USDT là gì?
Tether (USDT) là stablecoin (tiền mã hóa neo theo giá của tiền pháp định) đầu tiên trên thế giới. Năm 2014, Tether lần đầu tiên được phát hành dưới cái tên Realcoin bởi nhà đầu tư Bitcoin Brock Pierce, doanh nhân Reeve Collins và nhà phát triển phần mềm Craig Sellers.
Ban đầu, USDT được phát hành trên giao thức Bitcoin thông qua một lớp gọi là Omni Layer. Nhưng sau đó, nó đã được di chuyển sang nhiều chuỗi blockchain khác như Ethereum, TRON, EOS, Algorand, Solana và OMG Network. Mỗi một đơn vị USDT đều được bảo hộ bởi một USD tại cục dự trữ Tether Limited và có thể được mua lại qua qua Tether platform. USDT được vận hành, chi tiêu và lưu trữ tương tự tất cả các loại tiền ảo khác.
Mục đích của USDT
Tether tạo ra USDT và các đồng stablecoin với hy vọng sẽ khắc phục được những nhược điểm, hạn chế của các loại tiền tệ hiện nay, bao gồm cả tiền mã hóa và tiền pháp định. Từ đó giúp mọi người dễ dàng tiếp cận và sử dụng tiền mã hóa nhiều hơn.
Với tiền pháp định, tài sản cũng như mọi thông tin của bạn đều sẽ được lưu trữ và quản lý bởi ngân hàng. Hơn nữa, khi muốn thanh toán quốc tế, bạn sẽ phải trả rất nhiều tiền và thời gian cho các nhiều khoản phụ phí và thủ tục phức tạp, trong khi thời gian xử lý giao dịch tương đối chậm. Tiền mã hóa nhờ công nghệ blockchain, mọi tài sản và thông tin của của người đều do họ tự mình quản lý. Người dùng cũng có thể thực hiện giao dịch với số tiền không giới, bất kỳ thời gian nào, tới mọi nơi trên thế giới với tốc độ nhanh, chi phí cực thấp nhưng vẫn đảm bảo về độ bảo mật.
Tuy nhiên, hầu hết các đồng tiền mã hóa đều không có tính ổn định khi giá trị của chúng luôn biến động theo xu hướng của thị trường và Bitcoin. Điều này khiến tiền mã hóa ít được những người dùng phổ thông tin dùng do độ rủi ro nó mang lại nhiều hơn so với lợi ích có được.
Khi USDT và stablecoin được ra mắt, với sự ổn định của mình, các nhà đầu tư có thể nắm giữ chúng tương tự như tiền pháp định nhưng lại dễ dàng sử dụng và giao dịch trong thị trường crypto. Tính đến năm 2021, hơn 75% giao dịch Bitcoin và tiền mã hóa được thực hiện bằng USDT với mục đích chủ yếu được sử dụng để thanh khoản và là nơi trú ẩn an toàn khi thị trường biến động mạnh.
Cách thức hoạt động của USDT
Theo nguyên tắc chung của một đồng tiền ổn định, số coin được lưu hành phải luôn luôn tương ứng với số tiền USD trong tài khoản ngân hàng, trường hợp của USDT là Tether Limited. Số tiền USD này được sử dụng để người dùng có thể bán lại trực tiếp USDT trên nền tảng Tether.
Đồng USDT hoạt động đơn giản như sau:
– Bước 1: Người dùng sử dụng tiền pháp định của mình (USD) để mua USDT thông qua ngân hàng của Tether Limited.
– Bước 2: Tether sẽ tạo và ghi có vào tài khoản của họ một lượng USDT đúng bằng giá trị USD đã gửi.
– Bước 3: Sau đó, người dùng có thể tự do giao dịch, mua bán, trao đổi USDT như các coin/token thông thường khác. Khi không có nhu cầu sử dụng nữa, bạn có thể bán số USDT của mình cho Tether để đổi lại thành tiền pháp định và Tether sẽ hủy số lượng USDT đó vĩnh viễn.
Để chứng minh số tiền USD trong tài khoản ngân hàng bằng hoặc nhiều hơn số tiền USDT đang lưu hành, Tether Limited xuất bản số dư tài khoản ngân hàng trên trang tính minh bạch của trang web của mình. Kiểm toán viên chuyên nghiệp sẽ thường xuyên kiểm tra, ký và xuất bản số dư ngân hàng cơ bản và báo cáo chuyển tiền.
Trong hệ thống bằng chứng và dữ liệu của Tether, số tiền USDT lưu thông có thể dễ dàng kiểm tra trên blockchain thông qua các công cụ được cung cấp tại https://omniexplorer.info.
Cách sử dụng USDT như thế nào?
USDT được sử dụng tương tự như các đồng coin/token khác trên thị trường tiền mã hóa. Nhà đầu tư có thể đem USDT đi giao dịch, mua bán, hoán đổi thành các tài sản khác. USDT cũng có thể được đem đi stake, farm tại các nhiều nền tảng, sàn giao dịch để nhận về phần thưởng cùng với mức lãi suất hấp dẫn tương tự như việc bạn gửi tiết kiệm tại các ngân hàng truyền thống.
Có nên đầu tư USDT không?
Giá trị của USDT luôn giao động quanh mức 1 USD. USDT được nhiều nhà đầu tư sử dụng để lưu giữ giá trị của các đồng coin khác cũng như là nơi trú ẩn khi thị trường xảy ra những biến động mạnh.
Tuy nhiên, đầu tư vào USDT không phải là sẽ không mang về lợi nhuận. Nếu bạn có nguồn vốn lớn, có độ uy tín trong cộng đồng tiền mã hóa thì bạn có thể trở thành một nhà giao dịch OTC và kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch giá của USDT. Một cách đơn giản hơn, khi thị trường điều chỉnh mạnh, USDT thường sẽ tăng giá đột biến trong một khoảng thời gian nhất định. Bạn có thể tận dụng thời điểm này để bán ra tiền pháp định sau đó đợi USDT giảm giá rồi mua lại hoặc dùng USDT của mình để “bắt đáy” các đồng coin/token khác.