Staking là gì? Những điều cần lưu ý khi tham gia Staking

Staking - anh 1

Staking là một trong những kênh đầu tư hiệu quả đem lại nguồn thu nhập thụ động cho không ít các nhà đầu tư trên thị trường tiền mã hóa. Cùng Coinvn tìm hiểu chi tiết staking là gì cũng như những lưu ý khi tham gia staking.

Staking là gì?

Staking được hiểu là việc nhà đầu tư giữ và khóa một lượng token của dự án blockchain nào đó trong một khoảng thời gian, có thể là cố định hoặc không cố định để nhận phần thưởng. Phần thưởng mà bạn nhận sẽ là một lượng token mà bạn đem đi staking. Số lượng token nhận được sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố là số lượng token và thời gian stake. Như vậy, cơ chế staking cũng tương đương với việc bạn đem tiền đi gửi có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn tại các ngân hàng và sau đó nhận lãi suất. 

Hiện nay, staking đã được hỗ trợ trên rất nhiều sàn giao dịch, bao gồm cả sàn tập trung và phi tập trung. Tùy thuộc vào cơ chế hoạt động tại các sàn mà bạn có thể lưu trữ hoặc khóa token trên ví điện tử hoặc trên chính sàn giao dịch đang tham gia stake.

Phân loại Staking

Staking được phân thành hai nhóm chính đó là: Staking trong cơ chế đồng thuận PoS và staking để nhận phần thưởng.

Staking trong cơ chế đồng thuận PoS (Proof of Stake) yêu cầu người tham gia phải đặt cược một lượng token nhất định của họ vào mạng lưới để thực hiện một nhiệm vụ nào đó như xác thực giao dịch và tạo khối mới. Đổi lại, người tham gia sẽ nhận được phần thưởng tương đương với công sức mà họ đã bỏ ra. Phần thưởng khi stake trong PoS bao gồm phần thưởng khối và phí giao dịch. 

Staking để nhận phần thưởng là phương án được yêu thích và lựa chọn bởi đông đảo các nhà đầu tư, nhất là những người không có nhiều kiến thức cũng như thời gian tìm hiểu về trading. Người tham gia chỉ cần stake token của mình vào các dự án hoặc stake trên các sàn giao dịch mà không cần thực hiện bất kỳ hành động nào khác. Tức là, bạn không cần trực tiếp thực hiện xác thực giao dịch hay tạo khối mới, mà bạn chỉ cần khóa token trên ví hoặc sàn giao dịch để nhận phần thưởng. 

Staking hoạt động như thế nào?

Trái ngược hoàn toàn với cơ chế đào thêm khối mới vào blockchain của PoW, PoS sử dụng staking để tạo thêm các khối mới và xác nhận giao dịch trong chuỗi mà không cần đến các thiết bị khai thác như ASIC. Các token được khóa sẽ được lựa chọn ngẫu nhiên trong khoảng thời gian nhất định để tạo block mới. Thông thường, số lượng token khóa khi tham gia staking sẽ là căn cứ để lựa chọn người xác thực khối tiếp theo. 

Staking đòi hỏi người tham gia phải lưu trữ hoặc khóa token trên ví điện tử hoặc trên sàn giao dịch. Điều này khác hoàn toàn với việc bạn phải đầu tư một số vốn lớn để mua các thiết bị khai thác ASIC. Ngoài ra, staking còn hỗ trợ các nền tảng mở rộng mạng lưới và tránh tình trạng tắc nghẽn, từ đó đẩy nhanh tốc độ xử lý giao dịch. Đây là lý do hầu hết các dự án sau này cũng như các nền tảng cũ chuyển dần từ cơ chế PoW sang PoS.

Các thông số cần chú ý khi Staking

Staking là phương án đầu tư ít rủi ro hơn so với trading và một vài phương án khác, nhất là khi bạn không có nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm. Tuy nhiên, để có thể tham gia staking hiệu quả, bạn cần hiểu và chú ý đến một vài thông số sau: Lãi suất, tỷ lệ lạm phát, thời gian lock, thời gian unlock và số lượng token tối thiểu.

Lãi suất: Đây là chỉ số được các nhà đầu tư quan tâm hàng đầu khi tham gia vào bất kỳ hình thức đầu tư nào. Lãi suất càng cao thì phần thưởng thực tế bạn nhận được càng lớn. Để tham khảo mức lãi suất ước tính của các dự án trước khi đầu tư, bạn xem tại phần APY trên mỗi dự án. Nhưng lưu ý, bạn không nên chọn căn cứ duy nhất là lãi suất mà nên kết hợp với nhiều chỉ số khác.

