Nội dung
Phân tích Onchain Bitcoin (week 11, 2022)
Xu hướng tích lũy Bitcoin đã giảm bớt trong ngắn hạn, mặc dù xu hướng trong nhu cầu dài hạn lại mang tính xây dựng.
Năng lượng “tiềm ẩn” cho một “sự kiện từ bỏ” (Capitulation event – diễn ra khi các nhà đầu tư quyết định từ bỏ việc cố gắng lấy lại lợi nhuận bị mất đi do giá giảm) đã có, nhưng vẫn chưa thể hiện như nó đã có trong các chu kỳ thị trường trước đó.
Trong tuần này, giá Bitcoin tiếp tục củng cố ngày càng chặt chẽ giữa mức thấp là 37.274 USD và mức cao là 42.455 USD. Như đã được đề cập trong tuần trước, thị trường hiện đang tồn tại trong một sự cân bằng mong manh, trong bối cảnh bất ổn địa chính trị và các vấn đề vĩ mô đang diễn ra trên thị trường toàn cầu.
Chúng ta đã trải qua hai năm kể từ “sự kiện từ bỏ” lớn vào tháng 03/2020, chứng kiến giá Bitcoin giảm mạnh hơn 52%, giảm từ 8.000 USD xuống 3.800 USD trong hai ngày giao dịch và đánh dấu sự kết thúc của chu kỳ giảm trong giai đoạn 2019 – 2020. Các “sự kiện từ bỏ” như thế này thường biểu thị một đợt xả hàng quy mô của tất cả những người bán còn lại, khiến tình thế có lợi cho phe bò.
Trong tuần này, chúng tôi sẽ đánh giá sự cân bằng hiện tại giữa người mua và người bán để xem chúng ta có thể sắp kết thúc chu kỳ giảm hiện tại như thế nào.
Chúng ta sẽ bắt đầu với một số liệu mới trong tuần này, điểm xu hướng tích lũy Bitcoin (Bitcoin Accumulation Trend Score). Công cụ này được thiết kế để theo dõi sự tích lũy tổng hợp hoặc phân phối ví của nhà đầu tư. Nó cũng được dùng để theo dõi khi các thực thể lớn (hay còn gọi là cá voi) hoặc một phần lớn của thị trường (hay còn gọi là tôm với số lượng lớn) đang thêm vào lượng tiền nắm giữ, đồng thời lọc ra những người khai thác (miners) và sàn giao dịch.
Số liệu giao dịch giữa các giá trị 0 và 1 với cách diễn giải sau:
Chúng ta có thể thấy rằng khoảng thời gian từ tháng 10/2021 đến tháng 01/2022 là một trong những thời kỳ tích lũy rất mạnh (lớn hơn 0,9, màu tím sẫm), có khả năng xảy ra bởi những HODL “không biến sắc” với giá. Tuy nhiên, trong hầu hết năm 2022, số liệu này đã dao động trong khoảng giá trị từ 0,2 – 0,5. Điều này làm nổi bật tác động của sự không chắc chắn vĩ mô toàn cầu đối với tâm lý nhà đầu tư, với kết quả là sự tích lũy yếu hơn đang diễn ra.
Tuần này, chúng ta cũng đã thấy sự gia tăng đáng kể đối với các older coin được chi tiêu. Các older coin được nắm giữ bởi các nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm hơn với sự biến động đặc trưng của thị trường Bitcoin và thường được coi là đồng nghĩa với “đồng tiền khôn”.
Do đó, khi chúng ta thấy các older coin được chi tiêu ở mức cao hơn, điều đó có thể cho thấy một xu hướng giảm hơn nhạy cảm trong lớp HODLer. Các older coin mà già hơn 6 tháng chiếm 5% tổng khối lượng chi tiêu trong tuần này, đây là một mức tăng đáng chú ý so với những tháng gần đây.
Chúng ta cũng có thể thấy điều này trong chỉ số Binary Coin-days Destroyed với mức trung bình động 7 ngày. Số liệu này sẽ giao dịch cao hơn khi các older coin được chi tiêu một cách liên tục. Giá trị thấp (vùng màu xanh lá cây) là điển hình của các giai đoạn tích lũy trong thị trường giá xuống, trong khi giá trị tăng cao (vùng màu đỏ) là điển hình của xu hướng tăng giá, khi các nhà đầu tư dài hạn bán mạnh vào thị trường.
Kể từ tháng 9 năm ngoái, Binary CDD đã giao dịch liên tục cao hơn giai đoạn tích lũy điển hình. Điều này càng cho thấy rằng vẫn còn một số rủi ro đối với nhà đầu tư dài hạn đang diễn ra.
