Những lý do đằng sau sự trỗi dậy và bùng nổ của ứng dụng GameFi?

Theo Huobi Research, việc cải thiện trải nghiệm người dùng và giảm đáng kể mức chi phí giao dịch đã góp phần đẩy mạnh sự phát triển của các sáng kiến GameFi từ tháng 6 năm 2021.

8115Total views
Listen to article
play!
Nhung ly do dang sau su troi day va bung no cua ung dung GameFi? - anh 1
Những lý do đằng sau sự trỗi dậy và bùng nổ của ứng dụng GameFi?

Viện nghiên cứu ứng dụng blockchain Huobi (gọi tắt là “Viện nghiên cứu Huobi” – Huobi Research) được thành lập vào tháng 4 năm 2016. Kể từ tháng 3 năm 2018, Huobi Research cam kết mở rộng toàn diện việc nghiên cứu và khám phá các lĩnh vực khác nhau của blockchain. 

Trong công bố gần đây, Viện nghiên cứu Huobi đã xác định mối quan tâm ngày càng tăng đối với trò chơi blockchain là do tác động trực tiếp từ các sáng kiến ​​GameFi – được định nghĩa là việc sử dụng tài chính phi tập trung (DeFi) kết hợp với trò chơi blockchain để khuyến khích người dùng chơi theo cơ chế Play-to-earn.

Sự trở lại của các trò chơi blockchain

Vào cuối năm 2017, trò chơi nuôi dưỡng thú cưng dựa trên hợp đồng thông minh Ethereum – CryptoKitties đã lan rộng trên toàn thế giới. Khối lượng giao dịch trong trò chơi đã vượt quá 1,9 triệu USD trong 7 ngày đầu tiên ra mắt và CryptoKitties trở nên phổ biến đến mức gây tắc nghẽn mạng Ethereum. Mặc dù ghi nhận tối đa 140.000 người dùng hoạt động và 180.000 giao dịch hàng ngày vào tháng 11 năm 2017 nhưng CryptoKitties đã mất hơn 90% tương tác người dùng chỉ trong vòng vài tháng sau đó. 

Nhung ly do dang sau su troi day va bung no cua ung dung GameFi? - anh 2
Những thay đổi về lượng người dùng và khối lượng giao dịch hàng ngày của CryptoKitties (Nguồn: DappRadar, Huobi Research)

Nghiên cứu của Huobi chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng này: “Các trò chơi blockchain ban đầu đều mắc phải những khiếm khuyết như sử dụng mô hình đơn, tính giải trí đơn giản và trải nghiệm người dùng không hấp dẫn.”

Tuy nhiên đến tháng 6 năm nay, ngành công nghiệp trò chơi blockchain đã chứng kiến ​​sự trở lại đầy mạnh mẽ khi tích hợp cùng NFT, DeFi và các yếu tố khác để tạo nên cơ chế mới Play-to-earn (tạm dịch là cơ chế “Chơi để kiếm tiền”). Nổi bật nhất tại thời điểm đó phải kể đến tựa game thú cưng NFT chạy trên nền tảng blockchain – Axie Infinity đã kiếm được 9,72 triệu USD chỉ trong một ngày vào tháng 6, vượt qua kỷ lục của Tencent với trò chơi di động nổi tiếng “Honour of Kings”. 

Nhung ly do dang sau su troi day va bung no cua ung dung GameFi? - anh 3
Số lượng người dùng và khối lượng giao dịch của Axie Infinity (Nguồn: Dappradar, Huobi Research)

Bảng xếp hạng DApp cho thấy 5 trong số 9 ứng dụng hàng đầu đều là ứng dụng của GameFi. Tính đến đầu tháng 12 năm 2021, số lượng người dùng hoạt động hàng tuần của GameFi đạt mức cao kỷ lục, lên đến 9,21 triệu người dùng. 

