Tìm hiểu chi tiết các loại dữ liệu on-chain trong thị trường tiền mã hóa

Có những loại dữ liệu on-chain nào? Cùng Coinvn tìm hiểu các loại dữ liệu cơ bản nhất cần thu thập khi nhà đầu tư tiến hành phân tích on-chain.

9204Total views
Tim hieu chi tiet cac loai du lieu on-chain trong thi truong tien ma hoa - anh 1
Tìm hiểu chi tiết các loại dữ liệu on-chain trong thị trường tiền mã hóa

Tổng quan về dữ liệu on-chain

Hiện nay, hoạt động phân tích on-chain đã trở nên rất phổ biến đối với các nhà đầu tư trong thị trường Crypto. Bởi khi phân tích on-chain, nhà đầu tư có thể thấy được hiện trạng thực tế của mạng lưới, các hoạt động được thực hiện, thông tin các giao dịch cũng như xu hướng chung của các nhà đầu tư trên thị trường. Từ đó, nhà đầu tư sẽ xác định các căn cứ quan trọng để đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả.

Thông thường, nhà đầu tư sẽ quan tâm đến một số dữ liệu on-chain cơ bản được khai thác từ các công cụ phân tích. Dữ liệu này là duy nhất và được ghi lại chính xác trên mạng blockchain. Dữ liệu on-chain có thể bao gồm các thông số như dữ liệu về block (thời gian tạo, phí gas, thông tin thợ đào…), dữ liệu về giao dịch (địa chỉ ví, số lượng token…), dữ liệu về các hành động tương tác với hợp đồng thông minh…

Các loại dữ liệu on-chain cơ bản

Tùy vào đặc điểm cũng như nguồn thu thập mà dữ liệu on-chain được phân thành nhiều loại khác nhau. Trong bài viết này, Coinvn sẽ phân loại dữ liệu on-chain thành các nhóm sau:

  • Dữ liệu on-chain đơn giản 
  • Dữ liệu thực thể (Entity Data)
  • Dữ liệu on-chain tổng hợp (Aggregated on-chain Data)
  • Chỉ báo chu kỳ (Cycle Indicators)

Dữ liệu on-chain đơn giản

Các dữ liệu on-chain đơn giản mà nhà đầu tư cần quan tâm đó là số lượng địa chỉ ví đang hoạt động, số lượng địa chỉ ví mới, số lượng giao dịch trên blockchain, số lượng địa chỉ ví có số dư tài sản khác 0… 

Để hiểu rõ những dữ liệu này, nhà đầu tư cần có một lượng kiến thức cơ bản. Chẳng hạn như số lượng địa chỉ ví khác với số lượng người dùng trong mạng lưới. Bởi một người dùng có thể sử dụng nhiều địa chỉ ví khác nhau để đảm bảo an toàn tài sản cũng như dễ dàng hơn trong quá trình giao dịch. Hay để xem xét số lượng giao dịch, nhà đầu tư cần biết chính xác trong mạng lưới có diễn ra các giao dịch “wash trade” hay không để đánh giá chính xác sự phát triển của mạng lưới đó.

Tim hieu chi tiet cac loai du lieu on-chain trong thi truong tien ma hoa - anh 2

Dữ liệu thực thể (Entity Data)

Dữ liệu thực thể là các thông tin được sử dụng để ràng buộc mối quan hệ giữa các địa chỉ ví. Dữ liệu này cho phép nhà đầu tư hiểu chính xác những hành động đang xảy ra trên mạng blockchain. 

Thông thường, dữ liệu thực thể được sử dụng để xác định xem một số loại thực thể nhất định trong mạng blockchain có đang mua, bán hay nắm giữ một số tài sản nhất định hay không? Hoặc liệu số dư Bitcoin trên các sàn giao dịch đang biến động như thế nào?… Các dữ liệu này sẽ được xác định thông qua phương pháp Heuristic, lựa chọn mẫu, sử dụng thuật toán riêng biệt, phương pháp phân cụm… để xác định các địa chỉ ví có thể thuộc một thực thể nhất định nào đó (có thể là cá nhân hoặc tổ chức).

