Binance Thổ Nhĩ Kỳ bị phạt 8 triệu Lira vì không tuân thủ luật chống rửa tiền

Ủy ban điều tra Tội phạm tài chính (MASAK) đã phát hiện Binance Thổ Nhĩ Kỳ vi phạm Luật phòng chống rửa tiền và mức phạt dành cho sàn giao dịch này lên đến 750.000 USD.

6013Total views
Listen to article
play!
Binance Tho Nhi Ky bi phat 8 trieu Lira vi khong tuan thu luat chong rua tien - anh 1
Binance Thổ Nhĩ Kỳ bị phạt 8 triệu Lira vì không tuân thủ luật chống rửa tiền

Sàn giao dịch tiền mã hóa Binance bị phạt 8 triệu Lira tại Thổ Nhĩ Kỳ

Ủy ban Điều tra tội phạm tài chính (The Financial Crimes Investigation Board – MASAK) được biết đến là đơn vị tình báo tài chính của Thổ Nhĩ Kỳ, thuộc quản lý của Bộ Tài chính và kho bạc. Gần đây, MASAK phát hiện hoạt động của sàn giao dịch tiền mã hóa Binance tại Thổ Nhĩ Kỳ vi phạm các luật phòng chống rửa tiền. Theo cơ quan truyền thông địa phương Anadolu Agency, MASAK đã thực hiện kiểm toán luật số 5549 về phòng chống tội phạm rửa tiền (luật AML) đối với Binance Thổ Nhĩ Kỳ. Được biết, luật số 5549 đã được xuất bản trên Công báo chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 18 tháng 10 năm 2006 với mục đích xác định các nguyên tắc và thủ tục phòng chống tội phạm rửa tiền.

Qua đó, MASAK đã phạt Binance Thổ Nhĩ Kỳ 8 triệu Lira (khoảng 750.000 USD) sau khi sàn giao dịch này thất bại trong cuộc kiểm tra của cơ quan giám sát tài chính về tuân thủ chống rửa tiền. Binance cũng trở thành doanh nghiệp tiền mã hóa đầu tiên bị chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ phạt. Tuy nhiên, phía cơ quan chức năng không tiết lộ các thông tin cụ thể về những sai phạm. Được biết, mốc thời gian bị phạt cũng trùng với ngày Tổng thống Erdoğan thông báo hoàn thành dự thảo luật tiền mã hóa.

Một trong những bước quan trọng để ngăn chặn rửa tiền là đảm bảo bất kỳ ai trên nền tảng đều phải thực hiện xác minh danh tính. Luật AML ở Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu các công ty phải xác minh thông tin cá nhân của khách hàng trên nền tảng, bao gồm: Họ tên, ngày sinh, số nhận dạng TC (số nhận dạng cá nhân duy nhất được cấp cho mọi công dân Thổ Nhĩ Kỳ) và một số giấy tờ tùy thân khác. Luật cũng yêu cầu các sàn giao dịch phải thông báo ngay cho chính phủ về các hoạt động đáng ngờ trong thời hạn 10 ngày.

Cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính và Chi phí – Lutfi Elvan chia sẻ rằng: “MASAK đang hợp tác chặt chẽ với Lực lượng đặc nhiệm hành động tài chính (FATF) – một cơ quan giám sát tài chính khủng bố và rửa tiền toàn cầu để thắt chặt các biện pháp chống lại rửa tiền thông qua các nền tảng giao dịch tiền mã hóa. Theo đó, MASAK yêu cầu các doanh nghiệp có giao dịch tiền mã hóa vượt quá giá trị 10 nghìn Lira trong vòng 10 ngày phải báo cáo lên cơ quan chức năng.” 

Luật về tiền mã hóa của Thổ Nhĩ Kỳ sắp ra mắt

Bên cạnh các Luật phòng chống rửa tiền đang hiện hành, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan cũng xác nhận việc hoàn thành Luật tiền mã hóa và sẽ sớm chuyển giao cho Nghị viện để phê duyệt. Tuy nhiên, ông không tiết lộ nội dung cụ thể của dự luật. 

Binance Tho Nhi Ky bi phat 8 trieu Lira vi khong tuan thu luat chong rua tien - anh 2

Luật tiền mã hóa ra đời như là biện pháp nhằm phản ứng trước sự gia tăng phổ biến của tiền mã hóa tại Thổ Nhĩ Kỳ. Trong bối cảnh đất nước này đang đối mặt với lạm phát phi mã, khiến đồng nội tệ Lira (TRY) liên tục mất giá so với đô la Mỹ (USD).  

Ông Erdogan trước đây vẫn luôn giữ quan điểm củng cố vị thế của đồng Lira là đồng tiền chính thức và duy nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ. Vào tháng 4, Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đã cấm việc sử dụng tiền mã hóa cho hoạt động thanh toán, song vẫn cho phép người dân nắm giữ để đầu tư. Đến tháng 9, ông Erdogan tuyên bố chính quyền của ông “đang trong cuộc chiến chống lại Bitcoin”. 

Tuy nhiên với động thái phạt Binance vi phạm Luật phòng chống rửa tiền cũng như dự thảo Luật tiền mã hóa, Thổ Nhĩ Kỳ có vẻ đang tiến gần hơn đến việc công nhận tiền mã hóa là một kênh đầu tư chính thống.

Tin tức tiền mã hóa 24/7
Thảo luận về tiền mã hóa tại đây
Xem thêm
articles