Tiền mã hóa và Blockchain sẽ định hình tương lai của tài chính?

Nhận định của một số chuyên gia Tiền điện tử và Blockchain từ Trung Quốc về vai trò của ngành công nghệ mới nổi này đối với việc định hình tương lai của tài chính.

9338Total views
Listen to article
play!
Tien ma hoa va Blockchain se dinh hinh tuong lai cua tai chinh? - anh 1
Tiền điện tử, tương lai của ngành tài chính? Nguồn ảnh: Cointelegraph.

Tại thời điểm Satoshi Nakamoto cho ra mắt cuốn sách trắng về Bitcoin (BTC) hơn một thập kỷ trước, chắc hẳn khó ai có thể tưởng tượng được lĩnh vực tiền mã hóa và công nghệ Blockchain sẽ có vai trò gì trong nền tài chính toàn cầu sau này.

Tổng quan về thị trường tiền mã hóa hiện nay

Một số người cho rằng việc phát minh ra công nghệ Blockchain có thể so sánh với cuộc cách mạng phát minh ra Internet vào những năm 1980. Mở ra như một “thiên đường” dành cho những anh em đam mê công nghệ, chỉ sau 12 năm, Bitcoin đã trở thành một tay chơi nghiêm túc trong lĩnh vực tài chính, với giá trị vốn hóa thị trường chỉ đứng sau Google – một trong những gã khổng lồ công nghệ lớn nhất thế giới.

Tien ma hoa va Blockchain se dinh hinh tuong lai cua tai chinh? - anh 2
Bitcoin đã trở thành tay chơi nghiêm túc trong lĩnh vực tài chính.

Một trong những lý do giải thích cho sự tăng trưởng vượt trội cũng như sức hút của tiền mã hóa đó chính là loại công nghệ xương sống hứa hẹn về một tương lai Financial Inclusion (tài chính toàn diện) chứ không chỉ là tài chính truyền thống nữa. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với những khu vực có tiềm năng lớn nhất cho việc áp dụng tiền mã hóa hàng loạt như các quốc gia đang phát triển.

Trong trường hợp Blockchain không thể giải quyết tất cả các vấn đề của xã hội, chính cộng đồng đứng đằng sau ngành công nghiệp này sẽ giúp xử lý các vấn đề được gây ra bởi yếu tố Financial Exclusion (loại trừ tài chính). Ngành công nghiệp tiền mã hóa tập trung rất nhiều vào hai yếu tố đa dạng và hòa nhập, bao gồm cả việc đánh giá cao những đóng góp của phụ nữ và cộng đồng LGBTQ+.

Các bài diễn thuyết chung về ngành công nghiệp tiền mã hóa cho đến nay vẫn bị ảnh hưởng nhiều bởi câu chuyện về Con đường Tơ lụa năm xưa hay cơn sốt ICO năm 2017 – nơi mà 80% các nhà phát hành được giới thiệu đều là lừa đảo. Tuy nhiên, bằng cách thu hút thế hệ trẻ – những người sẽ sớm trở thành lực lượng nòng cốt của nền kinh tế thế giới – tiền mã hóa chắc chắn vẫn đang trên con đường phát triển của chính mình. Chỉ trong năm 2020, Paypal – ví điện tử lớn nhất thế giới đã thông báo rằng họ cho phép khách hàng của mình mua, bán và nắm giữ tiền mã hóa. Không thể ngờ rằng, nhu cầu của khách hàng thậm chí còn lớn hơn cả dự kiến.

Cũng trong năm 2020, cả thế giới đã chứng kiến sự trỗi dậy của ngành Tài chính phi tập trung. Một số người thậm chí còn cho rằng Defi sẽ tiếp nối và hoàn thành những gì Bitcoin đã bắt đầu, hơn thế nữa là “sẽ đảm bảo cho một tương lai tốt hơn, tự do hơn”.

