Kịch bản nào đang chờ đợi Bitcoin trong tháng 8
Giá Bitcoin đang có dấu hiệu false breakout (tạm dịch là một tín hiệu tăng giá giả). Cụ thể, trong phiên giao dịch cuối ngày 12/08, Bitcoin đã tạo tín hiệu breakout nhưng ngay sau đó đã đảo ngược xu hướng hiện tại.
Thị trường tiền mã hóa có thể giảm giá mạnh trong thời gian sắp tới
Dữ liệu on-chain cho thấy, Bitcoin (BTC) đang xuất hiện xu hướng Dead Cat Bounce, hiện tượng này sẽ phục hồi nhanh chóng giá của BTC sau khi có một đợt sụt giảm rất mạnh. Cụ thể, nó đã xuất hiện trong đợt điều chỉnh vào tháng 5, và gần đây nhất là vào tháng 8 năm 2021.
Giải thích từ ngữ: Dead Cat Bounce là một dạng Bull Trap khiến nhà đầu tư dễ dàng lầm tưởng quá trình giảm giá mạnh đã kết thúc và chuyển sang xu hướng tăng. Ngay sau khi xuất hiện Dead Cat Bounce, thị trường sẽ tiếp tục giảm giá mạnh.
Ngoài ra, khi nhìn vào biểu đồ NUPL, chúng ta có thể dễ dàng xem xét hành vi của những người đang hold bitcoin (BTC) dài hạn và ngắn hạn. Chỉ số này được tính bằng tỷ lệ giữa Lãi và Lỗ của hai nhóm holder này. Sau đó so sánh chúng với các chỉ số tương tự từ các chu kỳ BTC trong tời gian trước đó.
155 ngày là khoảng thời gian tối thiểu mà người sở hữu một số lượng Bitcoin nhất định có thể được xem là một nhà đầu tư dài hạn. Và chỉ số NUPL sẽ xác nhận xem một nhà đầu tư có sinh lời trong vòng 155 ngày kể từ ngày mua và nắm giữ Bitcoin hay không.
Nếu chỉ số NUPL dưới 0, điều đó có nghĩa là các nhà đầu tư đang lỗ trên các khoản đầu tư Bitcoin của họ. Ngược lại, NUPL trên 0 cho thấy các nhà đầu tư đang kiếm được lợi nhuận.
Glassnode thống kê chỉ số NUPL của Bitcoin cho các nhà đầu tư ngắn hạn đã phục hồi trở lại trên 0, biểu thị trạng thái lợi nhuận của họ lần đầu tiên kể từ khi thị trường tiền mã hóa lao dốc vào tháng 5 năm 2021. Trong khi đó, chỉ báo Williams Fractal cũng báo hiệu những lo ngại của nhà đầu tư về khả năng bán tháo sẽ giống như đợt Bear Maket vào năm 2014, 2018 và tháng 3 năm 2020.
Giải thích từ ngữ: Bear Market còn được gọi là Thị trường gấu, là xu hướng giảm của thị trường khiến tâm lý của các nhà đầu tư bắt đầu sợ hãi, họ sẽ bán hết các tài sản đã nắm giữ trước đó.
Cụ thể, những người nắm giữ Bitcoin ngắn hạn trước đó đã sử dụng chiến lược Sell the rally trong quá trình điều chỉnh để đảm bảo lợi nhuận tạm thời.
Giải thích từ ngữ: Nghĩa là bán đúng đỉnh. Hay khi có một cú bùng nổ về giá theo hướng tích cực (Tỷ giá tăng) thì sẽ có một sự giảm điều chỉnh ngay sau đó. Và đó là thời điểm lựa chọn để Sell the Rally.
Trong một diễn biến khác, giá trong năm 2014 cho thấy cặp BTC/USD tiếp tục điều chỉnh giảm mặc dù đã phục hồi 100%. Điều này tương tự với năm 2018, sau khi giá Bitcoin tăng 97,41% thì thị trường vẫn tiếp tục giảm liên tục trong một khoảng thời gian dài.
Chu kỳ giảm giá mới nhất của Bitcoin vào năm 2021, từ khoảng $65,000 USD xuống còn khoảng $29,000 USD/1 BTC. Ngay sau đó, đồng tiền mã hóa này đã tăng lên $46,787 USD dựa trên động thái mua vào của các nhà đầu tư trên sàn giao dịch Bitstamp.
Bitcoin đã điều chỉnh một lần nữa vào thứ Năm, giảm xuống dưới mức hỗ trợ là $45,000 USD. Hiện Bitcoin đang giao dịch ở mức thấp trong nhất ngày với giá $44,100 USD.
Một kịch bản khác dành cho Bitcoin
Các nhà phân tích đến từ Glassnode cũng không loại trừ khả năng tăng giá kéo dài, chẳng hạn như trong xu hướng bùng nổ tăng giá của Bitcoin vào năm năm 2013, 2019 và 2020.
Theo báo cáo của Glassnode được công bố vào đầu tuần này, dự liệu đã phát hiện ra những người nhà đầu tư ngắn hạn đang có xu hướng giảm và thay vào đó là sự gia tăng của những người nắm giữ dài hạn. Trong đó nguồn cung Bitcoin do những người nắm giữ dài hạn nắm giữ đạt mức cao nhất từ trước tới nay là 82,68%.
Trong lịch sử, khi tỷ lệ nắm giữ ngắn hạn giảm xuống còn 20%, nó dẫn đến kịch bản nguồn cung thấp hơn nguồn cầu. Có nghĩa là tỷ lệ bán của nhà đầu tư thấp hơn so với việc mua thì Bitcoin thì việc tăng giá là rất cao.
Điều này giống với khối lượng BTC được nắm giữ bởi những người nắm giữ dài hạn vào tháng 10 năm 2020 trước khi chu kỳ tăng giá mới chính bắt đầu. Hiện giá của Bitcoin đang được giao dịch quanh mức $44.200 USD tại thời điểm viết bài.
Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn sử dụng công cụ CryptoQuant và Glassnode để phân tích dữ liệu on-chain.