Ngân hàng lớn nhất Singapore hủy bỏ kế hoạch mở rộng sàn giao dịch tiền mã hóa

Mới đây, ngân hàng DBS quyết định từ bỏ kế hoạch bán lẻ tiền mã hóa. Tuy nhiên điều này không ảnh hưởng tới tập đoàn công nghệ BC, công ty mẹ OSL, các đối tác của dự án cũng như không tác động lớn đến ngành công nghiệp tiền mã hóa của Singapore.

4252Total views
Listen to article
play!
Ngan hang lon nhat Singapore huy bo ke hoach mo rong san giao dich tien ma hoa - anh 1
Ngân hàng lớn nhất Singapore hủy bỏ kế hoạch mở rộng sàn giao dịch tiền mã hóa

Quyết định của ngân hàng DBS Singapore

Tại cuộc họp thường niên vào thứ Năm tuần trước (ngày 31/3/2022), Piyush Gupta, Giám đốc điều hành của ngân hàng DBS cho biết sẽ không mở rộng thêm sàn giao dịch tiền mã hóa cho những nhà đầu tư cá nhân. 

Sàn giao dịch kỹ thuật số cho các tổ chức của ngân hàng DBS đã được ra mắt vào cuối năm 2020. Theo thống kê, khối lượng giao dịch vào năm 2021 của sàn này đạt khoảng 1,1 tỷ đô Singapore. Được biết, trước đó DBS dự kiến sẽ mở rộng sàn giao dịch tiền mã hóa cho các nhà đầu tư cá nhân và có kế hoạch sử dụng dịch vụ phần mềm của sàn giao dịch được cấp phép OSL, công ty con của tập đoàn công nghệ BC có trụ sở tại Hong Kong. Piyush Gupta nhấn mạnh:

“Tôi nghĩ theo thời gian, tiền mã hóa và tài sản liên quan đến tiền mã hóa sẽ trở nên phổ biến. Do đó, chỉ là sớm hay muộn, thế giới sẽ phải coi đây là một loại tài sản, chứ không phải một loại tiền thay thế tiền tệ. Tuy nhiên, môi trường lập pháp hiện tại không cho phép chúng tôi cung cấp dịch vụ bán lẻ tài sản này, ít nhất là trong ngắn hạn.”

Ngan hang lon nhat Singapore huy bo ke hoach mo rong san giao dich tien ma hoa - anh 2

Chính phủ Singapore có động thái thắt chặt tiền mã hóa

Quyết định này của DBS khiến cộng đồng nhà đầu tư đặt ra câu hỏi. Liệu có phải Chính phủ Singapore đang bắt đầu thực hiện các chính sách hạn chế phát triển tiền mã hóa? Câu trả lời là không hẳn. 

Chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng Chính phủ Singapore không muốn phổ biến giao dịch tiền mã hóa cho những nhà đầu tư cá nhân. Đầu năm nay, cơ quan Quản lý tiền tệ Singapore (MAS) đã yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ tiền mã hóa hạn chế quảng cáo dịch vụ công khai, bao gồm việc vận hành ATM tiền mã hóa. Tuy nhiên các nhà cung cấp vẫn có thể quảng cáo trên website và nền tảng của họ.

ATM tiền mã hóa, hay còn gọi là ATM Bitcoin, cho phép người dùng dễ dàng mua và bán tiền mã hóa bằng tiền mặt. Đây được xem là cách quảng cáo tiền mã hóa hiệu quả với công chúng. Mặc dù, dịch vụ này chỉ phục vụ nhóm nhỏ cộng đồng nhưng việc triển khai các cây ATM Bitcoin thể hiện sự cởi mở rõ rệt của Chính phủ đối với tiền mã hóa.

Ngan hang lon nhat Singapore huy bo ke hoach mo rong san giao dich tien ma hoa - anh 3

Ngoài ra, Singapore cũng đưa DeFiance Capital, một trong những quỹ tiền mã hóa đăng ký hoạt động tại quốc gia này vào danh sách “đen” và cảnh báo đến các nhà đầu tư. Nguyên nhân là vì quỹ chưa được MAS cấp phép và đã xuất hiện các sai lầm hoạt động quản lý. 

Tuy nhiên, Singapore đã không thay đổi quan điểm của mình về việc các tổ chức đầu tư vào tiền mã hóa. Điều này cho thấy quốc gia này định vị phát triển tiền mã hóa một cách chuyên nghiệp, ưu tên cho nhóm người có kiến thức và năng lực đầu tư chứ không phải mở rộng cho mọi người dân. Bởi vì, việc mở rộng ra đại trà yêu cầu các quy định phức tạp để việc quản lý đạt được hiệu quả. Bên cạnh đó, Chính phủ nước này cũng lo ngại việc người dân – nhà giao dịch nghiệp dư sử dụng những khoản tiền hưu trí của mình vào loại tài sản này và đối mặt với nguy cơ mất trắng. Vì vậy, việc điều tiết này của Chính phủ Singapore được cho là hoàn toàn hợp lý. 

Đối tác OSL có bị ảnh hưởng?

Nhiều người băn khoăn rằng OSL và tập đoàn công nghệ BC, đối tác cung cấp phần mềm giao dịch cho ngân hàng DBS sẽ bị ảnh hưởng bởi quyết định của ngân hàng này. Tuy nhiên, sự thật là họ gần như không hề bị ảnh hưởng bởi tác động này vì cổ phiếu của tập đoàn BC vẫn tiếp tục chuỗi tăng giá kéo dài một tuần trên thị trường Hồng Kông, duy trì mức tăng hơn 5%. 

Ngan hang lon nhat Singapore huy bo ke hoach mo rong san giao dich tien ma hoa - anh 4

Nếu DBS thực sự ra mắt một sàn giao dịch tiền mã hóa cho các nhà đầu tư cá nhân thì sàn giao dịch này cũng sẽ không giống như những sàn thông thường. Sẽ có nhiều đồng coin/token bị hạn chế, đặc biệt là những đồng tiền mã hóa trong lĩnh vực DeFi. Mặc dù việc tích hợp trực tiếp với ngân hàng sẽ có nhiều thuận tiện nhưng khối lượng giao dịch sẽ là một bài toán khó đối với DBS. 

Theo báo cáo từ tập đoàn BC, doanh thu từ việc cung cấp phần mềm cho các nền tảng giao dịch tiền mã hóa năm 2021 đạt ​​10,1 triệu đô la Hồng Kông (khoảng 1,2 triệu đô la Mỹ), tăng 104,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, khi so sánh với tổng doanh thu năm 2021 của tập đoàn là 352 triệu đô la Hồng Kông (khoảng 45 triệu đô la Mỹ) thì con số này không đáng kể.

Tin tức tiền mã hóa 24/7
Thảo luận về tiền mã hóa tại đây
Xem thêm
articles