Defi là bước khởi đầu cũng là những dấu hiệu nhen nhóm đầu tiên cho sự chuyển giao thực sự từ các dịch vụ tập trung sang phi tập trung. Kể từ khi hệ thống tài chính cũ mục nát và thoái hóa, chúng ta đã phải chứng kiến số lượng in tiền chưa từng có của các Chính phủ trên thế giới trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Defi mang đến triển vọng về một sự chuyển hóa mô thức, không chỉ dân chủ hóa tiền tệ mà còn dân chủ hóa tài chính, đồng thời mang đến một sự thay đổi vô cùng lớn về mọi mặt cũng như việc gửi tiền ngân hàng trong tương lai.

Tien ma hoa va Blockchain se dinh hinh tuong lai cua tai chinh? - anh 3
DeFi được cho rằng sẽ tiếp nối và hoàn thành những gì Bitcoin đã bắt đầu.

Do bản chất phi tập trung của nó, ngành công nghiệp tiền mã hóa sẽ không và không bao giờ trở thành một xu hướng cục bộ (những thay đổi mà nó gây ra cho tài chính toàn cầu). Với các đồng tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương hay CBDC đang được nghiên cứu bởi các Chính phủ trên toàn thế giới và nhiều tổ chức khác (chẳng hạn như MicroStrategy, Mastercard, Ngân hàng New York Mellon, Tesla,…) tham gia vào thị trường, nền kinh tế toàn cầu sẽ phải chấp nhận cả đồng tiền đó và công nghệ đằng sau nó. Đây là những dấu hiệu rõ ràng nhất minh chứng cho việc ngành công nghiệp này ngày càng trưởng thành và đã có được chỗ đứng.

Tuy nhiên, vẫn phải thừa nhận rằng, không phải tất cả các quốc gia đều “đối xử” với tiền mã hóa một cách bình đẳng: Ấn Độ đã có một khoảng thời gian khá khó khăn trong việc xây dựng “mối quan hệ” với đồng tiền này, Trung Quốc thì đang dẫn đầu về CBDC, Ủy ban Châu Âu đề xuất thêm những quy định và ngành công nghiệp này,…Điều này ít nhiều làm dấy lên những mối lo về ngành. Và đặc biệt ở Hoa Kỳ, trong khi thị trường tiền mã hóa hy vọng sẽ có những chính sách mới trong chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden thì các nhà quản lý lại đang thắt chặt hơn bằng nhiều quy định đối với người dùng. Các chuyên gia tài chính đến từ Trung Quốc đã nêu ý kiến về các vấn đề như: Các công nghệ mới nổi như Blockchain, tiền mã hóa và Defi sẽ đóng vai trò gì trong việc định hình tương lai tài chính trên thế giới nói chung và ở Trung Quốc nói riêng?

Ý kiến chuyên gia về vai trò của tiền mã hóa và Blockchain

Bobby Lee – Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Ballet:

“Tôi nghĩ rằng, về cơ bản, cách mà Blockchain và tiền mã hóa thay đổi tài chính trên toàn cầu đó là giới thiệu một loại tài sản hoàn toàn mới. Trước đây, thế giới chỉ có vàng và bạc. Sau đó tiền giấy được phát minh, đây được xem như một loại tài sản mới. Vài trăm năm sau đó, cổ phiếu xuất hiện. Cổ phiếu của một công ty trở thành khái niệm để chỉ về quyền sở hữu của người nắm giữ trong công ty đó, nó cũng được hiểu là một loại tài sản. Và còn một loại tài sản nữa cũng cần được nhắc đến đó là các khoản vay hoặc trái phiếu (trái phiếu Chính phủ và trái phiếu công ty).

Bây giờ hãy nhìn lại những gì chúng ta đã chứng kiến về tiền mã hóa 12 năm nay xem. Chúng ta có Bitcoin và giờ đây nó đã trở thành một loại tài sản mới: Tiền kỹ thuật số. Cho dù được gọi là tiền kỹ thuật số nhưng bản thân nó lại không hoàn toàn được sử dụng như tiền tệ. Hãy coi nó như một loại tài sản mới mà tôi đã đề cập ở trên thôi. Nhưng tại sao chúng ta lại cần loại tài sản mới này nhỉ?

