Wash trade là gì ? Tìm hiểu khái niệm Wash trade trong thị trường NFT

Wash trade là khái niệm được sử dụng phổ biến trong thị trường tài chính. Vậy Wash trade là gì? Cùng Coinvn tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

12133Total views
Wash trade la gi ? Tim hieu khai niem Wash trade trong thi truong NFT - anh 1
Wash trade là gì ? Tìm hiểu khái niệm Wash trade trong thị trường NFT

Wash trade là gì ?

Wash trade là một khái niệm được sử dụng phổ biến trong thị trường tài chính nói chung. Đối với thị trường tiền mã hóa nói riêng, Wash trade được hiểu là hình thức thao túng thị trường. Trong đó các nhà đầu tư sẽ tạo ra hoạt động giả bằng cách đồng thời mua và bán cùng một loại tiền mã hóa.

Wash trade la gi ? Tim hieu khai niem Wash trade trong thi truong NFT - anh 2

Wash trade trong thị trường NFT

Tổng quan về thị trường NFT 

NFT là viết tắt của cụm từ Non – Fungible Token (mã thông báo không thể thay thế). Đây là một ứng dụng mới của công nghệ blockchain và đã đạt được những thành tựu nổi bật trong năm 2021. Mỗi NFT đại diện cho một tập tin độc nhất. Vì vậy, chúng là duy nhất và không thể hoán đổi cho nhau. NFT có thể tồn tại dưới nhiều dạng tệp kỹ thuật số như tác phẩm nghệ thuật, âm thanh, video, một món đồ trong trò chơi điện tử hay bất kỳ sản phẩm sáng tạo số nào.

NFT thường cung cấp cho người dùng quyền sở hữu đối với dữ liệu hoặc phương tiện liên kết với token và thường được mua, bán trên các sàn giao dịch chuyên biệt về NFT.

Chart, line chart  Description automatically generated

Sự tăng trưởng nhanh chóng của NFT đã khiến vấn nạn về Wash trade ở thị trường tiền mã hóa đang có xu hướng chuyển dịch sang NFT. Hãy cùng tìm hiểu cách thức mà Wash trade đã len lỏi và thao túng thị trường này qua những dấu hiệu dưới đây.

Tự nâng giá NFT của mình 

Như đã nói ở phần trên, Wash trade là hình thức thực hiện một giao dịch mà trong đó người bán và mua cùng vẽ ra bức tranh sai lệch về giá trị, tính thanh khoản của tài sản NFT. Mục tiêu của Wash trade trong thị trường NFT là làm cho NFT bất kỳ có giá trị cao hơn bằng cách bán nó cho một “chiếc ví mới” mà chủ sở hữu ban đầu cũng là người đứng sau chiếc ví đó. 

Một số nền tảng giao dịch NFT cho phép người dùng giao dịch đơn giản bằng cách kết nối ví của họ với nền tảng mà không cần xác minh danh tính. Điều này có nghĩa là một người dùng có thể tạo và liên kết nhiều ví trên cùng một nền tảng. Đây chính là kẽ hở để hiện tượng Wash trade xảy ra.

Sau đó, người dùng có thể kiểm soát cả hai bên của giao dịch NFT, bán NFT từ ví này và mua nó từ ví khác. Khi nhiều giao dịch như vậy được thực hiện, khối lượng giao dịch sẽ tăng lên. Điều này làm cho tài sản cơ bản có vẻ được săn đón nhiều. Ví dụ dưới đây cho chúng ta biết cách thức mà Wash trade đang diễn ra.

Wash trade la gi ? Tim hieu khai niem Wash trade trong thi truong NFT - anh 3

Ví dụ: Anh A tạo ra 1 bức tranh NFT. Sau đó anh A rao bán bức tranh này trên sàn giao dịch NFT. Tiếp theo, anh A tự tạo ra các địa chỉ ví khác nhau để mua lại bức NFT này với giá trị cao hơn, đồng thời hành động này cũng làm tăng khối lượng giao dịch. Có thể nói anh A đã tự nâng giá NFT của mình lên.

Anh B là nhà giao dịch mới bước chân vào thị trường muốn mua NFT để đầu tư. Khi tìm hiểu, anh B thấy sản phẩm NFT của anh A có khối lượng giao dịch lớn và giá thì chưa quá cao. Anh B cho rằng nếu mua NFT này thì sau này anh ấy có thể bán lại với giá cao hơn. Cuối cùng, anh B quyết định mua NFT của anh A. Anh A có lời và tiếp tục tạo ra những lần Wash trade tiếp theo.

