Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng Bitcoin sẽ đe dọa sự ổn định kinh tế
Hai nhà kinh tế nổi tiếng là Tobias Adrian và Rhoda Weeks-Brown của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF cho rằng Bitcoin sẽ đe dọa sự ổn định trong nền kinh tế.
Trong khi các công ty như Tesla, Amazon, Twitter đang nghiên những ứng dụng thực tiễn của Bitcoin thì Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã từ chối giúp El Salvador trong việc đưa Bitcoin trở thành phương tiện thanh toán chính thức tại quốc gia này. Thêm vào đó, trong một bài đăng trên trang web của IMF, quỹ này cho rằng Bitcoin sẽ đe dọa sự ổn định trong nền kinh tế.
IMF cho rằng Bitcoin sẽ đe dọa sự ổn định của nền kinh tế
Vừa qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đăng tải một bài viết với tiêu đề “Cryptoassets as National Currency? A Step Too Far” – Tạm dịch: Tiền mã hóa là tiền tệ quốc gia? Một bước tiến khó đạt được. Bài viết được viết bởi 2 nhà kinh tế nổi tiếng là Tobias Adrian và Rhoda Weeks-Brown của IMF, nội dung bài viết bàn luận xoay quanh việc áp dụng Bitcoin rộng rãi trên thế giới có thể dẫn đến sự bất ổn trong nền kinh tế vĩ mô vì những rủi ro tiềm ẩn của loại tài sản này.
Hai nhà kinh tế nổi tiếng của IMF cho rằng:
“Các loại tiền mã hóa, như Bitcoin chẳng hạn, có tiềm năng giảm chi phí thanh toán và thực hiện giao dịch nhanh hơn. Nhưng việc áp dụng Bitcoin vào dịch vụ thanh toán không phải là việc đơn giản, việc này đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ lưỡng nhằm đưa ra các chính sách phù hợp để giảm thiểu những rủi ro biến động về giá của các loại tài sản này. Đồng thời, mức độ ô nhiễm môi trường do sử dụng các năng lượng nhiên liệu hóa thạch để khai thác Bitcoin là rất lớn, để áp dụng Bitcoin vào thực tiễn, vấn đề này cần được ưu tiên hàng đầu.”
Bên cạnh đó, hai nhà kinh tế này đã đặt ra một vấn đề nan giải là nếu hàng hóa và dịch vụ được định giá bằng cả tiền tệ thực và tiền mã hóa, các hộ gia đình và doanh nghiệp sẽ dành phần lớn thời gian để suy nghĩ nên chọn loại tiền nào để nắm giữ thay vì tập trung vào các hoạt động sản xuất, có khả năng dẫn đến sự trì trệ trong hoạt động sản xuất thường ngày.
Chưa dừng lại ở những rủi ro về biến động giá, ô nhiễm môi trường, nguy cơ dẫn đến sự trì truệ trong các hoạt động sản xuất khi áp dụng Bitcoin vào thực tiễn. Adrian và Rhoda Weeks-Brown còn chỉ ra việc truy đòi tài sản của nhà đầu tư nếu xảy ra các vấn đề lừa đảo trong thị trường tiền tiền mã hóa vô cùng khó khăn:
“Các hộ gia đình và doanh nghiệp có thể chịu rủi ro mất toàn bộ tài sản do các hoạt động lừa đảo trực tuyến và các cuộc tấn công của Hackers. Mặc dù công nghệ Blockchain của các loại tiền mã hóa đã được chứng minh là có độ bảo mật cao, nhưng các trục trặc kỹ thuật vẫn có thể xảy ra. Trong trường hợp của Bitcoin, nếu xảy ra sự cố hack hoặc lừa đảo trực tuyến thì việc truy đòi tài sản rất khó khăn vì không có tổ chức phát hành hợp pháp.”
Biến Bitcoin trở thành tiền tệ quốc gia là một quyết định nhiều rủi ro
Cũng trong bài viết này, hai quan chức IMF có đề cập đến việc đưa Bitcoin trở thành tiền tệ quốc gia của El Salvador là một quyết định chứa nhiều rủi ro không thể lường trước được, chẳng hạn như sự biến động giá của Bitcoin là quá lớn.
“Bitcoin đã đạt mức cao nhất là $65,000 USD vào tháng 4, sau đó giảm xuống còn $30,000 USD chỉ sau 2 tháng và hiện tại tăng trưởng lên $40,000 USD trong vòng 24h. Chính sự biến động không ổn định của Bitcoin sẽ trở thành rào cản của việc biến Bitcoin thành tiền tệ hợp pháp trên thế giới nói chung và El Salvador nói riêng.”
Thêm vào đó, hai nhà kinh tế cũng bày tỏ sự lo ngại đối với việc khai thác Bitcoin bằng các năng lượng tái tạo vẫn sẽ gây ô nhiễm môi trường, để ám chỉ kế hoạch tận dụng năng lượng địa nhiệt được giải phóng từ núi lửa để khai thác Bitcoin của El Salvador vẫn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
IMF đã nhiều lần cảnh báo rủi ro tiềm ẩn của tiền mã hóa, đồng thời bày tỏ quan điểm không đồng ý việc đưa Bitcoin trở thành tiền tệ hợp pháp của các quốc gia trên thế giới, trong đó có El Salvador.
Đọc thêm: Người El Salvador xuống phố phản đối luật Bitcoin của Nayib Bukele.
Có thể thấy hiện nay luật Bitcoin của tổng thống Nayib Bukele đang đối mặt với nhiều thử thách, nhưng vẫn còn hơn một tháng nữa để hoàn thành quy trình đưa luật Bitcoin đi vào thực tiễn. Liệu rằng bộ luật này có thay đổi gì hay không? Cùng thảo luận với Coinvn qua kênh Telegram của nhóm nhé!