Vấn đề với tiền giấy là những người nắm quyền luôn muốn thay đổi các quy tắc để củng cố quyền lực của họ để nắm giữ nền kinh tế, từ đó làm chủ cộng đồng. Vì vậy, khái niệm in không giới hạn cũng hình thành. Cho tới năm 1971 ta mới biết đến khái niệm này. Và bây giờ là năm 2021, tròn 50 năm kể từ khi khái niệm in tiền không giới hạn được giới thiệu. Trước đây, đồng Đô la Mỹ không được in giới hạn bởi nó gắn liền với giá trị của vàng. Nhưng bây giờ khi đã tách khỏi vàng, điều nãy có thể xảy ra rồi. Tiền tệ Fiat đã thay đổi.

Chính sự thay đổi này đã thúc đẩy cho sự hình thành của một loại tài sản mới mang tên Bitcoin – nhằm hạn chế những thay đổi của tiền tệ Fiat vừa nhắc đến ở trên – giúp cung cấp thêm cho người dùng nhiều sự lựa chọn. Bạn liệu có muốn sử dụng một loại tài sản mà muốn in bao nhiêu cũng được không? Hay bạn muốn đặt khoản tiết kiệm vào một loại tài sản có giới hạn trên vô cùng nghiêm ngặt là 21 triệu đồng? Đây chính là sự khác biệt mà tiền mã hóa mang đến cho thế giới.

Nếu bây giờ mà hỏi tôi Ai thắng? Ai đúng? Ai sai? Thì câu trả lời của tôi sẽ là chiến thắng nghiêng về phía tiền mã hóa vì số lượng phát hành hạn chế của nó, vì chính giới hạn nghiêm ngặt của nó khiến nó trở nên có giá trị. Suy nghĩ của tôi về Bitcoin hoàn toàn giống với suy nghĩ của tác giả cuốn sách “The Promise of Bitcoin: The Future of Money and How It Can Work for You”. Tiền mã hóa đang mang đến cho thế giới khái niệm về một loại tài sản hoàn toàn mới. Đồng thời, nó cũng mang lại sự cân bằng cho thế giới bởi vì trước Bitcoin, hình thức tiền tệ phổ biến nhất là tiền tệ do Chính phủ phát hành, cái mà chúng ta gọi là tiền tệ Fiat. Chính sự xuất hiện của tiền mã hóa đã thay đổi bản chất của nó”.

Chang Jia – Nhà sáng lập Bytom và 8btc:

“Trước hết, đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số tích hợp công nghệ Blockchain và công nghệ mật mã tiên tiến đã bắt đầu triển khai ứng dụng tại một số thành phố cấp một ở Trung Quốc. Có thể nói rằng DCEP đã và đang phục vụ cho nền kinh tế quốc dân và đời sống của người dân. Hình ảnh của mạng lưới tài chính tương lai Trung Quốc đang dần lộ diện. Do đó, về tài chính kỹ thuật số, có thể nói rằng Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới.

Đối với thế giới, công nghệ Blockchain mang một sứ mệnh vô cùng lớn đó là thúc đẩy quốc tế hóa tiền tệ, toàn cầu hóa thương mại và tạo nên một cấu trúc tốt hơn cho hệ thống tài chính cấp cao thế giới để tránh những cuộc khủng hoảng tài chính có thể diễn ra trong tương lai.

Hiện tại, có thể thấy rằng đồng Bitcoin được tạo ra bởi công nghệ Blockchain đang trở thành tài sản “bảo hiểm rủi ro” ưa thích của nền tài chính chính thống. Trong vòng một thập kỷ ngắn ngủi, đã gây dựng được thị trường trị giá 1 nghìn tỷ USD.

Nhìn theo hướng lâu dài, Bitcoin và các loại tiền mã hóa chất lượng cao khác sẽ mang đến một Logical Switch mới, trở thành danh mục tài sản phổ biến bởi chính bản chất tiền tệ và tài chính của mình”.

