Đồng stablecoin FRAX có phải là UST thứ hai hay không?

Sự sụp đổ của Terra (LUNA) và TerraUSD (UST) khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại về các stablecoin thuật toán và FRAX là một trong số đó. Liệu rằng FRAX có phải là UST mới hay không?

9870Total views
Dong stablecoin FRAX co phai la UST thu hai hay khong? - anh 1
Đồng stablecoin FRAX có phải là UST thứ hai hay không?

FRAX là gì?

FRAX là một loại stablecoin được phát triển dựa trên thuật toán phân số. Một phần nguồn cung của FRAX được hỗ trợ bởi các tài sản thế chấp là Fiat và nguồn cung còn lại được điều chỉnh theo thuật toán. 

Tổng giá trị của đồng FRAX được mint ra phải bằng tổng giá trị của tài sản thế chấp theo tỷ lệ thế chấp và giá trị của FXS (số FXS bị đốt). Khi nhà đầu tư hoán đổi FRAX (FRAX bị dốt), thì họ sẽ nhận lại tài sản thế chấp và lượng FXS tại giá trị tương đương (tức là mint FXS).

Trong khuôn khổ bài viết này, hãy cùng đội ngũ Coinvn khám phá cơ chế của FRAX thông qua 5 ý chính. Từ đó, chúng ta có thể giải đáp câu hỏi được đặt ra ở đầu bài.

Frax Share (FXS)

Frax Share (FXS) là token tiện ích, không ổn định trong Frax Protocol. Giá trị của token này dễ bị thay đổi và nó được tích hợp vào các tiện ích của giao dịch, bao gồm cả trao quyền quản trị cho nhà đầu tư.

Các thông số trong hệ thống quản trị được hỗ trợ bởi FXS bao gồm:

  • Thêm/điều chỉnh các nhóm tài sản thế chấp
  • Điều chỉnh các khoản phí khác nhau (như đúc tiền hoặc mua lại)
  • Làm mới tỷ lệ tài sản đảm bảo

Tuy nhiên, chủ sở hữu FXS không thể thực hiện bất kỳ hành động nào khác như quản lý tài sản thế chấp hoặc bổ sung các thông số cho Frax Protocol.

Vào tháng 05/2020, Frax Protocol cho phép chủ sở hữu FXS khóa token FXS để tạo ra veFXS và kiếm được các khoản lợi nhuận và quyền quản trị đặc biệt.

Nguồn cung FXS ban đầu là 100 triệu token, nhưng số lượng đang lưu hành có thể sẽ giảm phát do FRAX được đúc ở tỷ lệ cao hơn. Tóm lại, thiết kế của Frax Protocol mong muốn nguồn cung của FXS được giảm phát và nhu cầu stablecoin FRAX tăng lên.

Dong stablecoin FRAX co phai la UST thu hai hay khong? - anh 2

Mô hình stablecoin theo thuật toán phân số

Các stablecoin thuật toán, như UST rất khó khởi động, chậm phát triển và rủi ro mất neo rất lớn vì sự biến động dữ dội của thị trường và đồng coin/token giữ neo của nó. Vì những lý do này, FRAX đã chọn mô hình stablecoin theo thuật toán phân đoạn. Tức là nó được thế chấp một phần bằng tiền Fiat và phần còn lại bằng thuật toán.

Giá trị của token FXS được xác định bởi nhu cầu của stablecoin FRAX. Giá trị tích lũy cho vốn hóa thị trường của FXS là tổng giá trị không thế chấp trong vốn hóa thị trường của stablecoin FRAX. 

Dong stablecoin FRAX co phai la UST thu hai hay khong? - anh 3

Ban đầu FRAX được thế chấp 100%, tức là việc khai thác FRAX chỉ yêu cầu đặt tài sản thế chấp vào hợp đồng đúc tiền.