Đơn vị chúng ta đo lường để theo dõi tổng hợp tuổi của số coin được sử dụng được gọi là coin-day. Nó đại diện cho lượng thời gian mà một coin vẫn ở trạng thái không hoạt động trong ví của nhà đầu tư. Ở góc độ vĩ mô hơn, tổng coin-day tiêu hủy trong 90 ngày qua vẫn ở mức thấp trong lịch sử.
Trong thị trường gấu, chỉ số CDD-90 giao dịch ở mức thấp khi các nhà đầu tư tích lũy tiền từ từ và có ưu tiên cho HODLing. Tuy nhiên, nó sẽ tăng đột biến sau các “sự kiện từ bỏ”, vì sự sợ hãi và hoảng sợ tạo ra một làn sóng cuối cùng của áp lực bên bán, khiến tất cả những con gấu còn lại kiệt quệ.
Số liệu này cho thấy rằng tích lũy và HODLing là mô hình hành vi được ưa thích hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa thấy “sự kiện từ bỏ” cuối cùng trong chu kỳ giảm này, điều đã xảy ra trong tất cả các chu kỳ trước đó. Do đó, chúng ta vẫn còn phải xem liệu lần này có khác không.
Biểu đồ dưới đây cho thấy tỷ lệ tương đối của nguồn cung được nắm giữ bởi người nắm giữ ngắn hạn (STH), những người đã tích lũy trong 155 ngày qua. Nhóm thuần tập này được thống kê là những người có nhiều khả năng bán nhất khi đối mặt với sự biến động của thị trường, đặc biệt là giữa giai đoạn sự kiện từ bỏ cuối cùng xảy ra.
Hỗ trợ quan sát ở trên, chúng ta tiếp tục thấy lượng cung coin do nhóm người nắm giữ ngắn hạn nắm giữ giảm. Điều này chỉ có thể xảy ra khi một phần lớn nguồn cung không hoạt động và vượt qua ngưỡng tuổi 155 ngày, trở thành nguồn cung người nắm giữ dài hạn. Nguồn cung STH đạt mức thấp về mặt lịch sử có liên quan đến giai đoạn sau của thị trường gấu, khi người mua kiên nhẫn gửi tiền vào ví lạnh trong thời gian dài.
Nguồn cung STH hiện đang ở gần mức thấp nhất mọi thời đại, điều này có ý nghĩa tích cực đối với giá. Tuy nhiên, 82% số tiền này (2,51 triệu BTC) hiện đang bị thua lỗ và đến lượt nó lại là nguồn có khả năng gây áp lực từ phía bán nhất.
Các sóng HODL cũng cho thấy rằng các coin dưới 6 tháng tuổi đang ở mức thấp nhất mọi thời đại. 24,53% nguồn cung lưu hành nằm trong nhóm tuổi trẻ này, có nghĩa là 75,47% nguồn cung đã không hoạt động trong hơn 6 tháng.
Đây một lần nữa là một quan sát tương đối mang tính xây dựng đối với giá cả và chỉ ra rằng HODLing đang chi phối hành vi của nhà đầu tư, ngay cả với những rủi ro vĩ mô phổ biến như những cơn gió ngược.
Trong khi tỷ lệ nguồn cung coin “non” đang giảm, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn của giá trị thực tế so với các chu kỳ trước đó. Nói cách khác, một lượng vốn ngày càng lớn bằng USD được đầu tư vào Bitcoin hiện đang được giữ bằng các đồng tiền được tích lũy trong 6 tháng qua.
Các thị trường gấu giai đoạn cuối có đặc điểm tương tự là tỷ lệ vốn nắm giữ bởi các đồng tiền trẻ hơn này thấp hơn, khi các đồng tiền này trưởng thành trong ví của nhà đầu tư dài hạn hơn. Cụ thể, dải tuổi 3 tháng – 6 tháng (dải màu vàng trên cùng trong biểu đồ bên dưới) hiện đang tăng lên đáng kể, cho thấy một lượng lớn nguồn cung được mua trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 12 năm ngoái vẫn được giữ chặt.
Chúng ta hiện đang hướng tới các tín hiệu về nhu cầu trong phạm vi dài hơn (trên 3 tháng) sau khi đã thiết lập bối cảnh vĩ mô của nguồn cung bên bán.
Cụ thể, Coinbase đã chứng kiến một dòng tiền ròng (net outflow) rất lớn trong tuần này, tổng cộng là 31.130 BTC (1,18 tỷ USD). Đây là dòng chảy ròng lớn nhất kể từ ngày 28/07/2017. Biểu đồ của dòng tiền ròng đi ra (thanh màu đỏ) sau tháng 03/2020 cũng khá rõ ràng trong biểu đồ dưới đây. Đây vẫn là một tín hiệu mạnh mẽ cho thấy các nhà đầu tư ngày càng coi Bitcoin như một tài sản đáng chú ý trong các danh mục đầu tư hiện đại.
