Mỹ nâng trần nợ công lên 2.500 tỷ, tiền pháp định ngày càng mất giá

Chính phủ Mỹ đã quyết định nâng trần nợ công lên 2.500 tỷ đô la Mỹ. Tiền pháp định trở nên mất giá, tiền mã hóa trở thành một phương tiện lưu trữ giá trị.

7396Total views
Listen to article
play!
My nang tran no cong len 2.500 ty, tien phap dinh ngay cang mat gia - anh 1
Mỹ nâng trần nợ công lên 2.500 tỷ, tiền pháp định ngày càng mất giá

Sẽ khó có chuyện Chính phủ Mỹ vỡ nợ

Mới đây, Chính phủ Mỹ đã chính thức thông qua việc nâng trần nợ công (debt ceiling) lên thêm 2.500 tỷ đô la Mỹ. Hiểu một cách đơn giản là nếu các khoản chi của Chính phủ Mỹ trong một khoảng thời gian nhất định nhiều hơn số tiền thuế thu được, họ sẽ phải đi vay thêm để chi trả và vận hành bộ máy. Để giới hạn khoản vay này, Chính phủ Mỹ đặt ra một mức trần, đó là khoản tiền tối đa có thể đi vay ngoài. Nếu chi tiêu vượt qua giới hạn này và không có khả năng chi trả, Chính phủ Mỹ được coi là vỡ nợ.

Đề xuất nâng trần nợ công này đã được thông qua bởi Thượng viện và Hạ viện trước khi được Tổng thống Biden chính thức đặt bút ký thông qua. Theo đó, số tiền 2.500 tỷ đô la Mỹ “bơm” thêm vào bộ máy vận hành của Chính phủ Mỹ để chi trả cho các khoản nợ đã đến hạn.

Về lý thuyết, nếu đề xuất nâng trần nợ công này không được thông qua, Chính phủ Mỹ có thể rơi vào khủng hoảng và buộc phải đóng cửa hoạt động cho đến khi nào tìm ra giải pháp. Trên thực tế, ít nhất Mỹ đã ba lần đóng cửa Chính phủ liên bang vào năm 1978 (18 ngày), 1995 – 1996 (21 ngày) và 2013 (16 ngày). Tuy nhiên, sau đó mọi vấn đề đều được giải quyết bằng cách nâng trần nợ công. Theo thống kê từ Wikipedia, từ ngày 25/6/1940 cho đến nay, Chính phủ Mỹ đã nâng trần nợ công lên hơn 90 lần. Lần gần đây nhất vào 14/10/2021 với mức nâng 480 tỷ đô la Mỹ.

Thị trường tiền mã hóa liệu có bị ảnh hưởng bởi vấn đề này?

Trên thực tế, việc nâng trần nợ công của Mỹ sẽ không tác động trực tiếp đến giá cả của các loại tiền mã hóa. Tuy nhiên, ở góc nhìn trung và dài hạn, việc này có thể ảnh hưởng đến thị trường tài chính nói chung và tiền mã hóa nói riêng. Cụ thể:

Thứ nhất, tiền được in một cách “thiếu kiểm soát” để bơm vào nền kinh tế sẽ là tác nhân khiến đồng tiền mất giá. Thống kê cho thấy, trong 20 năm qua, lượng cung tiền M2 của Mỹ đã tăng gần 4 lần. Đặc biệt kể từ sau cuộc khủng hoảng cách đây 10 năm, lượng cung tiền M2 đã tăng xấp xỉ hơn gấp đôi, hiện hơn 18.300 tỷ đô la Mỹ. 

Khi lượng tiền phát hành mới ngày càng nhiều, đồng tiền sẽ trở nên mất giá. Hình dưới đây cho thấy sức mua của đồng đô la Mỹ trong khoảng từ năm 1913 – 2013. Theo đó, 1 đô la Mỹ vào năm 2013 chỉ tương đương với mức mua của 0,05 đô la Mỹ so với các giai đoạn trước đó. Thậm chí với tốc độ lạm phát như hiện tại (6,2% vào tháng 10 và 6,8% vào tháng 11) thì sức mua này sẽ còn thấp nữa.

Hệ lụy của điều này là tiền pháp định sẽ trở thành một loại tài sản có tỷ lệ lạm phát lớn. Cộng thêm với việc lãi suất ở mức thấp khiến cho các phương pháp đầu tư truyền thống không còn đủ hấp dẫn. Dòng tiền của người dân sẽ tìm đến các loại tài sản khác như vàng hay tiền mã hóa để sinh lời. 

My nang tran no cong len 2.500 ty, tien phap dinh ngay cang mat gia - anh 2
Sức mua của đồng đô la Mỹ

Thứ hai, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ thận trọng hơn trong việc nâng lãi suất vào năm sau. Bởi lẽ, FED cũng là một trong những “chủ nợ” của Chính phủ liên bang. Hiện tại, FED đang dự kiến sẽ nâng lãi suất 3 lần trong năm 2022 với biên độ tăng lên đến 0,75% – 1%. Việc FED nâng lãi suất cao hay thấp cũng sẽ tác động đến dòng tiền của các nhà đầu tư. Khi lãi suất đủ lớn, dòng tiền có thể rời bỏ các khoản đầu tư rủi ro như tiền mã hóa hay chứng khoán và dịch chuyển sang các loại hình đầu tư an toàn hơn.

Chưa kể đến việc, việc in thêm tiền để chi tiêu trong Chính phủ cũng là tác nhân giảm tốc độ mua tài sản trị giá 120 tỷ đô la Mỹ mỗi tháng. Sau cuộc họp của FED diễn ra gần đây, kế hoạch này đã giảm chỉ còn 60 tỷ đô la Mỹ mỗi tháng và sẽ giảm dần cho đến khi tiệm cận về 0.

Như vậy, xét ở góc độ vĩ mô, với một nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới như Mỹ, động thái tăng trần nợ công sẽ có thể có những tác động nhất định đến nền kinh tế nói chung. Khi đồng đô la mất giá, các tài sản tiền mã hóa như Bitcoin sẽ trở nên giá trị hơn khi chứng minh được khả năng lưu trữ giá trị của mình.

Tin tức tiền mã hóa 24/7
Thảo luận về tiền mã hóa tại đây
Xem thêm
articles