Trong thời điểm phân đoạn, việc khai thác FRAX yêu cầu đặt tỷ lệ tài sản thế chấp thích hợp và đốt đồng FXS dựa trên tỷ lệ đó. Để dễ hiểu hơn, chúng ta cùng xem xét ví dụ sau:

Trường hợp 1: Nếu giá thị trường của FRAX cao hơn giá mục tiêu là 1 USD, thì với tỷ lệ tài sản thế chấp 98%, mỗi FRAX được đúc sẽ yêu cầu tài sản thế chấp là 0,98 USD và đốt một lượng FXS trị giá 0,02 USD. Với tỷ lệ tài sản thế chấp 97%, mỗi FRAX được khai thác sẽ yêu cầu tài sản thế chấp là 0,97 USD và đốt một lượng FXS trị giá 0,03 USD…

Trường hợp 2: Nếu giá thị trường của FRAX thấp hơn phạm vi giá 1 USD, thì với tỷ lệ tài sản thế chấp 98%, mỗi FRAX có thể được đổi lấy 0,98 USD tài sản thế chấp và một lượng FXS trị giá 0,02 USD được đúc. Với tỷ lệ tài sản thế chấp 97%, mỗi FRAX có thể được đổi lấy 0,97 USD tài sản thế chấp và một lượng FXS trị giá 0,03 USD được đúc.

Tỷ lệ tài sản thế chấp 

Bất kỳ người dùng nào cũng có thể sử dụng chức năng làm mới tỷ lệ tài sản thế chấp trong giao thức một lần mỗi giờ. Hàm thuật toán có thể thay đổi tỷ lệ tài sản thế chấp với bước nhảy là 0,25% nếu giá của FRAX cao hơn hoặc dưới 1 USD.

  • Khi FRAX trên 1 USD, hàm thuật toán sẽ giảm tỷ lệ ký quỹ xuống một bậc
  • Khi giá của FRAX dưới 1 USD, hàm thuật toán sẽ tăng tỷ lệ tài sản thế chấp lên một bậc

Giá của FRAX, FXS và tài sản thế chấp đều được tính với giá trung bình theo thời gian của các cặp tài sản với Uniswap và ETH/USD dựa trên dữ liệu giá được cấp bởi Chainlink.

Chainlink cho phép Frax Protocol nhận được giá thực của USD thay vì mức trung bình của các nhóm stablecoin trên Uniswap. Điều này cho phép FRAX duy trì ổn định ở giá neo với 1 USD và giúp nó có khả năng phục hồi cao hơn thay vì chỉ sử dụng mức trung bình có trọng số của các stablecoin hiện có.

Trong bản cập nhật Frax Protocol trong tương lai, nguồn cấp dữ liệu giá cho tài sản thế chấp có thể không được dùng nữa. Bên cạnh đó, quá trình đúc tiền có thể được chuyển sang hệ thống dựa trên đấu giá để hạn chế sự phụ thuộc vào dữ liệu giá và giúp giao thức phân cấp hơn.

Các chương trình khuyến khích thanh khoản và staking

Dong stablecoin FRAX co phai la UST thu hai hay khong? - anh 4

Những người gửi token LP của Uniswap vào các cặp tài sản được hỗ trợ bởi Frax Protocol trên Uniswap sẽ nhận được phần thưởng là token FXS. Mỗi pool sẽ có phần thưởng khuyến khích khác nhau. Trong năm đầu tiên, tổng tất cả phần thưởng FXS trong các pool có mức cơ bản là 18.000.000 FXS. Một số lưu ý khác mà nhà đầu tư cần nắm:

Tăng tỷ lệ tài sản thế chấp: Tỷ lệ phát thải trong mỗi nhóm được nhân với hệ số CR và tỷ lệ nghịch với tỷ lệ tài sản thế chấp. Điều này có nghĩa là khi FRAX trở nên có tính thuật toán cao hơn, tỷ lệ phát thải FXS đối với tất cả các pool sẽ tăng lên. Hằng số CR được đặt thành 2x (đây là hệ số nhân tối đa), có nghĩa là nếu FRAX hoàn toàn theo thuật toán với CR là 0%, thì tốc độ phát thải của FXS tăng lên 2x.

