Nền tảng Blockchain không phải chỉ có Bitcoin

Khi nhắc đến Blockchain, mọi người thường nghĩ ngay đến Bitcoin. Tuy nhiên, Blockchain lại là công nghệ tạo ra Bitcoin nhưng bản thân công nghệ này không phải là bitcoin như cách mà nhiều người hay đánh đồng. Vậy Blockchain và Bitcoin có mối quan hệ thế nào?

9880Total views
Nen tang Blockchain khong phai chi co Bitcoin - anh 1
Blockchain và Bitcoin. Nguồn Cointelegraph.

Khi nhắc đến Blockchain, mọi người thường nghĩ ngay đến Bitcoin. Tuy nhiên, Blockchain lại là công nghệ tạo ra Bitcoin nhưng bản thân công nghệ này không phải là bitcoin như cách mà nhiều người hay đánh đồng. Vậy Blockchain và Bitcoin có mối quan hệ thế nào? Và công nghệ Blockchain có phải chỉ dừng lại ở mỗi đồng Bitcoin hay không? Hãy cùng Coinvn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Blockchain, tiền mã hóa và Bitcoin

Mọi dữ liệu có ở trên mạng đều có thể bị sao chép một cách dễ dàng. Bình thường khi cần giao dịch trực tuyến, chúng ta cần một bên trung gian thứ ba đáng tin tưởng (chẳng hạn như: ngân hàng, công ty tài chính hoặc công ty vận chuyển…) nhằm chống lại gian lận với một cơ sở dữ liệu tập trung để xác minh tính xác thực của giao dịch. Khi Blockchain ra đời, nó đã giúp giải quyết được bài toán chống xài tiền hai lần (double-spending) mà không cần tới một bên trung gian thứ ba.

Hiểu một cách đơn giản thì Blockchain là một sổ cái kỹ thuật số, có vai trò ghi lại danh sách các giao dịch. Với Bitcoin, Blockchain có vai trò lưu trữ vĩnh viễn tất cả các giao dịch đã được xác nhận.

Tiền mã hóa là một dạng tiền kỹ thuật số được dùng như một phương tiện trao đổi trong một mạng lưới ngang hàng. Không giống như các hệ thống ngân hàng truyền thống, các giao dịch này được theo dõi thông qua Bblockchain và có thể được thực hiện trực tiếp giữa những người tham gia mà không cần bên trung gian.

Bitcoin là đồng tiền mã hóa đầu tiên được tạo ra và là đồng tiền mã hóa nổi tiếng nhất. Bitcoin được giới thiệu vào năm 2009 bởi nhà phát triển có biệt danh Satoshi Nakamoto. Ý tưởng chính của Satoshi là tạo ra một hệ thống thanh toán điện tử độc lập và phi tập trung dựa trên các bằng chứng toán học và mật mã học.

Blockchain không phải là Bitcoin

Từ những khái niệm trên, ta có thể phân biệt Blockchain, tiền mã hóa và Bitcoin qua ví dụ đơn giản sau đây:

Hãy xem xét ví dụ sau:

  • Website là công nghệ dùng để chia sẻ thông tin trên Internet.
  • Công cụ tìm kiếm là một trong những cách phổ biến nhất để sử dụng Website
  • Google là một trong những công cụ tìm kiếm phổ biến và nổi tiếng nhất

Tương tự:

  • Blockchain là một công nghệ dùng để ghi lại thông tin.
  • Tiền mã hóa là một trong những ứng dụng phổ biến để sử dụng Blockchain.
  • Bitcoin là tiền mã hóa đầu tiên và được biết đến rộng rãi nhất.
Nen tang Blockchain khong phai chi co Bitcoin - anh 2

Nói “Blockchain là Bitcoin” cũng giống như nói “Website là Google” vậy.

Chính vì cái tên Bitcoin trở thành một thuật ngữ được nhắc đến rất nhiều trong khoảng mười năm trở lại đây, đồng thời cũng là ứng dụng đáng chú ý đầu tiên sử dụng công nghệ Blockchain nên nhiều người vẫn bị hiểu nhầm cả hai thứ là tương đồng. Vậy ngoài Bitcoin ra thì Blockchain còn được ứng dụng vào những lĩnh vực nào khác hay không? Câu trả lời là có. Cụ thể hơn, ta có thể kể đến các ngành như vận tải biển, ngân hàng, luật pháp…

Những ứng dụng đáng chú ý của công nghệ Blockchain

Công nghệ Blockchain không chỉ dừng lại ở mỗi Bitcoin mà còn được ứng dụng ở nhiều ở lĩnh vực khác. Cụ thể các ứng dụng chủ yếu của Blockchain trong thực tế hiện nay bao gồm:

Các đồng tiền mã hóa ngoài Bitcoin

Nen tang Blockchain khong phai chi co Bitcoin - anh 3
Công nghệ Blockchain được sử dụng rộng rãi.

Đa số các đồng tiền mã hóa hiện nay đều sử dụng công nghệ Blockchain làm nền tảng, mỗi đồng tiền có thể có mục đích sử dụng khác nhau. Ví dụ như Ethereum, đồng tiền lớn thứ hai sau Bitcoin muốn xây dựng cả một nền kinh tế phi tập trung mới dựa trên các hợp đồng thông minh và các ứng dụng phi tập trung. Monero lại được thiết kế để trở thành một đồng tiền bảo mật, nó mã hóa dữ liệu người gửi, người nhận và số tiền đã gửi. Nhờ thế không ai có thể truy tìm nguồn gốc của các đồng tiền Monero. Hiện tại trong thế giới tiền mã hoá có đến hơn 9000 đồng tiền sử dụng Blockchain.