Dòng chảy ra này đã làm giảm tổng số dư nắm giữ trên Coinbase xuống còn 649.500 BTC, đưa nó trở lại mức được thấy lần cuối tại đỉnh thị trường tăng giá năm 2017. Tổng số dư Bitcoin do Coinbase nắm giữ hiện đã giảm 375.500 BTC (36,6%) so với ATH đạt được vào tháng 04/2020.
Các dòng ra lớn như thế này thực sự là một phần của xu hướng nhất quán trong số dư Coinbase, vốn đã giảm dần trong hai năm qua. Là sàn giao dịch lớn nhất tính theo số dư BTC và là địa điểm ưa thích cho các tổ chức có trụ sở tại Hoa Kỳ, điều này càng hỗ trợ việc chấp nhận Bitcoin như một tài sản vĩ mô của các tổ chức lớn hơn.
Nếu nhìn vào tỷ lệ khủng hoảng nguồn cung thanh khoản (ISSR), chúng ta có thể thấy một mức tăng đáng kể trong tuần này, cho thấy những đồng tiền rút ra này đã được chuyển vào một chiếc ví có lịch sử chi tiêu từ ít đến nhiều.
Số liệu này sẽ có xu hướng cao hơn khi có nhiều đồng tiền chuyển vào các ví như vậy và chúng ta có thể thấy rằng nó hiện có cấu trúc thị trường tương tự như thị trường gấu 2018 – 2020, mặc dù trên quy mô thời gian ngắn hơn. Chỉ số ISSR hiện ở mức 3,2, có nghĩa là lượng cung được giữ trong ví thanh khoản lớn hơn 3,2 lần so với nguồn cung thanh khoản.
Số liệu này chỉ ra rằng nhu cầu vẫn tồn tại, mặc dù giá cả đang gặp khó khăn.
Để kết thúc, chúng ta sẽ tìm hiểu một khái niệm đã được phát triển gần đây với sự cộng tác của David Puell (Ark Invest) gọi là “tỷ lệ lạm phát thị trường” – market inflation rate. Chỉ số này là thước đo tỷ lệ tích lũy hoặc phân phối hàng năm theo LTH.
Đầu tiên, chúng ta giả định việc phát hành Bitcoin cho các thợ đào so với nguồn cung lưu thông là tỷ lệ lạm phát danh nghĩa (dấu vết màu vàng), được coi là một áp lực từ phía bên bán.
Tiếp theo, chúng ta sẽ xác định hàng năm về sự thay đổi từng ngày trong nguồn cung của người nắm giữ dài hạn so với nguồn cung luân chuyển như một thước đo nhu cầu thị trường. Chúng ta nhân giá trị với âm 1 sao cho tích lũy LTH sẽ trả về tỷ lệ âm (tăng), trong khi thoái vốn LTH sẽ trả về tỷ lệ dương (giảm).
Cuối cùng, chúng ta cộng tỷ lệ tích lũy LTH này vào tỷ lệ lạm phát danh nghĩa để tính tỷ lệ lạm phát thị trường (dấu vết xanh). Những gì chúng ta có thể thấy là:
Hiện tại, tỷ lệ lạm phát trên thị trường LTH là âm 10,9%, có nghĩa là LTH hiện đang cộng vào số dư của chúng ở mức 7,6 lần so với tỷ lệ bảo hiểm. Điều này đang tiếp cận mức thấp lịch sử đã báo hiệu mức thấp của thị trường giảm trong các chu kỳ trước đây và là một động thái dài hạn mang tính xây dựng khác.
Sự không chắc chắn đi kèm với nhiều rủi ro địa chính trị và vấn đề vĩ mô đã làm suy yếu các xu hướng tích lũy chuỗi ngắn hạn kể từ tháng Một. Chúng ta cũng có thể thấy chi tiêu của các older coin tăng nhẹ trong tuần này, mặc dù nó vẫn không cho thấy bất kỳ sự mất lòng tin rộng rãi nào của nhà đầu tư trên quy mô vĩ mô.
Với hơn 2,51 triệu BTC được nắm giữ bởi người nắm giữ ngắn hạn với mức lỗ chưa thực hiện, vẫn có nguy cơ người bán vẫn chưa cạn kiệt hoàn toàn. “Năng lượng tiềm ẩn” cho một “sự kiện từ bỏ” là ở đó và một sự kiện như vậy sẽ nhất quán với tất cả các chu kỳ giảm trước đó.
Tuy nhiên, HODLing vẫn tiếp tục chi phối hành vi của nhà đầu tư và xu hướng tích lũy dài hạn vẫn mang tính xây dựng ấn tượng.