Điểm lại một số tuyên bố quan trọng từ cuộc họp của FED

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) đã công bố biên bản cuộc họp tháng 9 của FOMC. Hãy cùng đội ngũ Coinvn điểm qua một số thông tin quan trọng từ cuộc họp này.

165Total views
Listen to article
play!
Diem lai mot so tuyen bo quan trong tu cuoc hop cua FED - anh 1
Điểm lại một số tuyên bố quan trọng từ cuộc họp của FED

FED vẫn giữ thái độ diều hâu

Thị trường tài chính nói chung và tiền mã hóa nói riêng đều đang phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế vĩ mô. Đáng chú ý là lập trường diều hâu của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) đang tác động đến thị trường tiền mã hóa nhiều hơn những yếu tố khác. FED đang mạnh tay trong việc tăng lãi suất và thắt chặt định lượng để kiềm chế mức lạm phát tăng cao. Ngân hàng Trung ương đã quyết định tăng lãi suất 4 lần liên tiếp với mức tăng đều là 75 điểm cơ bản. Các quan chức cấp cao cho biết ngân hàng vẫn chưa thực hiện chính sách tiền tệ hạn chế của họ.

Hạn chế trong lập trường diều hâu của FED là sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Ngân hàng Thế giới tuyên bố rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ bị suy thoái vào năm 2023. Bên cạnh đó, Liên Hợp Quốc yêu cầu các Ngân hàng Trung ương thoát khỏi lập trường diều hâu của họ để ngăn chặn một cuộc suy thoái sắp xảy ra. Ngoài ra, Giám đốc điều hành JP Morgan – Jamie Dimon tuyên bố rằng nền kinh tế sẽ đối mặt với suy thoái kéo dài từ  6 – 9 tháng.

Hơn nữa, Elon Musk của Tesla và Cathie Wood của Ark Invests tuyên bố rằng nền kinh tế Hoa Kỳ đang trên đà giảm phát. Đây là thời kỳ giá cả hàng hóa và dịch vụ đi xuống. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng nền kinh tế đang trì trệ. Lạm phát đình trệ có thể là kết quả tồi tệ nhất xảy ra trong quan điểm của FED.

Trong khi một số người tham gia thị trường hy vọng rằng FED có thể thay đổi quan điểm của mình, do các mối đe dọa đối với sự bất ổn tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, FED thích lạm dụng việc hoạch định chính sách hạn chế hơn là thay đổi quá sớm.

Thị trường “đỏ nhẹ” trước khi dữ liệu CPI được công bố

Chỉ số CPI đóng một vai trò vô cùng quan trọng để FED đưa ra quyết định tăng lãi suất, nó sẽ được công bố vào lúc 19:30 tối nay (13/10). Trước đó, chỉ số CPI của tháng 8 đã tăng cao hơn mức kỳ vọng, gây ra sự biến động gia tăng trên thị trường tiền mã hóa. 

Vào ngày 12/10, Cục thống kê lao động Mỹ công bố chỉ số giá sản xuất PPI trong tháng 9 tăng 0,4%, cao hơn dự đoán là 0,2%. Điều này cho thấy lạm phát tại Mỹ vẫn tiếp tục tăng và đặt nhiều áp lực hơn cho FED thực hiện các chính sách thắt chặt tiền tệ vào đợt tăng lãi suất tiếp theo.

Ở thời điểm đó, thị trường tiền mã hóa dường như không phản ứng quá mạnh với tin tức trên. Tuy nhiên, trưa ngày 13/10, vốn hóa thị trường tiền mã hóa bắt đầu sụt giảm và vốn hóa của stablecoin USDT tăng đột biến. Động thái này cho thấy, các nhà đầu tư đang dần bán các tài sản có rủi ro cao như Bitcoin và các Altcoin khác để đổi lấy stablecoin USDT.

Theo dữ liệu từ Forex Factory (tại đây), chỉ số CPI được dự đoán ở mức 8,1%. Theo đó, nếu CPI được công bố cao hơn dự đoán thì chỉ số đo lường sức mạnh của USD có thể sẽ tăng mạnh và thị trường tài chính như chứng khóa, tiền mã hóa sẽ tiếp tục chìm trong biển lửa. Ngược lại, nếu CPI bằng hoặc thấp hơn dự đoán giúp cho thị trường tài chính nói chung và tiền mã hóa nói riêng tăng trở lại.

Diem lai mot so tuyen bo quan trong tu cuoc hop cua FED - anh 2

Tại thời điểm thực hiện bài viết, theo công cụ đo lường FedWatch của CME Group, có đến 81,3% dự đoán Fed sẽ tăng lãi suất 0,75% và 18,7% dự đoán là 0,5% trong trong lần tăng lãi suất tới. 

Diem lai mot so tuyen bo quan trong tu cuoc hop cua FED - anh 3

Trên thực tế, tình hình nền kinh tế vĩ mô vẫn chưa thực sự ổn định, thậm chí ngày càng xấu hơn. Do đó, nếu đầu tư trong giai đoạn này, bạn đọc cần chú ý đến các tin tức tác động vào nền kinh tế vĩ mô để có thể đưa ra một chiến lược đầu tư tốt hơn.

Tin tức tiền mã hóa 24/7
Thảo luận về tiền mã hóa tại đây
Xem thêm
articles