của nước này nếu Bitcoin chuyển từ giải pháp đầu tư thay thế sang thay thế tiền tệ giao dịch.
Li là ai?
Li chính là nhân vật gây ra các cuộc tranh cãi nảy lửa giữa các bên thời gian qua. Nhưng xét cho cùng thì Li cũng chỉ là 1 trong 7 phó thống đốc của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc. Có thể những nhận xét này về vấn đề Bitcoin và tiền mã hóa chỉ đơn giản là ý kiến của một chủ ngân hàng mà thôi.
Theo Lacalle, giả thuyết trên không xảy ra ở Trung Quốc và không có trong các diễn đàn như thế này. Khi họ muốn cảnh báo thế giới về một số chính sách tài chính mới, nhận xét đầu tiên thường là từ một nhà phân tích trong một ngân hàng quốc doanh.
Tiếp theo, thông thường, là một tuyên bố của một chủ ngân hàng trung ương. Và cuối cùng, vào một ngày đẹp trời nào đó, chính sách được chính thức công bố. Đây chính xác là những gì đã xảy ra khi Trung Quốc thực hiện phá giá đồng nhân dân tệ vào năm 2015.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc không độc lập như một số đối tác phương Tây, bao gồm cả Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ. Ở vị trí của Li, ông ấy hoàn toàn có thể xác định được tuyên bố của mình có phù hợp với quan điểm của chính phủ hay là không. Hoặc giả thuyết có thể là đây là quan điểm của chính phủ Trung Quốc.
Vì vậy, Li chỉ đơn giản là đóng vai trò là người phát ngôn của chính phủ mà thôi. Molly Jane Zuckerman, trưởng bộ phận nội dung của CoinMarketCap, cho biết Phó thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và cựu thống đốc PBoC đều đề cập đến Bitcoin trong khi giải thích về tiến trình phát triển CBDC (2) trong diễn đàn gần đây. Họ coi Bitcoin là một tài sản đặc biệt và cho biết chính phủ sẽ giám sát và quản lý nó. Trước đó, ngân hàng trung ương đã gọi Bitcoin là một loại hàng hóa ảo.
Nhưng có lẽ đây chỉ đơn giản là một giải pháp thay thế đầu tư, không hơn không kém?
Theo Darrell Duffie, Giáo sư tài chính xuất sắc của Dean Witter tại Trường Kinh doanh Stanford, cho biết sẽ thật khó tin, nhưng có lẽ ý định của Phó thống đốc PBoC, Li Bo chỉ đơn giản là muốn nói rằng Bitcoin là một khoản đầu tư thay thế hợp lệ.
Trung Quốc có lẽ vẫn phản đối việc sử dụng Bitcoin làm phương tiện thanh toán. Và theo ông đây là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau.
Giả thuyết này dường như sẽ phù hợp với những nhận xét trước đây của Li nhiều hơn. Bởi lẽ, theo Darrell: “Là một phương tiện thanh toán, Bitcoin gây khó khăn hơn cho các nhà chức trách, ở bất kỳ quốc gia nào, trong việc giám sát các khoản thanh toán để tuân thủ luật và quy định, chẳng hạn như chống rửa tiền. Khi được sử dụng làm phương tiện thanh toán, Bitcoin cũng giúp dễ dàng hơn trong việc vượt qua các kiểm soát vốn của Trung Quốc, điều mà Trung Quốc không muốn thấy ít nhất ở thời điểm hiện tại”.
Li có thể đã nói rằng Bitcoin hoàn toàn phù hợp với tư cách là một kho lưu trữ giá trị, tức là vàng 2.0. Nhưng điều đó không có nghĩa nó là một nền tảng thanh toán.
James Barth, giáo sư tài chính tại Đại học Auburn, cho biết: “Bitcoin, giống như vàng, có thể được xem như một khoản đầu tư với khả năng kiềm chế lạm phát. Theo ông sẽ rất hợp lý khi coi Bitcoin là một giải pháp thay thế đầu tư. Điều này vẫn cho phép Trung Quốc áp đặt các hạn chế bằng cách cấm các tổ chức tài chính trong biên giới của mình tạo điều kiện cho các giao dịch liên quan đến tiền mã hóa”.
Theo Kevin Werbach, Giáo sư nghiên cứu pháp lý và đạo đức kinh doanh tại Trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania cho biết: “Gọi tiền mã hóa là lựa chọn đầu tư thay thế không nhất thiết ngụ ý bất cứ điều gì về việc liệu những lựa chọn thay thế đó sẽ có sẵn cho các nhà đầu tư Trung Quốc hay không và như thế nào”.
Trái ngược với những gì một số người tin tưởng, Werbach nói rằng Trung Quốc chưa bao giờ cố gắng ngăn cản các hoạt động của Bitcoin và Blockchain. Ông nói: “Trung Quốc chưa bao giờ có thái độ thù địch với tiền mã hóa”. Ông cho biết thêm: “Chính quyền Trung Quốc đã đóng cửa các dịch vụ ICOs và các sàn giao dịch chuyển đổi từ đồng nhân dân tệ sang tiền mã hóa vào năm 2017 vì họ lo ngại về việc đầu cơ quá mức dẫn đến gian lận. Hiện nay, dường như vẫn không có dấu hiệu nào cho thấy có sự thay đổi của chính phủ Trung Quốc về quan điểm đó”.