Da Hongfei – Nhà sáng lập Neo, Onchain kiêm Giám đốc điều hành Onchain:

“Sự bùng nổ của DeFi chứng minh rằng công nghệ Blockchain sinh ra để tồn tại. Theo quan điểm của tôi, sự không hài lòng với các tổ chức tài chính đang ngày một gia tăng trong khi đó Defi tiếp tục bùng nổ bởi khả năng tối ưu cho tất cả mọi người – những người bình thường với mức độ trải nghiệm Blockchain khác nhau. Với Defi, họ sẽ có những trải nghiệm hiệu quả và minh bạch nhất.

Đối với toàn thế giới nói chung và Trung Quốc nói riêng, tôi tin rằng công nghệ Blockchain sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc mở đường cho nền kinh tế thông minh trong tương lai khi mà càng ngày càng có nhiều người, nhiều tổ chức đầu tư vào nó.

Trong tương lai, tôi tin rằng Quản trị linh hoạt sẽ trở thành chìa khóa để thúc đẩy sự phát triển bền vững của Blockchain bằng cách cung cấp một phương tiện cho các nền tảng khác cũng như cộng đồng để thích ứng linh hoạt và nhanh chóng với nhu cầu và quy định của thị trường kinh tế kỹ thuật số ở từng quốc gia khác nhau”.

Daniel Lv, đồng sáng lập Nervos:

“Trung Quốc có tầm nhìn riêng trong việc sử dụng công nghệ: Họ muốn dùng Blockchain để cải thiện việc chia sẻ dữ liệu, tối ưu hóa quy trình kinh doanh, giảm chi phí hoạt động và thiết lập hệ thống tín dụng tốt hơn nhằm giải quyết các vấn đề chung trong tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà ở đây tôi muốn nhắc đến nhiều nhất đó là kiểm soát rủi ro ngân hàng, giám sát pháp lý,…

Trên phương diện toàn cầu, tiền mã hóa và Defi giúp đảm bảo tính công bằng, chẳng hạn như quan tâm đến cả những người không gửi ngân hàng – đối tượng mà các tổ chức tài chính truyền thống bỏ qua. Tôi tin chúng ta sẽ tiếp tục được chứng kiến sự phát triển của công nghệ Blockchain trong thời gian tới và một ngày nào đó nó cũng trở nên phổ biến như internet – được áp dụng trong nhiều lĩnh vực cho nhiều mục đích khác nhau”.

Discus Fish, đồng sáng lập F2Pool và Cobo:

“Gần đây, có lẽ không ai trong ngành mà không biết đến phong trào các nhà đầu tư bán lẻ chống lại các tổ chức tài chính Phố Wall trên Subreddit/Wallstreetbets. Với tư cách là đại diện của các nền tảng chứng khoán, Robin Hood có thể hạn chế giao dịch bán lẻ và thậm chí là buộc người dùng phải dừng bán. Một lần nữa, sự kiện này lại giúp chúng ta nhận ra tầm quan trọng của tài chính phi tập trung. Ở những khu vực kém phát triển và đã phát triển, càng người càng cần đến hình thức tài chính này.

Trong năm qua, cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ Blockchain thế hệ mới mà đại diện là Defi, việc phân quyền tài chính không còn chỉ là một giấc mơ nữa. Nó có thể cung cấp các dịch vụ tài chính cho người dân ở khu vực kém phát triển và cho phép mọi người trên toàn cầu trải nghiệm dịch vụ tài chính một cách minh bạch và công bằng nhất. Mọi người có thể lựa chọn nhà cung cấp theo nhu cầu của họ”.

Trên đây là những ý kiến từ các Chuyên gia tiền mã hóa và Blockchain nằm trong Top 100 Notable People in Blockchain of 2020. Các nhận định của riêng từng chuyên gia có tính chủ quan hoặc khách quan. Chúng tôi mong sẽ cho bạn đọc có những cái nhìn đa chiều hơn về ngành công nghiệp điện tử này.

Tin tức tiền mã hóa 24/7
Thảo luận về tiền mã hóa tại đây
Xem thêm
articles