Hợp đồng thông minh (Smart Contract)

Hợp đồng thông minh được sử dụng rộng rãi trong nhiều đồng tiền mã hóa như Ethereum. Nhưng thực thế ứng dụng của nó có thể còn rộng hơn nhiều. Mọi ngành kinh tế đều phụ thuộc rất nhiều vào hợp đồng. Các tổ chức tài chính, bảo hiểm, hay bất động sản, xây dựng, giải trí và pháp luật đều có thể tận dụng công nghệ Blockchain cho việc cập nhật, quản lý, theo dõi và bảo mật các hợp đồng.

Hợp đồng thông minh là những bản hợp đồng số được viết bằng code trên nền tảng Blockchain và dùng để thực hiện trao đổi tài sản điện tử, dịch vụ, cổ phiếu… một cách minh bạch, rõ ràng mà không cần đến sự tham gia của một bên trung gian thứ ba. Bằng phương pháp mã hóa này, các văn bản pháp lý thông thường có thể được thay thế bằng các ứng dụng Blockchain. 

Một minh chứng rõ ràng nhất là  đa số các mã token ICO được phát hành đều dựa vào việc sử dụng các “Smart Contract”.

Lĩnh vực tài chính, xử lý thanh toán

Trong hệ thống xử lý thanh toán của các công ty, Blockchain mang đến tác động rất lớn, có khả năng loại bỏ sự cần thiết của một bên trung gian thứ ba. Thông thường, ở các quy trình thanh toán, ta phải nhờ đến sự can thiệp vào một tổ chức thứ ba nhưng giờ đây khi có ứng dụng công nghệ Blockchain, việc chuyển khoản có thể diễn ra nhanh chóng mà không cần bất kỳ một bên trung gian nà.

Quản lý chuỗi cung ứng

Nhiều chuyên gia tin rằng Blockchain có thể trở thành một “hệ thống vận hành chuỗi cung ứng”. Để quản lý một quá trình có sự thay đổi chủ sở hữu hoặc trạng thái tài sản thì lựa chọn lý tưởng nhất chính là sử dụng công nghệ Blockchain.

Trong chuỗi cung ứng, Blockchain cho phép cập nhật trạng tức thì và tăng tính bảo mật và tính minh bạch. Dù cho ở bất kỳ ngành nào đi nữa, việc theo dõi chuỗi cung ứng đều có thể trở nên dễ dàng hơn khi dùng Blockchain – một hệ thống cho phép sự theo dõi kịp thời, chính xác và không thể bị phủ nhận.

Walmart và Trung tâm an toàn thực phẩm Bắc Kinh đã áp dụng công nghệ Blockchain để theo dõi chi tiết nguồn gốc, số lô, dữ liệu chế biến, ngày hết hạn, nhiệt độ bảo quản và chi tiết vận chuyển đối với thịt lợn.

Bảo vệ quyền sở hữu tài sản

Blockchain có thể giúp bạn khẳng định quyền sở hữu tài sản. Ví dụ như việc đăng ký bản quyền âm nhạc trên Blockchain. Bằng cách tạo ra hồ sơ về quyền sở hữu trong thời gian thực, Blockchain cho phép chúng ta bảo vệ được tài sản của cá nhân mình mà không ai có thể sao chép hay giả mạo.

Điều này càng trở nên hữu ích hơn đối với các loại tài sản cần có biện pháp chống làm hàng giả, chẳng hạn như dược phẩm, các loại đồ xa xỉ, kim cương, đồ điện tử… BlockVerify cho phép các công ty làm được điều đó – đăng ký sản phẩm của mình và tạo ra sự minh bạch cho chuỗi cung ứng.

Vấn đề bảo mật, hệ thống hồ sơ cá nhân và mật khẩu

Trong vấn đề bảo mật, nhận dạn, công nghệ Blockchain có thể chúng ta giúp ngăn chặn việc bị đánh cấp ID và tăng cường bảo mật dữ liệu cá nhân.

Onename, một công ty startup Blockchain, bên cạnh việc cung cấp dịch vụ để đăng ký và quản lý Blockchain ID còn cung cấp một sản phẩm có tên là Passcard – dự định sẽ là khóa kỹ thuật số thay thế tất cả mật khẩu và ID của mỗi người, bao gồm cả giấy phép lái xe.

Hiện nay, một lượng lớn dữ liệu cá nhân từ khai sinh đến kết hôn, hộ chiếu và dữ liệu điều tra dân số đều do chính phủ quản lý. Và công nghệ Blockchain có thể hỗ trợ cho việc quản lý tất cả dữ liệu này một cách hợp lý và an toàn hơn. Nhiều quốc gia hiện nay cũng đã bắt đầu xây dựng hệ thống nhận dạng bằng Blockchain, có thể kể đến các nước như Singapore, Canada, Thụy Sĩ…

Trong tương lai gần, công nghệ Blockchain có lẽ chưa thay thế được những tổ chức trung gian hiện thời như ngân hàng, các công ty như Google hay Grab để cung cấp cho chúng ta các dịch vụ tương tự. Tuy nhiên, ngay cả khi các tổ chức trung gian không bị tha thế, bạn cuối cùng sẽ bắt gặp các công nghệ Blockchain từ các sổ cái phân tán tại nơi làm việc, các hợp đồng thông minh hay những ứng dụng phi tập trung.

Tương lai của Blockchain

Chưa có một hướng rõ ràng về tương lai phát triển của Blockchain, tuy nhiên nó vẫn có thể trở thành một phần của cuộc sống hằng ngày thông qua sổ cái phi tập trung, các phương thức thanh toán hoặc giải pháp phần mềm thay thế cho những phương án hiện thời.