Toàn cảnh các vấn đề liên quan đến thuế tiền mã hóa tại Hoa Kỳ

Thu nhập từ việc giao dịch các loại tiền mã hóa tại Hoa Kỳ sẽ chịu thuế thu nhập. Mức thuế sẽ phụ thuộc vào thời gian nắm giữ tài sản và khung thuế tương ứng.

5681Total views
Listen to article
play!
Toan canh cac van de lien quan den thue tien ma hoa tai Hoa Ky - anh 1
Toàn cảnh các vấn đề liên quan đến thuế tiền mã hóa tại Mỹ

8,3% dân số Hoa Kỳ sở hữu tiền mã hóa

Theo dữ liệu tổng hợp từ Triple A, ước tính rằng hiện tại có khoảng 27 triệu người (tương đương với 8,3% tổng dân số của Hoa Kỳ) đang sở hữu tiền mã hóa. Trong đó, tỷ lệ sở hữu ở nam giới là khoảng 19% và tỷ lệ này ở nữ giới chỉ khoảng 10%.

Toan canh cac van de lien quan den thue tien ma hoa tai Hoa Ky - anh 2
Tỷ lệ nắm giữ tiền mã hóa tại Hoa Kỳ và một số quốc gia

Vào năm 2018, một cuộc khảo sát do ING thực hiện cho thấy 57% người dân Hoa Kỳ đã nghe nói về tiền mã hóa. Tuy nhiên, sang đến năm 2019, tỷ lệ này đã tăng lên gần 70% thông qua một cuộc khảo sát từ IE CGC. Điều này cho thấy mối quan tâm ngày càng tăng của người Mỹ đối với việc mua tiền mã hóa kể từ năm 2018. Phần lớn những người sở hữu tiền mã hóa của Hoa Kỳ nằm trong độ tuổi từ 18 tuổi – 44 tuổi (chiếm khoảng 58%), 5% trong số họ từ 55 tuổi trở lên. Điều này cho chúng ta thấy rằng sở hữu tiền mã hóa phần lớn là những người Mỹ trẻ tuổi, có hiểu biết về công nghệ và tài chính.

Tại Hoa Kỳ, Coinbase là sàn giao dịch được sử dụng nhiều nhất, với tỷ lệ lên đến 60%. Trong khi tỷ lệ này trên Binance, Bittrex và Poloniex, lần lượt chiếm 24%, 27% và 28%. 46% chủ sở hữu tiền mã hóa ở Mỹ đã sử dụng tiền mã hóa để mua hàng, trong khi phần còn lại sở hữu tiền mã hóa chỉ cho mục đích đầu tư. Với tiềm năng lớn như vậy, điều này đã phần nào lý giải việc Chính phủ Hoa Kỳ thay đổi góc nhìn đối với tiền mã hóa trong thời gian gần đây.

Hoa Kỳ phải nắm lấy tiền mã hóa để giữ vững vị thế của một cường quốc kinh tế?

Tiền mã hóa từ trước đến nay vẫn luôn là một sự ngờ vực đối với phần lớn người dân và các quốc gia trên toàn cầu. Nhờ tính minh bạch, khả năng giao dịch không giới hạn mà đã có nhiều bằng chứng cho thấy rằng tiền mã hóa được sử dụng làm phương tiện thanh toán ưa chuộng trên các dark web về ma túy và mua bán vũ khí. Thậm chí, bất kỳ ai có khả năng tạo tiền mã hóa cũng có thể tạo ra các tình huống gây tổn hại đến các nhà đầu tư. Và rug pull là một trong những hình thức như vậy.

Tuy nhiên, các nhà lập pháp dường như lại đang “dung túng” cho hành vi này. Bằng chứng là các hành vi gian lận đã và đang diễn ra tràn lan và có hàng tỷ đô la Mỹ tiền của các nhà đầu tư đã “không cánh mà bay”. Điều này đến từ việc phần lớn các nhà lập pháp vẫn đang lúng túng trong việc quản lý và xây dựng hành lang pháp lý xoay quanh vấn đề này.

Hoa Kỳ là một nền kinh tế điển hình. Việc Chính phủ Hoa Kỳ đã không (hoặc chưa) can thiệp đủ sâu đã khiến đánh mất hơn 2,8 tỷ đô la Mỹ tiền từ các vụ gian lận liên quan đến rug pull, chỉ tính riêng trong năm 2021. Một số vụ kiện đã được đưa ra bởi Chính phủ liên bang, chẳng hạn như một vụ kiện chống lại Ripple (XRP) dường như cũng đang tồn tại nhiều bất cập. Bởi lẽ, việc sử dụng các quy định tài chính truyền thống để áp vào tiền mã hóa có phần không hiệu quả và không giải quyết được tính phức tạp và luôn thay đổi trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, điều đó cũng không có nghĩa là quốc gia sẽ phải học theo El Salvador để chấp nhận tiền mã hóa một cách dễ dàng, đặc biệt là các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ. Xét về góc độ của một quốc gia, việc chấp nhận tiền mã hóa có thể mang lại những bất ổn đối với nền kinh tế của quốc gia đó nếu như không được tính toán cẩn thận. 