Trung Quốc đã chấp nhận một ngành công nghiệp khai thác tiền mã hóa khổng lồ bên trong biên giới của mình và đã tích cực thúc đẩy công nghệ Blockchain. Nhiều sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất thế giới, chẳng hạn như Binance, Huobi và OKcoin, có quan hệ với Trung Quốc, ngay cả khi chính thức đặt trụ sở chính ở các quốc gia khác khác. Theo Kevin Werbach:
“Tôi đoán là Li Bo đã nói rằng Bitcoin nên được xem như một khoản đầu tư, đầu cơ,. Nó không phải là một loại tiền tệ hoặc hệ thống thanh toán thay thế. Điều đó sẽ rất phù hợp với cách tiếp cận của Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng cộng đồng tiền mã hóa đã nhìn nhận sai thông điệp của ông ấy”.
Một số người khác đã nhận ra sự thay đổi về chính sách đằng sau tuyên bố của chủ ngân hàng. Ví dụ, Li nói rằng “Tuyên bố mới từ chủ ngân hàng PBOC đã đưa ra lập trường rất rõ ràng cho thị trường rằng BTC sẽ được coi là một công cụ đầu tư thay thế. Chúng tôi nghĩ rằng đó là một bước tiến đáng chú ý đối với BTC và chúng tôi có thể sẽ thấy BTC được quy định với một loạt khuôn khổ tương tự như các khoản đầu tư thay thế khác”.
Không tin tưởng vào Trung Quốc
Những người khác nhanh chóng nhận ra những động cơ thầm kín từ phía Trung Quốc. Pablo Agnese, giảng viên khoa kinh tế và tổ chức kinh doanh tại UIC Barcelona, cho biết: “Động thái mới nhất này của Trung Quốc đơn giản chỉ xoa dịu đi những quan điểm trái chiều đối với hành vi của họ về tiền mã hóa từ trước đến nay. Trung Quốc đã và đang là một hộp đen lớn từ lâu và hãy cẩn thận hơn với những gì mà Trung Quốc đang thể hiện”.
Nhưng Bitcoin có thể là vấn đề trở nên quá lớn để có thể bỏ qua, ngay cả đối với Trung Quốc. Đặc biệt là khi vốn hóa thị trường gần đây đã vượt qua mốc 1 nghìn tỷ USD. Trung Quốc vẫn sẽ cố gắng chèo lái làn sóng tiền mã hóa chỉ để làm suy yếu sức mạnh của đồng đô la trong các giao dịch thương mại quốc tế hiện chiếm khoảng 60% dự trữ ngoại hối. Đối với dự án CBDC của chính Trung Quốc, Agnese nhận xét:
“tiền mã hóa nói chung và BTC nói riêng, đã thách thức hiện trạng ngành tài chính, không chỉ bằng cách tạo ra sự cạnh tranh cần thiết mà còn phơi bày những điểm yếu lâu đời của nó”.
Yu Xiong, Phó chủ nhiệm khoa quốc tế tại Đại học Surrey và chủ nhiệm bộ phận phân tích kinh doanh tại Trường Kinh doanh Surrey, nói rằng tuyên bố của Li chỉ có nghĩa là Trung Quốc đang bắt đầu chú ý hơn đến tiền mã hóa với mục đích điều chỉnh chúng. Điều này không có nghĩa là Trung Quốc sẽ có quan điểm mềm mỏng hơn đối với tiền mã hóa. Trung Quốc sẽ chỉ trở nên mềm dẻo hơn khi và chỉ khi chính phủ thực sự có thể giám sát các giao dịch và dòng tiền. Lẽ tất nhiên điều này sẽ không xảy ra trong tương lai gần.
Một loại tài sản cần được giám sát
Tóm lại cho đến nay, chính phủ Trung Quốc tỏ ra rất ít quan tâm đến việc chấp nhận Bitcoin tương đương với việc chấp nhận tiền mã hóa. Nhưng vào tháng trước, một Phó thống đốc của ngân hàng trung ương Trung Quốc, có lẽ với sự hiểu biết và chấp thuận của chính phủ, đã báo hiệu rằng ngân hàng trung ương sẽ không chỉ chặn Bitcoin ở Trung Quốc mà lần đầu tiên nói về những điều khoản tích cực về tiền kỹ thuật số.
“Điều này cực kỳ quan trọng đối với cả các nhà đầu tư tổ chức trong nước và các cá nhân muốn đầu tư vào các tài sản thay thế như Bitcoin trong tương lai”.
Lai cho biết thêm “Sau nhiều năm phát triển, tôi nghĩ rằng tất cả các chính phủ và cơ quan quản lý lớn bao gồm cả Trung Quốc đã công nhận BTC là một loại tài sản khả thi cần được quản lý thay vì một lệnh cấm hoàn toàn”.
Ngày càng có nhiều nhận thức ở Trung Quốc rằng quốc gia này có thể được hưởng lợi từ lĩnh vực tiền mã hóa đang phát triển. Người Trung Quốc cũng đã có cổ phần trong nhiều doanh nghiệp dựa trên Blockchain. Và trong khi đó, quốc gia này có một dự án tiền tệ kỹ thuật số đầy tham vọng đang được tiến hành. Do đó, một số yếu tố “mềm dẻo” liên quan đến BTC cũng có thể bị ràng buộc với mong muốn có một đồng nhân dân tệ kỹ thuật số hoạt động trên quy mô toàn cầu.
—
Giải thích từ ngữ:
(1) DC/EP: Digital Currency/Electronic Payment – Tiền kỹ thuật số/Thanh toán điện tử.
(2) CBDC: Central Bank Digital Currency – Tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương.