Các mã NFT có doanh thu khủng nhất đầu năm 2021

Tổng hợp 5 mã NFT có mức đấu giá cao nhất từ đầu năm 2021 tới nay.

8863Total views
Listen to article
play!
Cac ma NFT co doanh thu khung nhat dau nam 2021 - anh 1
5 mã NFT có mức giá cao nhất hiện nay. Nguồn: Cointelegraph

Các mã NFT (Nonfungible token) liên tục tạo ra doanh số hàng triệu USD. Và dưới đây là những cá nhân kiếm được nhiều tiền nhất từ NFT đầu năm 2021 cho đến nay.

NFT xu hướng mới nổi

Các mã NFT đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng nổi lên trong lĩnh vực Blockchain. Và một số người nổi tiếng cũng như các tượng đài trong làng giải trí và thể thao cũng đang góp phần thúc đẩy sự phổ biến của chúng. Câu hỏi đặt ra ở đây là: Mã NFT nào hiện có ảnh hưởng nhất trong các lĩnh vực này?

Không thể phủ nhận rằng NFT đã làm điên đảo thế giới Blockchain nói riêng nhờ hiệu ứng từ việc một số bộ sưu tập kỹ thuật số đã được định giá một cách không tưởng. Điều này dẫn đến hệ lụy là hàng loạt những người mới tìm đến thị trường này hòng tìm kiếm cho mình những lợi nhuận khổng lồ.

Trong khi nhiều người đi theo làn sóng thành công của NFT, số ít còn lại thì sáng tạo ra những mã NFT của riêng họ và đem bán đấu giá để thu về hàng triệu USD. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn thôi, NFT đã trở thành “dấu ấn cá nhân” của từng người trong thời đại mới. Và công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành công nghiệp này.

Không nằm ngoài xu hướng thị trường, thế giới thể thao nói riêng đã “bén duyên” với NFT. Thị trường sưu tầm các bộ sưu tập kỹ thuật số trở nên bùng nổ và xâm chiếm vào các giải đấu thể thao của Mỹ như: Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia và Liên đoàn Bóng đá Quốc gia.

Ngành nghệ thuật cũng không nằm ngoài trào lưu này. Người ta vẫn chưa hết bàng hoàng trước sự kiện Beeple đã phá vỡ kỷ lục đấu giá tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số trị giá 69 triệu USD. Điều này trên thực tế đã thay đổi hành vi của tất cả mọi người trong việc thưởng thức và sở hữu các tác phẩm nghệ thuật cho riêng mình.

Các nhạc sĩ, người nổi tiếng và người sáng tạo nội dung cũng đã tạo ra các NFT độc đáo. Qua đó, họ “huấn luyện” và định hình lại cách để những người hâm mộ, người tiêu dùng của chính họ có thể sở hữu được kỷ vật, hàng hóa và nội dung này.

5 mã NFT có mức giá cao nhất đến thời điểm hiện tại

Dưới đây là tổng hợp của Coinvn về một số NFT có ảnh hưởng nhất vào năm 2021 tính đến thời điểm hiện tại:

“Everyday” của Beeple

Không có gì đáng ngạc nhiên khi bức ảnh ghép kỹ thuật số nổi tiếng nhất hiện nay, “Everyday” của Beeple nằm ở vị trí số 1 trong danh sách các NFT đáng chú ý mà Coinvn muốn giới thiệu tới độc giả. Xét về góc độ giá cả, đây là mã NFT đắt nhất từng được đem ra đấu giá.

Nghệ sĩ kỹ thuật số người Mỹ Mike Winkelmann, được biết đến với biệt danh Beeple, đã tạo ra bức ảnh ghép kỹ thuật số này. Anh đã bán nó vào tháng 2/2021 tại Christie’s với tổng giá trị 69.346.250 USD.

Beeple đã tạo ra các tác phẩm nghệ thuật số đơn lẻ đều đặn hàng ngày trong suốt 13 năm rưỡi qua. Và “Everyday: The First 5000 Days” đơn giản chỉ là bức ảnh ghép của khoảng 5.000 tác phẩm mà anh ấy đã tạo ra.

Mức giá đáng kinh ngạc của NFT này được xác lập chỉ trong một giờ cuối cùng của cuộc bán đấu giá. Cụ thể hơn, người ta đã chứng kiến ​​sự gia tăng đáng kể về giá trị của nó trong hai phút cuối cùng của phiên đấu giá. Thật không thể tin được, nó tăng từ mức 20 triệu USD lên khoảng 60 triệu USD khi kết thúc phiên. Và con số 9 triệu USD bổ sung là phí bảo hiểm mà người mua phải trả.

Bài tweet gốc trị giá 2,9 triệu USD của Jack Dorsey

Jack Dorsey được thế giới biết đến trong vai trò CEO của mạng xã hội Twitter. Nghe có vẻ nực cười nhưng anh ta đã đấu giá thành công bản quyền kỹ thuật số cho dòng tweet đầu tiên của mình vào tháng 3/2006. Và nực cười hơn nữa khi mức giá cho dòng tweet này được định giá ở mức 2,9 triệu USD. Số tiền thu được từ phiên đấu giá này được quyên góp cho GiveDirectly.

Bản thân Dorsey đã chia sẻ một liên kết trên trang cá nhân Twitter của anh ấy vào ngày 6/3 và đưa người dùng đến một cuộc đấu giá trực tuyến cho dòng tweet năm 2006. Đây cũng là lần đầu tiên điều này được thực hiện trên Twitter.

Phiên đấu giá cho dòng tweet này được bảo trợ bởi nền tảng NFT Valuables. Nền tảng này cho phép người dùng đúc (mint) các tweet trên Blockchain của riêng nó “tạo ra một phiên bản có chữ ký 1 – 1”. Sau đó, mọi người có thể đấu giá quyền sở hữu các tweet có chữ ký này.

Tweet đầu tiên của Dorsey từ tháng 3/2006 có nội dung khá đơn giản “just setting up my twttr” Tweet có chữ ký kỹ thuật số của Dorsey đã thu hút vô số người tham gia đấu giá. Nhưng cuối cùng nó đã thuộc về Sina Estavi, CEO của Bridge Oracle có trụ sở tại Tron.

Mã NFT của Edward Snowden

Một người tố giác (whistleblower) quốc tịch Mỹ có tên là Edward Snowden đã huy động được một số tiền lớn thông qua việc bán một mã NFT. Vào năm 2021, ông đã gây chú ý sau khi huy động được 5 triệu USD thông qua việc bán một tác phẩm nghệ thuật NFT độc đáo. Số tiền thu được này đã quyên góp cho quỹ Freedom of Press Foundation.

Tác phẩm nghệ thuật NFT của Edward Snowden, có tựa đề “Stay Free“. Nó được Snowden ủy quyền để kỷ niệm một quyết định mang tính bước ngoặt của tòa án năm 2020 đã phán quyết rằng hoạt động giám sát hàng loạt của Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ là vi phạm luật.

Và lẽ đương nhiên, Snowden đóng vai trò quan trọng trong việc phanh phui các vi phạm này. Tác phẩm nghệ thuật này bao gồm tất cả các trang của phán quyết lịch sử từ tòa án, kèm với đó là hình bóng khuôn mặt của Snowden được làm nổi bật ở nền trước của tác phẩm nghệ thuật.

Snowden có lẽ là một trong những người tố giác chính phủ được nhiều người biết đến nhất trong thập kỷ qua. Trong thời gian là cựu nhân viên và nhà thầu phụ cho Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ, Snowden đã có quyền truy cập và phát tán ra công chúng những thông tin nhạy cảm liên quan đến các hành vi lạm dụng quyền riêng tư do NSA thực hiện.

Khoảng bảy năm sau, một tòa phúc thẩm liên bang đã ra phán quyết rằng chương trình giám sát của NSA thu thập dữ liệu về các cuộc gọi điện thoại của người Mỹ là bất hợp pháp. Snowden đã phải xin tị nạn ở Nga sau khi đem các thông tin này phát tán ra bên ngoài. Và từ đó ông được cấp thường trú tại nước này. Snowden đã bị buộc tội theo Đạo luật Gián điệp vì đã làm rò rỉ thông tin mật cho công chúng.

Trước sự bùng nổ của NFT vào năm 2021, không có gì quá ngạc nhiên khi tác phẩm nghệ thuật “Stay Free” của Snowden thu được một mức giá lớn như vậy trong phiên đấu giá. NFT được chụp bởi PleasrDAO, được thành lập bởi một nhóm các nhà sưu tập nghệ thuật NFT.

Nhóm đã công khai giá thầu chiến thắng là 2.224 Ether (ETH) cho tác phẩm nghệ thuật này. Bản thân Snowden cũng thừa nhận rằng giá cuối cùng được trả cho NFT “Stay free” cao hơn ngân sách hàng năm của Tổ chức Tự do Báo chí.

Gronk’s NFL Championship Series

Rob Gronkowski là cầu thủ có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong ​​môn bóng bầu dục. Rob Gronkowski đã cho ra mắt thành công các mã NFT đối với các thẻ giao dịch được ký điện tử của riêng anh ấy. Anh ta đã kiếm được 1,8 triệu USD ETH khi hợp tác với OpenSea vào tháng 3/2021 để tung ra một bộ sưu tập các thẻ giao dịch này.

Gronkowski’s Championship Series NFTs là một sự tôn kính đối với bốn danh hiệu NFL của anh ấy. Trong khi “thẻ Career Highlight Refractor” là tấm thẻ thứ năm và là tấm thẻ cuối cùng được tạo ra như một lời tri ân cho bốn chiến dịch thành công đó. Gronkowski đã giành được ba danh hiệu NFL với New England Patriots trong khi chiến thắng NFL thứ tư của anh ấy đến cùng với tiền vệ Tom Brady sau khi cặp đôi này gia nhập Buccaneers vào năm 2020.

Bốn thẻ Championship có 87 phiên bản kỹ thuật số được bán đấu giá, trong khi thẻ Career Highlight thứ năm là một NFT duy nhất và hoàn toàn độc lập với bốn thẻ trên.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi “thẻ Career Highlight Refractor” thu về số tiền cao nhất trong phiên đấu giá. Nó được bán với giá 229 ETH, trị giá khoảng 435.000 USD vào thời điểm đó. Cuộc đấu giá kéo dài trong hai ngày và có tổng cộng 349 thẻ giao dịch được bán đấu giá cùng với một “thẻ Career Highlight Refractor”. Chúng được bán cho 95 chủ sở hữu khác nhau. Tổng giá trị giao dịch của cuộc đấu giá là 1.014 ETH trị giá 1,8 triệu USD trong ngày.

Mã NFT trị giá 5,8 triệu USD Grimes

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, nhạc sĩ kiêm nghệ sĩ người Canada, Claire Elise Boucher, được biết đến với nghệ danh Grimes, đã có buổi ra mắt NFT hoành tráng, thu về 5,8 triệu USD doanh thu từ các tác phẩm nghệ thuật được mã hóa vào tháng 3/2021.

Grimes đã phát hành bộ sưu tập NFT đầu tiên của cô có tên “WarNymph”. Nó được tạo ra bởi anh trai cô, nghệ sĩ kỹ thuật số nổi tiếng Mac Boucher. Tác phẩm nghệ thuật khám phá một vũ trụ hư cấu xoay quanh một nữ thần được cách điệu như một thiên thần sơ sinh. Một phần trăm số tiền thu được từ việc bán NFT “WarNymph” đã được quyên góp cho Carbon 180. Đây là một tổ chức phi chính phủ chuyên giảm lượng khí thải carbon.

Như đã đề cập, các tác phẩm nghệ thuật NFT của Grimes đang có nhu cầu rất cao và các bản sao của nó đã thu về doanh số hơn 5 triệu USD trong vòng chưa đầy 20 phút sau khi phát hành trực tiếp vào ngày 28/2. Trong đó, mã NFT đắt nhất có tên “Death of the Old” đã thu hút được 389.000 USD.

NFT không đơn thuần chỉ là xu hướng nhất thời

Sự xuất hiện và đón nhận các NFT kể trên đã nhanh chóng bỏ xa qua quan niệm về việc đây chỉ là một xu thế nhất thời. Mọi người dường như đều đồng ý rằng đây sẽ là lĩnh vực tiếp tục thu hút được các nhà đầu tư và nhu cầu sử dụng lớn trong tương lai.

Có thể nói, NFT xuất hiện ở tất cả mọi nơi, mọi lĩnh vực. Từ các nhạc sĩ quan tâm đến việc phá vỡ ranh giới của các bản phát hành thông thường của họ, như ban nhạc Kings of Leon đã kiếm được 2 triệu USD từ việc phát hành album NFT, đến một đôi giày thể thao trị giá 1,8 triệu USD. Tất cả đều là những minh chứng không thể phủ nhận rằng tài sản mã hóa đang trở nên phổ biến hơn hơn bao giờ hết.

Mattison Asher, người thực hiện nghiên cứu về Ethereum, NFT và DeFi tại ConsenSys cho biết rằng rằng thật khó để đánh giá liệu giá phải trả cho một số tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số và các mã NFT khác có giữ giá trị của chúng trong tương lai hay không. Anh nói thêm: “Tôi sở hữu một số NFT, nhưng đó là vì tôi đánh giá cao nghệ thuật và cộng đồng được hình thành để tạo ra nghệ thuật đó. Tuy nhiên, vẻ đẹp vẫn nằm trong mắt người thưởng thức. Và mọi người rõ ràng đã đánh giá cao tác phẩm “The First 5000 Days” của Beeple như những gì đã được chứng minh trước đó tại cuộc đấu giá”.

Tuy nhiên, Asher cũng cho rằng doanh số bán hàng như “Everyday” đã đóng một vai trò quan trọng hơn trong việc thay đổi hành vi của người dùng. Nó không chỉ đơn thuần dừng lại ở việc bắt mắt. Đó là sự chấp thuận của số đông đối với những sản phẩm hoặc dịch vụ mới:

“Câu chuyện về tiền mã hóa và Beeple có bản chất cực kỳ giống nhau. Cả Beeple và ngành công nghiệp tiền mã hóa nói chung đã phải vượt qua vô số nghịch cảnh đáng kinh ngạc để đạt được mức độ thành công mà họ đang trải qua bây giờ. Tương tự như toàn bộ ngành công nghiệp tiền mã hóa, Beeple đã mất nhiều năm trời không được công nhận để tạo ra các tác phẩm kỹ thuật số. Và cuối cùng, nó đạt được thành tựu như hiện tại”.

Asher cũng nhấn mạnh, NFT đã được chứng minh là một phương tiện hiệu quả cao để kiếm tiền từ tài sản trí tuệ, bất kể hình dạng hay hình thức NFT cụ thể nào. Trong khi năm NFT được đánh dấu ở trên có lẽ là đáng chú ý nhất, chắc chắn sẽ có nhiều bộ sưu tập kỹ thuật số có giá cao hơn trong tương lai.

Tin tức tiền mã hóa 24/7
Thảo luận về tiền mã hóa tại đây
Xem thêm
articles