Khám phá mục tiêu xây dựng hệ thống đa blockchain của các dự án Layer 0

Điểm khác biệt giữa “Layer 0”, “Layer 1” và “Layer 2” và mục đích của Layer 0 là gì? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn chi tiết hơn để trả lời các câu hỏi này.

3928Total views
Kham pha muc tieu xay dung he thong da blockchain cua cac du an Layer 0 - anh 1
Khám phá mục tiêu xây dựng hệ thống đa blockchain của các dự án Layer 0

Sự phân chia các Layer của Blockchain

Mô hình đa tầng trong blockchain được mô tả như sau:

  • Layer 0: Tầng cơ sở hạ tầng để xây dựng nhiều blockchain Layer 1 khác nhau.
  • Layer 1: Các blockchain cơ bản được các nhà phát triển sử dụng để xây dựng các ứng dụng, ví dụ như các ứng dụng phi tập trung (Dapp).
  • Layer 2: Giải pháp mở rộng khả năng xử lý giao dịch của các blockchain Layer 1, giúp giảm tải giao dịch cho chúng.

Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về cấu trúc của blockchain, hãy cùng khám phá tiếp với chúng tôi trong phần tiếp theo của bài viết.

Kham pha muc tieu xay dung he thong da blockchain cua cac du an Layer 0 - anh 2

Cấu trúc của Blockchain

Bạn có thể tưởng tượng blockchain như một ngôi nhà được xây dựng theo cấu trúc tầng, giống như cách chúng ta xây dựng một ngôi nhà từ nền móng đến các tầng cao hơn, hoàn thiện và trang bị nội thất để đưa nó vào sử dụng.

Tương tự, blockchain cũng được xây dựng dựa trên một kiến trúc tầng với sáu lớp chức năng khác nhau: Layer dữ liệu (Data Layer), Layer mạng lưới (Network Layer), Layer đồng thuận (Consensus Layer), Layer kích hoạt (Incentive Layer), Layer hợp đồng (Contract Layer) và Layer ứng dụng (Dapp Layer).

Kham pha muc tieu xay dung he thong da blockchain cua cac du an Layer 0 - anh 3

Cấu trúc của hệ thống blockchain bao gồm sáu Layer, và việc duy trì hoạt động ổn định của blockchain yêu cầu tất cả các Layer này không thể tách rời. Tuy nhiên, tùy vào mục đích phát triển, blockchain có thể sử dụng đủ hoặc không đủ các Layer này.

Các blockchain Layer 1 như Bitcoin và Ethereum là các blockchain độc lập nguyên khối, có thể hoạt động ổn định mà không cần đến bên thứ ba. Tuy nhiên, điều này cũng có nhược điểm, đó là khả năng mở rộng bị giới hạn và khả năng tương tác với các blockchain khác cũng bị hạn chế.

Layer 0, hay còn gọi là “Layer truyền dữ liệu”, được tạo ra để giải quyết các vấn đề của Layer 1. Các giải pháp mở rộng quy mô của Layer 0 giữ lại quy tắc hệ sinh thái ban đầu của blockchain để cải thiện hiệu suất, đồng thời không thay đổi cấu trúc của blockchain. Giải pháp Layer 0 rất linh hoạt và tương thích với các giải pháp mở rộng của Layer 1 và Layer 2.

Khám phá về Layer 0

Trong thị trường blockchain, “Tam đề/Bộ ba bất khả thi” là cụm từ thường được sử dụng để mô tả các yếu tố quan trọng của blockchain bao gồm scalability, security và decentralization. Tuy nhiên, thực tế là rất khó để đạt được đầy đủ ba yếu tố này trên một blockchain duy nhất. Vì vậy, các dự án blockchain thường phải đánh đổi một số yếu tố để đạt được mục tiêu phát triển của mình.

Kham pha muc tieu xay dung he thong da blockchain cua cac du an Layer 0 - anh 4

Ví dụ, Ethereum có mức độ bảo mật và tính phi tập trung cao, nhưng lại gặp khó khăn về tốc độ và chi phí giao dịch. Trong khi đó, Solana và Avalanche cung cấp một Layer 1 có tốc độ xử lý giao dịch nhanh và chi phí thấp, nhưng lại thiếu đi tính phi tập trung tốt.

Các giao thức Layer 0 cung cấp một giải pháp để khắc phục những thách thức của các mạng Layer 1. Bằng cách cung cấp một cơ sở hạ tầng linh hoạt và cho phép các nhà phát triển khởi chạy các blockchain riêng biệt để phục vụ cho mục đích của họ, Layer 0 mong muốn giải quyết các vấn đề về scalability và tương tác một cách hiệu quả hơn.

Khả năng tương tác

Việc tăng cường khả năng tương tác giữa các mạng blockchain sẽ mang lại cho người dùng trải nghiệm mượt mà và tiện lợi hơn nhiều, đặc biệt là trong bối cảnh có nhiều mạng blockchain Layer 1 khác nhau như hiện nay.

Những mạng blockchain được xây dựng trên cùng một giao thức Layer 0 có thể tương tác với nhau mà không cần sử dụng các cầu nối (bridge) bổ sung. Việc này sẽ giúp cải thiện trải nghiệm người dùng, giảm chi phí và tránh các rủi ro như các cuộc tấn công vào các cầu nối.

Khả năng mở rộng

Các mạng blockchain như Ethereum và Solana thường gặp vấn đề tắc nghẽn do chỉ có một giao thức Layer 1 cung cấp tất cả các chức năng quan trọng như thực thi giao dịch, sự đồng thuận và tính khả dụng của dữ liệu. Điều này dẫn đến một vấn đề quan trọng khi mở rộng quy mô, tuy nhiên, Layer 0 có thể giải quyết vấn đề này bằng cách ủy quyền các chức năng quan trọng cho các blockchain khác nhau.

