Bản cập nhật Taproot sắp tới của Bitcoin là gì và tại sao nó lại quan trọng?
Bản cập nhật Taproot hứa hẹn làm cho giao dịch trên mạng lưới Bitcoin nhanh hơn và rẻ hơn. Dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 11/2021 giúp hệ sinh thái Bitcoin thân thiện hơn.
Phần lớn những người đam mê tiền mã hóa trên toàn cầu dường như đang đổ dồn sự quan tâm đến Ether (ETH) vào lúc này và phiên bản hard fork sắp tới ở London. Điều này khiến người ta tin rằng nó có thể đẩy giá trị của Ethereum lên cao hơn nữa. Tuy nhiên, các báo cáo đã xuất hiện gần đây cho thấy phiên bản Taproot của Bitcoin cũng được nhiều người mong đợi. Theo dự kiến, nó sẽ đi vào hoạt động cuối năm nay.
Về vấn đề này, nhiều pool (nhóm) khai thác Bitcoin (BTC) dường như đã thể hiện sự ủng hộ của họ cho việc bắt đầu với bản cập nhật mới. Theo dữ liệu có sẵn trên Taproot.watch, một trang web được thiết kế bởi nhà phát triển Bitcoin Hampus Sjöberg, tín hiệu từ Taproot sẽ chiếm khoảng 56% tổng sức mạnh băm của BTC.
Đáng chú ý nhất là hai trong số các pool khai thác Bitcoin lớn nhất theo tỷ lệ băm là AntPool và F2Pool là những đơn vị ủng hộ chính cho bản nâng cấp này ngay từ đầu. Ngay cả những nhà khai thác tương đối lớn khác, chẳng hạn như Foundry USA và Slush Pool, cũng đã bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với việc kích hoạt bản nâng cấp.
Taproot chính xác là gì?
Hiểu một cách đơn giản nhất thì Taproot có thể được coi là bước mới nhất trên con đường phát triển của Bitcoin. Bởi lẽ, bản nâng cấp này không chỉ tìm cách nâng cao khả năng sử dụng tổng thể của mạng bằng cách làm cho các giao dịch rẻ hơn, nhanh hơn và dễ triển khai hơn mà còn cho phép triển khai hợp đồng thông minh (smart contract).
Chưa hết, Taproot cũng hứa hẹn sẽ mang đến những cập nhật quan trọng liên quan đến bảo mật. Tức là nó tìm cách làm cho tất cả các giao dịch trông giống nhau đối với tất cả mọi người ngoại trừ các bên giao dịch. Điều này được lấy cảm hứng từ các dịch vụ tiền mã hóa tập trung vào bảo mật có sẵn trên thị trường ngày nay. Do đó, ở góc nhìn về thiết kế tổng thể, nó có khả năng kéo Bitcoin đến gần hơn với một số đồng tiền tập trung vào quyền riêng tư.
Về chủ đề này, Antoni Trenchev, đồng sáng lập và đối tác quản lý tại nền tảng cho vay tiền mã hóa Nexo cho biết bản cập nhật Taproot là minh chứng hùng hồn nhất về bản chất phi tập trung của Bitcoin và mạng lưới luôn luôn tìm cách để cải thiện và phát triển. Ông cũng tin rằng việc nâng cấp đóng vai trò như một lời nhắc nhở cho các nhà đầu tư rằng, không giống như vàng, Bitcoin là một kho lưu trữ giá trị.
“Tất cả những cải tiến lớn được chấp nhận này mở đường cho việc áp dụng Bitcoin rộng rãi hơn nữa và có thể khiến cho giá tiếp tục tăng. Nói chung, Taproot là một trong những bản cập nhật được mong đợi nhất của BTC kể từ khi tăng kích thước khối vào năm 2018”.
Joel Edgerton, giám đốc điều hành của sàn giao dịch tiền mã hóa bitFlyer tại Hoa Kỳ cho biết mặc dù hầu hết cộng đồng tiền mã hóa ngay lúc này dường như chỉ tập trung vào diễn biến giá cả của Bitcoin, nhưng những gì họ đang bỏ qua là công nghệ cơ bản của BTC mới là thứ thực sự tạo nên giá trị cho nó. Và Taproot hứa hẹn sẽ là một bước phát triển quan trọng, vì một số lý do sau đây:
“Nó làm giảm kích thước dữ liệu giao dịch, từ đó có thể giảm phí giao dịch cho các giao dịch phức tạp. Ngoài ra, nó làm tăng quyền riêng tư trên các ví đa chữ ký (multisign) (1) và ví hỗ trợ khóa thời gian (time-locking) (2). Nó làm điều này bằng cách làm cho khó phân biệt với các ví đơn giản, các ví một lần ký (single-sign wallet), đồng thời cho phép tăng cường chức năng của ví bằng cách để các nhà phát triển sử dụng logic vault”.
Theo quan điểm riêng của Edgerton, Taproot thể hiện sự thay đổi tích cực của cộng đồng Bitcoin. Và dường như mọi người đã học được những bài học quý giá từ cuộc chiến nâng cấp Bitcoin năm 2017. Với cộng đồng Bitcoin bây giờ, điều quan trọng nhất là lập kế hoạch và thực hiện nâng cấp thông qua việc sử dụng một cuộc bỏ phiếu (vote) dựa trên một cộng đồng hoàn toàn phi tập trung.
Quay trở lại thời điểm năm 2017, Bitcoin đã trải qua một đợt hard fork, dẫn đến việc tạo ra một loại tiền mã hóa mới có tên là Bitcoin Cash (BCH). Mặc dù quá trình diễn ra khá đơn giản, nhưng giai đoạn dẫn đến hard fork đầy xung đột, với nhiều thành viên cộng đồng cốt lõi xung đột với nhau.
Sự cố kỹ thuật
Trên lý thuyết, Taproot là một giải pháp kỹ thuật “không điểm chết” đã được phát minh ra bằng cách sử dụng các nền tảng mật mã đã được chứng minh là có thể giúp cung cấp một số cải tiến mang tính “cách mạng” cho giao thức Bitcoin.
Lior Yaffe, Giám đốc điều hành của công ty phần mềm blockchain Jelurida, đã chỉ ra rằng bằng cách kết hợp chữ ký Schnorr và Merkelized Abstract Syntax Trees, hoặc MAST, Taproot có thể chuyển đổi các giao dịch Bitcoin phức tạp, chẳng hạn như giao dịch đa chữ ký và giao dịch được sử dụng để thiết lập kênh Lightning để nó trông giống như một giao dịch Bitcoin thông thường trước khi được gửi trên chuỗi.
Trong mật mã, chữ ký Schnorr dễ dàng “công bằng” và vượt trội hơn về mặt chức năng so với chữ ký logarit thông thường. Bởi lẽ, chữ ký logarit thông thường vốn thường xuyên phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến việc khó sửa chữa. Tương tự, MAST là các dịch vụ kỹ thuật số độc nhất ở thời điểm hiện tại cho phép triển khai các điều kiện chọn lọc người dùng đa dạng. Nó phải được thực thi để có thể sử dụng một lượng lớn Bitcoin gặp vấn đề trong việc di chuyển.
Nhìn chung, điều này làm giảm dung lượng lưu trữ và có thể gián tiếp giảm phí cho các loại giao dịch này. Ngoài ra, về lâu dài, khi việc sử dụng nó trở nên phổ biến, Taproot có thể cải thiện đáng kể quyền riêng tư cho người dùng Lightning và người dùng đa chữ ký. Yaffe cho biết thêm “Từ góc độ hệ sinh thái, tôi coi Taproot là một nỗ lực toàn lực của cộng đồng và nhà phát triển Bitcoin để cuối cùng đưa mạng Lightning trở thành nền tảng thanh toán chính thống”.
Taproot sẽ ảnh hưởng đến BTC như thế nào?