Nhung ly do dang sau su troi day va bung no cua ung dung GameFi? - anh 4
Danh sách xếp hạng Dapp tháng 12 năm 2021 (Nguồn: DappRadar, Huobi Research)

Những lý do đằng sau sự nổi lên của GameFi là gì?

Nhiều người đánh giá cao sự thành công của GameFi là nhờ vào cơ chế Play-to-earn. Tuy nhiên, khái niệm Play-to-earn từ lâu đã được đưa vào ngành công nghiệp game mà cụ thể là World of Warcraft hoặc Liên minh huyền thoại. Vậy lý do thực sự dẫn đến thành công của GameFi là gì? 

Theo Huobi Research, thành công của GameFi có thể được tóm gọn trong một phương trình đơn giản: GameFi = Game + DeFi.

Chi phí giao dịch là một khái niệm quan trọng trong kinh tế học thể chế mới. Theo nghĩa rộng, chi phí giao dịch đề cập đến bất kỳ chi phí nào được tạo ra bởi sự tồn tại của một hệ thống kinh tế. Định lý Coase giải thích rằng khi có chi phí giao dịch, định nghĩa về quyền tài sản và hình thức tổ chức của nền kinh tế sẽ tác động đến hiệu quả phân bổ nguồn lực. Do đó nếu tất cả các chi phí giao dịch vĩ mô bằng 0, kỳ vọng của game thủ có thể được đáp ứng miễn phí. Ngay cả khi không có định giá thị trường công bằng, người dùng vẫn có thể hài lòng với kết quả tối ưu từ mô hình doanh thu. Mô hình này có thể được sản xuất miễn phí theo mức tiêu thụ thời gian, năng lượng đầu vào và các phép đo đầu vào khác của người dùng. 

Nhung ly do dang sau su troi day va bung no cua ung dung GameFi? - anh 5
Các cách mà GameFi giảm chi phí giao dịch (Nguồn: Huobi Research)

Tuy nhiên, sự tồn tại của chi phí giao dịch đã trở thành một yếu tố quyết định sự lựa chọn hệ thống kinh tế. Và dễ dàng nhận thấy xã hội luôn có xu hướng lựa chọn hệ thống có chi phí giao dịch thấp nhất để vận hành. Riêng với các cơ chế DeFi đặc biệt, GameFi đã giảm đáng kể chi phí giao dịch và cải thiện trải nghiệm người dùng thông qua ba khía cạnh sau:

Thứ nhất là việc tự do mua bán nguyên liệu trò chơi. Điều này không chỉ thể hiện ở quyền tự do trao đổi đối tượng giao dịch mà còn thể hiện bằng quyền tự do về giá cả giao dịch. Các giao dịch trong mô hình chơi game truyền thống tương tự như các giao dịch trong nền kinh tế kế hoạch ở một mức độ nhất định. Ví dụ: Đối tượng được giao dịch chỉ có thể được trao đổi tại các kênh chính thức, việc định giá được cơ quan chức năng ấn định theo một mức giá thống nhất. Điều này giới hạn nghiêm ngặt về chủng loại và số lượng hàng hóa người dùng có thể lựa chọn khi đưa ra quyết định. Ngược lại, khi đưa ra các quyết định sản xuất, càng có nhiều công nghệ và phương pháp thì chi phí giao dịch sẽ càng thấp. Bằng cách nâng cao mức độ tự do giao dịch, GameFi đã giảm hơn nữa chi phí giao dịch và cải thiện trải nghiệm người dùng, từ đó nâng cao sức hút của mình trong thị trường game nói chung. 