Phân tích chiến lược Wash trade của một số nhà giao dịch

Một số nhà giao dịch đã thực hiện hàng trăm giao dịch Wash trade thông qua các ví khác nhau của họ. Dưới đây là một số dữ liệu được tổng hợp bởi công ty phân tích blockchain Chainalysis:

Chart, histogram  Description automatically generated

Chúng ta hãy cùng phân tích kỹ hơn về chiến lược Wash trade của người bán khi thực hiện đến 830 giao dịch giữa các ví khác nhau của chính người này.

Ảnh chụp màn hình từ trình khám phá khối Etherscan cho thấy có một giao dịch mà người bán sử dụng địa chỉ ví 0x828 đã bán NFT cho địa chỉ ví 0x084 với giá 0,4 ETH thông qua thị trường NFT. 

Graphical user interface, text, application, email  Description automatically generated

Thoạt nhìn đây là một giao dịch hoàn toàn trong sạch và hợp phát. Tuy nhiên, đội ngũ phân tích on-chain của Chainalysis nhận thấy rằng địa chỉ 0x828 đã gửi 0,45 ETH đến địa chỉ 0x084 ngay trước đợt bán hàng đó.

Diagram  Description automatically generated

Biểu đồ bên dưới cho thấy các mối quan hệ tương tự giữa người bán và hàng trăm địa chỉ khác cũng của chính họ đã tham gia giao dịch NFT. 

Wash trade la gi ? Tim hieu khai niem Wash trade trong thi truong NFT - anh 4

Người bán là địa chỉ ở giữa. Tất cả các địa chỉ khác trên biểu đồ này đã nhận được tiền từ địa chỉ chính của người bán trước khi mua NFT từ địa chỉ ở giữa. Mặc dù vậy, người bán dường như không thu được lợi nhuận từ các hành động Wash trade. Nếu chúng ta tính toán số tiền người bán đã kiếm được từ việc bán NFT đến các địa chỉ của chính họ cũng không bù được số tiền đã phải chi trả cho ví giao dịch.

Graphical user interface, application  Description automatically generated

Tuy nhiên, câu chuyện sẽ thay đổi nếu chúng ta nhìn vào phần lớn hơn của hệ sinh thái NFT. Bằng cách sử dụng phân tích on-chain, đội ngũ Chainalysis đã xác định được 262 người dùng đã bán NFT cho một địa chỉ được tự cấp vốn hơn 25 lần.

Điều thú vị là hầu hết các nhà giao dịch theo phương pháp Wash trade đều không kiếm được lợi nhuận từ các giao dịch này. Trên thực tế, trong số 262 người dùng thực hiện các giao dịch mua bán, có 152 người dùng đã chịu khoản lỗ khoảng 400 nghìn đô la Mỹ. Tuy nhiên, 110 người dùng còn lại đã thu về lợi nhuận khoảng 8 triệu đô la Mỹ. Và đây chính là cách để nhóm Wash trade có thể thu về khoản lợi nhuận khổng lồ đến từ hành vi gian lận của mình.

Graphical user interface, application  Description automatically generated

Giải pháp chống lại Wash trade từ các sàn giao dịch

Hiện nay, các công cụ hiện đại đang ngày một phát triển để phát hiện hoạt động gian lận như Wash trade. Các công cụ này có thể phát hiện giao dịch giữa ví mua và bán có được tài trợ bởi cùng một địa chỉ hay không. Điều đó phần nào giúp hạn chế được hành vi gian lận đến từ Wash trader.

Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng hoạt động liên quan đến Wash trade có thể sẽ trở nên phổ biến hơn trong thời gian tới. Điều này chủ yếu đến từ lý do người dùng có thể dễ dàng tạo nhiều ví Ethereum và mua bán NFT. 

Sàn giao dịch NFT lớn nhất trên thị trường hiện nay – OpenSea cũng đã phát hành blog vào tháng 01/2022 nhằm thông báo về việc ra mắt NFT Security Group. Theo đó, NFT Security Group sẽ chủ yếu tập trung vào việc loại bỏ các vấn đề về lỗ hổng bảo mật trước khi người dùng chân chính gặp phải trường hợp tiền mất tật mang. Đồng thời, nhóm cũng sẽ làm việc để tạo ra các giải pháp hạn chế giao dịch Wash trade cũng như cải thiện tính bảo mật tổng thể của nền tảng NFT nói chung.