Một khía cạnh khác của bản nâng cấp này mà chúng ta cũng nên thảo luận đó là liệu Taproot có ảnh hưởng lớn đến biến động giá trong tương lai của Bitcoin hay không? Về vấn đề này, Edgerton không thấy việc nâng cấp có bất kỳ tác động ngắn hạn nào đến giá trị của Bitcoin. Tuy nhiên, anh ấy tin rằng những thay đổi “ngầm” sẽ xảy ra do bản cập nhật này sẽ làm cho mạng Bitcoin hoạt động hiệu quả hơn và cạnh tranh hơn.
Yaffe tin rằng về lâu dài, việc cải thiện áp dụng mạng Lightning bằng cách giảm phí giao dịch và thời gian thanh toán sẽ giữ cho Bitcoin và hệ sinh thái của nó trở thành một phương thức thanh toán có thể thích nghi được trong thời đại internet. Ngoài ra, Yaffe cũng bổ sung thêm:
“Do giá Bitcoin tăng mạnh gần đây nguyên nhân có thể là do tiềm năng sử dụng nó như một kho lưu trữ giá trị và được các nhà đầu tư tổ chức chấp nhận”. Bản thân Yaffe cũng không mong đợi Taproot sẽ có bất kỳ tác động nào đến giá trong thời gian ngắn hạn.
Cuối cùng, Siddharth Menon, đồng sáng lập và giám đốc điều hành của sàn giao dịch tiền mã hóa WazirX, chia sẻ rằng kể từ năm 2010, bản nâng cấp Taproot mới nhất đã rất được mong đợi và có tác động tích cực đến đồng tiền này. Ông nói thêm: “Từ từ nhưng đều đặn, mạng lưới này trở nên tốt hơn mỗi ngày”.
Các khía cạnh quan trọng khác của Taproot
Theo sự đồng thuận của cộng đồng Bitcoin, bản cập nhật Taproot nói trên sẽ chỉ được thông qua nếu 90% tất cả các khối được khai thác, bao gồm tín hiệu kích hoạt bên trong khung điều chỉnh độ khó (2.016 khối). Cụ thể hơn, thỏa thuận đồng thuận cần phải diễn ra trong một trong những kỷ nguyên (epoch) khó khăn tính từ thời điểm này đến ngày 11/8. Mục đích chính để việc nâng cấp mạng có thể được tiến hành theo kế hoạch vào tháng 11 năm nay.
Tính đến thời điểm ngày 7/5, có tổng cộng 327 khối tín hiệu đã xuất hiện trong khung hiện tại, trong khi các thợ đào chịu trách nhiệm về 610 khối đã chọn không bao gồm “bit tín hiệu”. Các phiếu “không” được đưa ra bởi những người khai thác này hiện chiếm 30% trong số 2.016 khối trong khung độ khó hiện tại. Một số pool cho đến nay đã bỏ phiếu chống lại việc kích hoạt bản cập nhật bao gồm một số các tên tuổi lớn như Poolin, Binance Pool, BTC.com, viaBTC và HuobiBTC.
—
Giải thích từ ngữ:
(1) Multisign – Ví đa chữ ký: Một ví sẽ gồm có nhiều chữ ký khác nhau. Và khi sử dụng hình thức này, để có thể mở hoặc sử dụng được ví đó thì cần có tất cả các chữ ký mới có thể truy cập được.
(2) Time-lock wallet – Ví hỗ trợ khóa thời gian: Với các ví này sẽ triển khai các giải pháp đặt thời gian trễ trước khi hành động chính thức xảy ra. Trong thực tế, với một số dự án tiền mã hóa, để đảm bảo quyền lợi của các NĐT, tránh việc đội ngũ phát triển có những tác động tiêu cực đến dự án gây ảnh hưởng đến quyền lợi thì trước mỗi hành động nào liên quan đến hệ thống được thực thi sẽ có một khoảng thời gian chờ trước khi chính thức có hiệu lực. Và trong thời điểm đó, các NĐT có thể kịp thời rời bỏ và chuẩn bị cho mình các phương án để giảm thiểu rủi ro.