Hãy tưởng tượng mọi chuyện sẽ ra sao nếu như toàn bộ người dân của một quốc gia thực hiện các giao dịch mua/bán tài sản trên toàn cầu nhưng lại không thông qua hệ thống ngân hàng. Hoặc giả dụ như trong những tình huống khẩn cấp như chiến tranh, dịch bệnh khiến đồng tiền của quốc gia đó bị mất giá, người dân sẽ tìm kiếm các loại tiền tệ hoặc tài sản khác để trú ẩn, khiến cho tình trạng “chảy máu” tiền tệ xảy ra.

Nhiều chuyên gia dự đoán rằng tiền mã hóa sẽ là tiền tệ của tương lai. Mặc dù sự thay đổi này có vẻ khó chấp nhận, nhưng nó không phải là không có cơ sở. Mỗi quốc gia có thể đưa ra các loại tiền tệ của riêng mình (CBDC) thay vì sử dụng các loại tiền tệ phổ biến như Bitcoin (BTC) hay Ethereum (ETH). Với những lợi ích sâu rộng của tiền mã hóa như vậy và việc không chấp nhận có thể khiến quốc gia đó có nguy cơ bị loại khỏi nền kinh tế trong tương lai. Ví dụ, Liên minh Châu Âu đã phát triển các kế hoạch sâu rộng về quy định tiền mã hóa. Các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Nga hay Hoa Kỳ đều có những động thái phát hành CBDC của riêng mình.

Chính phủ Hoa Kỳ cũng đã đánh thuế các giao dịch liên quan đến tiền mã hóa. Mới đây nhất, Chính phủ đã thông qua dự luật cơ sở hạ tầng trong đó có đề cập đến việc đánh thuế các “nhà môi giới” trong lĩnh vực này. Ở phần tiếp theo trong bài viết này, hãy cùng Coinvn tìm hiểu xem thuế tiền mã hóa tại Hoa Kỳ có gì đặc biệt nhé.

Khi nào cần báo cáo giao dịch tiền mã hóa trên tờ khai thuế tại Hoa Kỳ?

Công dân sinh sống tại Hoa Kỳ cần phải khai báo các giao dịch tiền mã hóa của họ trên tờ khai thuế trong 2 trường hợp sau đây.

Toan canh cac van de lien quan den thue tien ma hoa tai Hoa Ky - anh 3
Các trường hợp tính thuế tiền mã hóa tại Hoa Kỳ

Thứ nhất, giao dịch tiền mã hóa

Nếu như chỉ cần mua tiền mã hóa bằng đô la Mỹ và giữ nó trong sàn giao dịch hoặc ví cá nhân thì người dùng sẽ không phải báo cáo điều đó với IRS – Sở Thuế vụ Hoa Kỳ (Internal Revenue Service). Mọi thứ bắt đầu liên quan đến thuế khi người dùng sử dụng tiền mã hóa như một phương thức trao đổi. Điều này bao gồm việc bán tiền mã hóa lấy đô la Mỹ, trao đổi một loại tiền mã hóa này lấy một loại tiền mã hóa khác như mua Ethereum bằng Bitcoin hoặc thanh toán hàng hóa và dịch vụ bằng tiền mã hóa.

Thứ hai, giao dịch hoặc tạo (mint) NFT

Các token không thể thay thế (NFT) cũng giống như tiền mã hóa, chúng bị đánh thuế. Nhưng vì IRS chưa đưa ra bất kỳ hướng dẫn cụ thể nào về thuế đối với NFT, nên có thể nó vẫn có phần hơi khó hiểu đối với người dùng. Về cơ bản, nó sẽ phụ thuộc vào mức độ tương tác của người dùng đối với NFT đó. Lấy ví dụ, nếu người dùng trả phí gas để đúc NFT thì điều này sẽ phải chịu thuế. Tuy nhiên, rắc rối ở chỗ là người dùng sẽ phải chịu mức thuế thu nhập vốn dài hạn hoặc ngắn hạn, tùy thuộc vào thời gian họ nắm giữ tài sản đó trước khi sử dụng nó để đúc NFT. 

Khi người dùng bán NFT đó để lấy tiền mã hóa hoặc đổi nó lấy một NFT khác, điều này sẽ lại là một giao dịch chịu thuế khác. Nó sẽ bị đánh thuế là thu nhập vì họ đang kiếm tiền từ việc bán NFT mà họ đã tạo. Bất kỳ khoản tiền bản quyền nào họ kiếm được cho một NFT đã tạo cũng sẽ bị đánh thuế dưới dạng thu nhập.