Thứ hai là giao dịch tự do và định giá các loại tiền tệ trong trò chơi. Nhiều nhà phân tích đã bỏ qua yếu tố này bởi trong các trò chơi truyền thống, người dùng không thể kiếm tiền trực tiếp thông qua các kênh chính thức. Nhưng họ có thể kiếm tiền thật bằng cách bán các vật phẩm hoặc đạo cụ trong trò chơi để lấy tiền mặt trên thị trường chợ đen. Tuy nhiên, điều này làm phát sinh chi phí giao dịch rất lớn. Bởi vì trong mỗi giao dịch sẽ phát sinh chi phí đối tác khổng lồ thông qua quá trình ký kết, đàm phán và giám sát giao dịch. Chúng ta có thể thấy trong thực tế, không ai mua táo bằng tiền pháp định và sau đó đổi táo lấy lê. Họ muốn mua luôn trái lê khi đã cầm sẵn tiền trong tay. Bởi vì trong mỗi giao dịch sẽ phát sinh chi phí đối tác khổng lồ thông qua quá trình ký kết, đàm phán và giám sát giao dịch.

Thứ ba là sự bảo vệ quyền sở hữu trong GameFi. Người sáng lập Ethereum – Vitalik cho rằng thất bại của các trò chơi truyền thống chủ yếu đến từ việc thiếu vắng sự bảo vệ quyền sở hữu cá nhân. Đối với hầu hết trò chơi truyền thống, nhân vật và đạo cụ trò chơi không thực sự thuộc về người dùng trừ khi đáp ứng ba điều kiện sau:

  • Quyền sử dụng: Chỉ chủ sở hữu mới có quyền quyết định cách sử dụng các tài nguyên này và có quyền ngăn cản người khác sử dụng chúng.
  • Quyền kiếm tiền hoặc quyền sử dụng tài sản để kiếm thu nhập cá nhân.
  • Quyền chuyển nhượng hoặc bán tài nguyên cho bất kỳ người nào.

Ba thuộc tính trên là không tách rời và tạo thành khuôn khổ quyền sở hữu cá nhân. Trong trò chơi truyền thống, doanh thu và quyền chuyển nhượng không được đảm bảo. Tuy nhiên, hãy nhớ lại định lý Coase chỉ ra rằng: Khi có chi phí giao dịch, định nghĩa về quyền tài sản và sự lựa chọn hình thức kinh tế sẽ tác động đến hiệu quả phân bổ nguồn lực. Do đó, để tối ưu hóa việc phân bổ các nguồn lực, việc bố trí hệ thống quyền tài sản là rất quan trọng. Theo nhà kinh tế học nổi tiếng thế giới Steven N.S. Cheung, chỉ một hệ thống quyền sở hữu mới có thể (1) sử dụng sự lựa chọn của nhiều mô hình kinh doanh để tiết kiệm chi phí giao dịch và (2) tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển nhượng hoặc bán để thúc đẩy cạnh tranh. 

Tại sao GameFi lại phát triển đến vậy? Bởi vì nó bảo đảm một cách hiệu quả quyền sở hữu cá nhân của người dùng. Trong GameFi, chủ sở hữu có quyền quyết định việc bán một số tài nguyên nhất định hay không. Điều này nâng cao mức độ độc lập của người dùng và kích thích cạnh tranh thị trường, dẫn đến tiết kiệm chi phí giao dịch. Với sự phát triển của công nghệ blockchain và sự lan tỏa của nền tảng NFT, GameFi hiện có khả năng triển khai một hệ thống quyền sở hữu cá nhân gần như hoàn hảo trên chuỗi công cộng với chi phí khá thấp. 

Ngược lại trong trò chơi truyền thống, các lựa chọn của người dùng bị hạn chế nghiêm trọng. Một số trò chơi không có nền tảng chính thức để giao dịch đạo cụ nhưng vì nhu cầu rất lớn, dẫn đến việc thị trường chợ đen phát triển mạnh với điểm đặc trưng là chi phí giao dịch cao. 

Tất cả những yếu tố được phân tích ở trên đang làm GameFi không chỉ sở hữu lợi thế cạnh tranh rất khác biệt mà còn phản ánh giá trị sức mạnh nội tại của công nghệ blockchain trong ngành công nghiệp trò chơi. 

Tin tức tiền mã hóa 24/7
Thảo luận về tiền mã hóa tại đây
Xem thêm
articles