Tỷ lệ lạm phát: Các token hoạt động theo cơ chế PoS thường có tỷ lệ lạm phát cao hơn các token khác trên thị trường. Bởi phần thưởng các nhà đầu tư nhận được bao gồm phí giao dịch và phần thưởng blockchain mới được sinh ra. Như vậy, các token mới được tạo ra sẽ tiếp tục được đưa vào thị trường để đầu tư, từ đó dẫn đến tình trạng lạm phát, ảnh hưởng trực tiếp đến giá token và lưu lượng lưu thông. 

Thời gian lock: Trong thời gian lock, người tham gia sẽ không thể sử dụng tài sản của mình vào bất cứ hành động gì. Vì vậy, có thể bạn sẽ đánh mất cơ hội bán ra để thu lời nếu token đó tăng giá. Thời gian lock sẽ tùy thuộc vào lựa chọn ban đầu của bạn là 30 ngày, 60 ngày, 90 ngày hoặc hơn thế. Vậy nên, trước khi tham gia staking, bạn hãy xem xét tình hình thị trường để đưa ra quyết định phù hợp.

Thời gian unlock: Hầu hết các dự án đều cho phép bạn unlock trước thời hạn. Đổi lại, bạn sẽ không nhận được bất kỳ phần thưởng nào. Nếu thực hiện unlock, bạn nên tính toán kỹ lưỡng bởi sẽ mất một khoảng thời gian nhất định để nhận lại được token.

Số lượng token tối thiểu: Bạn cần để ý thông số này để đảm bảo đủ điều kiện tham gia staking vào các dự án. 

Xem Thêm

Tin mới nhất

Ethereum xoay vong tren 1.900 USD khi Hard Fork Shanghai den gan - anh 1
Staking
Ethereum (ETH), native token của blockchain Ethereumeum, dao động trên 1.900 đô la Mỹ trong cả ngày hôm qua (05/04), khi chỉ còn một tuần nữa hard fork Shanghai sẽ diễn ra. Trước đó 1 ngày, ETH đã tăng lên 1.941 đô la Mỹ, mức cao nhất kể từ tháng 8 năm ngoái.
81
Tim hieu EigenLayer – Nen tang ReStaking dau tien tren Ethereum - anh 1
Staking
ReStaking là một phương thức mới ra mắt gần đây và hôm nay, chúng ta sẽ cùng khám phá EigenLayer - dự án đầu tiên cung cấp giải pháp ReStaking trên Ethereum
7106
Staking ETH tang dot bien, cac cong cu phai sinh Liquid Staking co tang gia? - anh 1
Staking
Mối quan tâm đến staking ETH tăng lên khi Nâng cấp Shanghai đến gần. Các giao thức như Lido, Frax Finance và Rocket Pool đã thu được nhiều lợi ích.
138
Tai sao chi gan mot nua nguon cung DOT duoc staking? - anh 1
Staking
Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau phân tích các yếu tố chính dẫn đến việc chưa đến một nửa token DOT được đem staking.
4287
Nhung sai lam ma nha dau tu can tranh khi staking crypto - anh 1
Staking
Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những sai lầm phổ biến cần tránh khi staking tiền mã hóa.
3667
CLever (CLEV) la gi? Tong quan ve du an CLever - anh 1
Staking
CLever là gì? CLever là một nền tảng mang lại cung cấp các chiến lược tạo lợi nhuận hấp dẫn, cho phép người dùng gửi token vào dự án để nhận lại tiền lãi. Bạn có thể sử dụng lợi nhuận để canh tác, ký gửi với đòn bẩy cao trên CLever. Dự án mang […]
4170
Kraken bi phat 30 trieu USD va bi cam dich vu staking - anh 1
Staking
Theo thông cáo báo chí rạng sáng ngày 10/02 (giờ Việt Nam), Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) yêu cầu sàn giao dịch Kraken nộp phạt 30 triệu USD và buộc ngừng cung cấp dịch vụ staking vĩnh viễn tại thị trường Mỹ.
97
Dich vu staking Ethereum cua Rocket Pool dat TVL 1 ty USD - anh 1
Staking
Theo dữ liệu từ DefiLlama, dịch vụ staking Ethereum Rocket Pool đã đạt tổng giá trị bị khóa (TVL) là 1 tỷ đô la Mỹ vào ngày 9 tháng 2.
109
“Bo tui” 8 cach kiem thu nhap thu dong voi tien ma hoa - anh 1
Staking
Vì thị trường tiền mã hoá đang phải đối mặt với một trong những thị trường downtrend thách thức nhất trong lịch sử, nên việc tạo thu nhập thụ động từ việc nắm giữ tiền mã hoá của bạn là một cách tiềm năng để cân bằng các khoản lỗ.
5658
Du lieu on-chain chuong trinh staking cua Chainlink he lo dieu gi? - anh 1
Staking
Bài viết này sẽ phân tích dữ liệu on-chain của Chainlink để thấy sự thay đổi tích cực của nền tảng này sau khi công bố chương trình staking.
5512
Xem thêm
Back to top