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, thông tin từ dữ liệu thực thể không đáng tin cậy trong ngắn hạn. Bởi vậy nên, nhà đầu tư cần sử dụng kết hợp dữ liệu thực thể với các dữ liệu khác để ra quyết định đầu tư hiệu quả. 

Tim hieu chi tiet cac loai du lieu on-chain trong thi truong tien ma hoa - anh 3

Dữ liệu on-chain tổng hợp (Aggregated on-chain Data)

Dữ liệu on-chain tổng hợp là dữ liệu bổ sung cần được quan tâm bởi chỉ số on-chain đơn giản chỉ cung cấp một số thông tin về tình trạng và sự phát triển của mạng lưới. Lấy ví dụ cụ thể như biểu đồ Bitcoin HODL Waves dưới đây.

Tim hieu chi tiet cac loai du lieu on-chain trong thi truong tien ma hoa - anh 4

Nhìn vào biểu đồ, nhà đầu tư có thể biết được số lượng Bitcoin đã được giao dịch trong các khung thời gian nhất định, chẳng hạn như 6 tháng, 1 năm, 3 năm… Ngoài ra, biểu đồ này cũng cung cấp các ý tưởng về việc liệu người nắm giữ dài hạn đang bán hay đang giữ tài sản của họ. Đây là một trong những thông tin đặc biệt quan trọng cần được quan tâm khi phân tích on-chain. 

Chỉ báo chu kỳ (Cycle Indicator)

Chỉ báo chu kỳ được thiết kế để cung cấp các dấu hiệu nhận biết về vị trí của Bitcoin trong một chu kỳ nhất định. Từ đó, nhà đầu tư có thể xem xét liệu Bitcoin có đang được định giá quá cao hay quá thấp so với giá trị thực của nó. 

Thực chất, chỉ báo chu kỳ là các số liệu hỗn hợp được kết hợp bởi dữ liệu thị trường và dữ liệu blockchain. Một trong những chỉ số cần được quan tâm hàng đầu đó là MVRV (giá trị thị trường trên giá trị thực tế). Chỉ số này được tạo ra bởi nhà phân tích Bitcoin hàng đầu Murad Mahmudov và David Puell. 

MVRV giảm xuống dưới giá trị 1 là dấu hiệu cho thấy Bitcoin có thể đang bị định giá thấp hơn so với giá trị thực của nó. Và ngược lại, nếu MVRV đạt giá trị trên 1 hoặc hơn thế nữa thì đây là dấu hiệu cảnh báo Bitcoin đang được định giá quá cao. 

Tim hieu chi tiet cac loai du lieu on-chain trong thi truong tien ma hoa - anh 5

Nguồn thu thập dữ liệu on-chain bạn cần biết

Nếu bạn quan tâm đến thị trường Crypto và muốn đầu tư hiệu quả thì việc phân tích on-chain là điều đặc biệt cần thiết. Trong bài viết này, Coinvn sẽ giới thiệu với bạn một số nguồn dữ liệu on-chain được cung cấp và hỗ trợ miễn phí:

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các công cụ phân tích on-chain được sử dụng nhiều nhất hiện nay như:

  • Glassnode
  • CryptoQuant
  • ByteTree
  • Santiment
  • Coin Metrics

Tổng kết

Phân tích on-chain là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để nhà đầu tư có thể nắm rõ tình trạng của mạng lưới cũng như xác định xu hướng phát triển trong giai đoạn kế tiếp. Trong bài viết này, Coinvn đã giới thiệu đến bạn các loại dữ liệu on-chain cơ bản cần được quan tâm cũng như những nguồn thu thập dữ liệu đó. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua Telegram của Coinvn. Chúc bạn đầu tư hiệu quả!