Bảo mật theo thời gian đã khóa: Bất kỳ LP nào cũng có thể khóa token LP của họ lên đến 1.095 ngày. Số token LP đã stake sẽ được nhân với hai yếu tố thúc đẩy là thời gian bị khóa và tỷ lệ tài sản thế chấp. Việc tăng tỷ lệ tài sản đảm bảo áp dụng cho tỷ lệ phát thải cơ bản của FXS, nó có nghĩa là sẽ có nhiều FXS được phân phối trên toàn bộ hệ thống. Mức tăng bị khóa theo thời gian áp dụng cho số tiền staking của một cá nhân và được xem là một tỷ lệ của tất cả số tiền đặt cược trong pool. Do đó, kết quả của nó sẽ bằng không khi ai đó tăng số tiền staking đã khóa.

Tăng veFXS: Chủ sở hữu veFXS sẽ được tăng trọng số khi farming.

Kiểm soát hoạt động thị trường theo thuật toán (AMO)

Phiên bản V2 của Frax ​​Protocol mở rộng ý tưởng về tính ổn định theo thuật toán phân số thông qua bộ điều khiển hoạt động thị trường theo thuật toán (AMO).

Mô-đun AMO là các hợp đồng tự quản ban hành chính sách tiền tệ tùy ý, miễn là nó không thay đổi giá trị FRAX. Điều này có nghĩa là bộ điều khiển AMO có thể thực hiện các hoạt động thị trường mở theo thuật toán, nhưng nó không thể tùy ý đúc FRAX và phá vỡ neo. Điều này giữ cho thuật toán của FRAX ổn định hơn và không bị ảnh hưởng nhiều từ sự biến động của thị trường.

Mỗi AMO có 4 thuộc tính:

  • Phân cấp: Đây là một phần của chiến lược làm giảm CR
  • Hoạt động thị trường: Đây là một phần của chiến lược cân bằng và không thay đổi CR
  • Tái thế chấp: Đây là một phần của chiến lược làm tăng CR
  • FXS1559: Đây là một bảng cân đối kế toán của AMO xác định chính xác số tiền FXS có thể được đốt với lợi nhuận cao hơn CR mục tiêu

Các AMO cho phép FRAX trở thành một trong những stablecoin mạnh mẽ nhất bằng cách tạo ra sự linh hoạt mà không làm thay đổi cơ chế ổn định trong thiết kế của FRAX. Điều này giúp nó trở thành một loại tài sản ổn định dẫn đầu trong không gian stablecoin thuật toán. 

Các mô-đun AMO cho phép nâng cấp và cải tiến liên tục mà không làm lay động sự ổn định và không làm tăng độ phức tạp về mặt kỹ thuật. Cuối cùng, bất kỳ ai cũng có thể đề xuất, xây dựng và tạo AMO, miễn là họ tuân thủ các thông số kỹ thuật ở trên.

Kết luận

Sự sụp đổ của TerraTerraUSD đã khiến toàn bộ thị trường đi xuống, ngay cả USDT – một loại stablecoin được bảo chứng 100% bằng ba loại tiền Fiat (USD, EURO và CNH), cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính vì thế, niềm tin vào stablecoin, đặc biệt là stablecoin thuật toán của các nhà đầu tư cũng dần mất đi. 

Trên thực tế, chỉ có số ít stablecoin thuật toán thành công trong thị trường Crypto. Một cái tên nổi bật là Frax Protocol với stablecoin FRAX và token quản trị FXS. Về cơ bản, mặc dù cả FRAX và UST đều thuộc loại stablecoin thuật toán, nhưng cơ chế mint stablecoin của FRAX có nhiều điểm khác với UST. 

Do đó, nếu như chúng ta đánh đồng UST và FRAX thì không công bằng cho Frax Protocol. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận rủi ro mất neo của FRAX. Chính vì thế, nhà đầu tư cần thận trọng với các stablecoin thuật toán, ngay cả với các loại stablecoin như USDT vẫn có những rủi ro nhất định.