Người dùng phải trả bao nhiêu thuế tiền mã hóa tại Hoa Kỳ?

Như đã nói ở trên, thuế tiền mã hóa sẽ được tính toán dựa trên thời gian họ đã nắm giữ tài sản trước khi giao dịch và khung thuế thu nhập tương ứng. Vì IRS coi tiền mã hóa là tài sản, giá trị tính thuế của chúng dựa trên lãi hoặc lỗ của số vốn ban đầu. Sự khác biệt giữa số tiền bạn đã chi khi mua hoặc nhận tiền mã hóa và số tiền bạn kiếm được khi bán nó là lãi hoặc lỗ trên vốn. Hiểu đơn giản là nếu người dùng mua Bitcoin trị giá 100 đô la Mỹ và bán nó với giá 500 đô la Mỹ, họ sẽ thấy mức tăng vốn là 400 đô la Mỹ. Ngược lại, nếu Bitcoin mất giá trong thời gian đó, thay vào đó, người dùng sẽ phải đối mặt với khoản lỗ vốn. Điều này được chia thành hai phần:

Một là thu nhập từ vốn ngắn hạn. Lợi nhuận từ tài sản tiền mã hoá được nắm giữ dưới một năm bị đánh thuế ở mức tương tự, tùy theo khung thuế thu nhập nào mà bạn đang ở. Nếu số lỗ vượt quá số tiền kiếm được, người dùng có thể khấu trừ tối đa 3.000 đô la Mỹ từ thu nhập chịu thuế của mình.

Toan canh cac van de lien quan den thue tien ma hoa tai Hoa Ky - anh 4
Mức thuế từ thu nhập vốn ngắn hạn

Hai là thu nhập từ vốn dài hạn. Đối với tài sản tiền mã hóa được giữ lâu hơn một năm, thuế thu nhập vốn thấp hơn nhiều. Mức thuế sẽ là 0%, 15% hoặc 20% tùy thuộc vào thu nhập của từng cá nhân.

Toan canh cac van de lien quan den thue tien ma hoa tai Hoa Ky - anh 5
Mức thuế từ thu nhập vốn dài hạn

Cần chuẩn bị gì cho mùa thuế tiền mã hóa tại Hoa Kỳ?

Việc chuẩn bị và nộp thuế tiền mã hóa thường sẽ tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên, chúng ta có thể gói gọn lại trong một số bước sau đây.

Bước 1, đối chiếu tất cả hoạt động liên quan đến tiền mã hóa trong năm. Điều này có nghĩa là người dùng sẽ phải thực hiện rà soát lại toàn bộ các hoạt động giao dịch bao gồm cả việc mua/bán, tham gia vào mint NFT, farming, airdrop…

Bước 2, sau khi hoàn thành bước đầu tiên, người dùng sẽ cần phải tính toán mọi khoản lãi và lỗ vốn. Có một số nền tảng có thể giải quyết việc này để giúp cho mọi chuyện trở nên đơn giản hơn. Việc lúc này người dùng cần làm là khai báo các thông tin giao dịch và các nền tảng đó sẽ tự tính toán mọi khoản lãi hoặc lỗ vốn.

Bước 3, sau khi có thông tin từ bước 2, người dùng cần điền vào Biểu mẫu 8949 và thêm nó vào Biểu mẫu D. Mọi tài sản tiền mã hóa kiếm được dưới dạng thu nhập cần được thêm vào Biểu mẫu 11040 và thu nhập tự kinh doanh từ tiền mã hóa cần được thêm vào Biểu mẫu C.

Bước 4, cuối cùng người dùng sẽ gửi các Biểu mẫu đồng thời và thanh toán bất kỳ khoản thuế nào phát sinh trước thời hạn quy định.

Lời kết

Mức thuế đối với các giao dịch tiền mã hóa tại Hoa Kỳ liên quan đến thời gian nắm giữ tài sản của người dùng và thuế suất tương ứng. Tuy nhiên, các hoạt động phát sinh thuế trong thời gian nắm giữ sẽ là điều mà các nhà giao dịch nên chú ý. Tùy vào mức độ tương tác của người dùng với tài sản mà hành động đó có được xem là chịu thuế hay không. Hi vọng bài viết đã mang đến cho độc giả của Coinvn những thông tin cơ bản nhất về cách thức cũng như các khung tính thuế trong lĩnh vực tiền mã hóa đối với cá nhân tại quốc gia này.

Tin tức tiền mã hóa 24/7
Thảo luận về tiền mã hóa tại đây
Xem thêm
articles