Các mạng blockchain được xây dựng trên cùng cơ sở hạ tầng Layer 0 sẽ được tối ưu hóa cho các tác vụ cụ thể, do đó giúp tăng khả năng mở rộng. Thiết kế này đảm bảo rằng các nền tảng blockchain sẽ không bị tắc nghẽn và có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng ngày càng tăng.

Sự linh hoạt cho nhà phát triển

Để khích lệ các nhà phát triển phát triển trên các blockchain của họ, các giao thức Layer 0 thường cung cấp cho họ các SDK dễ sử dụng và giao diện người dùng thân thiện để đảm bảo cho các nhà phát triển có thể bắt đầu các blockchain của riêng họ một cách dễ dàng.

Việc cung cấp các công cụ này cung cấp cho các nhà phát triển sự linh hoạt đáng kể để tùy chỉnh blockchain của riêng họ. Họ có thể xác định mô hình phát hành token của riêng mình và kiểm soát loại Dapp mà họ muốn xây dựng trên blockchain của mình, tạo ra một hệ sinh thái blockchain tùy chỉnh cho các ứng dụng của họ.

Các dự án Layer 0 nổi bật

Các giao thức Layer 0 có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau, với mỗi giao thức có thiết kế, tính năng và mục đích khác nhau.

Nhưng chung quy lại, các giao thức Layer 0 đóng vai trò như một blockchain chính và lưu trữ các giao dịch từ các chuỗi Layer 1 khác nhau. Tuy nhiên, các chuỗi Layer 1 này có thể được xây dựng trên các giao thức Layer 0 và các giao thức truyền chuỗi chéo cho phép truyền tải token và dữ liệu qua các blockchain khác nhau.

Dưới đây là một số mô hình Layer 0 mà chúng ta có thể phân tích:

Cosmos (ATOM)

Ethan Buchman và Jae Kwon thành lập dự án vào năm 2014. Cosmos gồm có mạng chính sử dụng cơ chế PoS và các blockchain tùy chỉnh được gọi là Zone. Cosmos Hub là chuỗi chính được sử dụng để chuyển tài sản và dữ liệu giữa các Zone kết nối với nhau, cung cấp một lớp bảo mật chung.

Kham pha muc tieu xay dung he thong da blockchain cua cac du an Layer 0 - anh 5

Các Zone có khả năng tùy chỉnh cao, cho phép các nhà phát triển thiết kế tiền điện tử của riêng họ, xác thực khối và nhiều tính năng khác. Tất cả các ứng dụng và dịch vụ của Cosmos được lưu trữ trong các Zone này và tương tác thông qua giao thức Giao tiếp liên blockchain (IBC). Điều này cho phép tài sản và dữ liệu được trao đổi tự do trên các blockchain độc lập.

Bên cạnh đó, Cosmos đã thành công trong việc phát triển bộ công cụ Cosmos SDK, giúp các dự án phát triển trên Cosmos khởi chạy blockchain riêng một cách dễ dàng hơn.

Polkadot (DOT)

Gavin Wood, người đồng sáng lập Ethereum, đã tạo ra Polkadot với mục đích cho phép các nhà phát triển xây dựng blockchain của riêng họ.

Polkadot có cấu trúc bao gồm Relay Chain, là một chuỗi trung gian kết nối các Parachain – các blockchain độc lập được xây dựng trên nền tảng Polkadot.

Để đảm bảo an ninh mạng và sự đồng thuận, Polkadot sử dụng cơ chế xác thực Proof-of-Stake (PoS). Các dự án mong muốn xây dựng trên Polkadot tham gia đấu giá để giành quyền sử dụng các vị trí trên nền tảng này.

Kham pha muc tieu xay dung he thong da blockchain cua cac du an Layer 0 - anh 6

Avalanche (AVAX)

Avalanche, được giới thiệu vào năm 2020 bởi Ava Labs, tập trung vào các giao thức DeFi và sử dụng một kiến trúc tri-blockchain gồm ba chuỗi chính: Chuỗi hợp đồng (C-Chain), Chuỗi sàn giao dịch (X-Chain) và Chuỗi nền tảng (P-Chain). Mỗi chuỗi được tinh chỉnh để đáp ứng các chức năng cụ thể và đảm bảo độ an toàn và khả năng mở rộng cao.

Kham pha muc tieu xay dung he thong da blockchain cua cac du an Layer 0 - anh 7

X-Chain được sử dụng để tạo và giao dịch tài sản, C-Chain để tạo hợp đồng thông minh và P-Chain để quản lý các trình xác thực và mạng con. Điểm đáng chú ý của Avalanche là khả năng thực hiện các giao dịch chuỗi chéo nhanh chóng và chi phí thấp.

Vào năm 2021, Avalanche đã giới thiệu Subnet và chuyển đổi thành một Layer 0. Subnet là một mạng con tồn tại trong mạng chính của Avalanche, sử dụng cơ chế đồng thuận chung để xác thực cho một tập hợp blockchain.

Lời kết

Tương lai của Layer 0 trong blockchain vẫn còn tiềm năng lớn. Mặc dù thị trường hiện tại chưa cần quá nhiều giải pháp Layer 0, nhưng khi blockchain và crypto được chấp nhận rộng rãi hơn, nhu cầu sử dụng Layer 0 để phát triển các blockchain riêng của dự án sẽ tăng lên. Có nhiều dự án Layer 0 lớn như Polkadot và Cosmos đang được phát triển, và các nhà đầu tư có thể tìm kiếm cơ hội đầu tư dài hạn trong lĩnh vực này.