Tại sao nên cân nhắc đầu tư vào altcoin trong năm 2022?

Mối tương quan giữa Bitcoin và các tài sản truyền thống hay Altcoin có dấu hiệu giảm đã mở ra các cơ hội đầu tư trong tương lai.

9020Total views
Listen to article
play!
Tai sao nen can nhac dau tu vao altcoin trong nam 2022? - anh 1
Tại sao các nhà quản lý danh mục đầu tư nên để mắt đến Altcoin trong năm 2022?

Mối tương quan giữa Bitcoin và các tài sản truyền thống

Năm 2021, giá Bitcoin (BTC) đã tăng đáng kể, phá vỡ mức đỉnh đã thiết lập hồi tháng 4 trước đó và đạt đến mức cao nhất mọi thời đại (ATH) ở vùng 69.000 đô la Mỹ hồi tháng 11. Điều này đặt ra rất nhiều câu hỏi về việc liệu Bitcoin có phải là một lựa chọn đầu tư tốt hơn so với các tài sản truyền thống như cổ phiếu, vàng… hay không? Với sự gia tăng đột biến về giá của BTC như vậy, nó đã cho thấy sự vượt trội so với các tài sản truyền thống và hàng loạt các chỉ số tài chính khác.

Tai sao nen can nhac dau tu vao altcoin trong nam 2022? - anh 2
Mối tương quan giữa Bitcoin và các tài sản truyền thống. Nguồn: Coindesk

Biểu đồ trên đây đã phần nào giải thích cho mối tương quan giữa Bitcoin và các loại tài sản này. Biểu đồ này đã đem ra so sánh mối tương quan giữa Bitcoin với bốn loại tài sản truyền thống chính hiện nay bao gồm thị trường cổ phiếu (đại diện là chỉ số S&P 500 của Hoa Kỳ), vàng, trái phiếu (được đại diện bởi các quỹ ETF) và hàng hóa.

Đầu tiên, chúng ta hãy xét đến đường màu đen tượng trưng cho mối tương quan giữa Bitcoin và chỉ số S&P 500. Nếu đem ra so sánh với trái phiếu, cổ phiếu được xếp vào hàng các khoản đầu tư có tính rủi ro cao hơn. Ở góc nhìn này, chúng ta sẽ thấy có sự tương đồng giữa Bitcoin và cổ phiếu khi từ lâu tiền mã hóa nói chung, Bitcoin nói riêng cũng được coi như là một tài sản có tính rủi ro cao nhờ tính biến động và khả năng thao túng giá. Với mức tương quan như vậy thì về lý thuyết người ta sẽ cho rằng Bitcoin sẽ có tương quan cao với chỉ số này.

Tuy nhiên, nếu dựa vào biểu đồ trên có vẻ như mọi thứ đang đi ngược lại giả thuyết này. Vào thời điểm cao nhất cách đây hai tháng, hệ số tương quan trong 90 ngày giữa Bitcoin và S&P 500 đạt đỉnh vào khoảng 0,31. Trên thực tế mức này khá yếu bởi nếu so với một vài chỉ số khác thì tỷ lệ này cao hơn rất nhiều. Thậm chí, tại thời điểm tháng 6/2021, hệ số này chỉ ở mức – 0,04. Điều này có nghĩa là có mối tương quan thấp giữa giá cổ phiếu Hoa Kỳ và Bitcoin.

Tiếp đến, hãy xét đến mối tương quan giữa Bitcoin với vàng thông qua đường màu đỏ của biểu đồ trên. Có vẻ như chỉ số này cũng không lạc quan hơn so với S&P 500. Mối tương quan trong 90 ngày giữa Bitcoin và vàng đã đạt đỉnh năm 2021 vào đầu tháng 1, nhưng cũng chỉ ở mức 0,3. Kể từ đó, nó đã dao động xung quanh mức 0 và đạt điểm thấp nhất là – 0,18 hồi tháng 8 và hiện tại dừng ở mức 0,07. Như vậy, một lần nữa giữa vàng và Bitcoin cũng không cho thấy mối tương quan lớn với nhau.

Cuối cùng, hãy xét đến mối tương quan giữa Bitcoin và trái phiếu được hiển thị qua đường màu vàng trên biểu đồ. Chỉ số trái phiếu này được đại diện bởi quỹ ETF trái phiếu kho bạc 20 năm iShares. Liệu rằng Bitcoin có mối liên hệ ràng buộc nào với thị trường trái phiếu hay không?  Dựa vào biến động theo biểu đồ trên, chỉ số này cũng tiệm cận mức 0. Và kịch bản này cũng đúng đối với hàng hóa (đại diện bởi chỉ số iShares S&P GSCI Commodity-Indexed Trust màu xanh lá cây trên biểu đồ).

Tai sao nen can nhac dau tu vao altcoin trong nam 2022? - anh 3
Vốn hóa của một số loại tài sản. Nguồn: 8marketcap

Như vậy, có vẻ như Bitcoin không có sự tương quan lớn với bốn loại tài sản vĩ mô kể trên. Để giải thích cho kết luận này, một phần đến từ việc thị trường tiền mã hóa vẫn còn đang trong giai đoạn sơ khai. Theo dữ liệu từ CoinGecko, tại thời điểm viết bài, vốn hóa của toàn thị trường ở vào khoảng 2,53 nghìn tỷ đô la Mỹ. Con số này chỉ bằng ⅕ so với thị trường vàng (11,5 nghìn tỷ đô la Mỹ theo 8marketcap). Vốn hóa nhỏ dẫn đến việc nó dễ dàng trở thành nạn nhân của các đợt thao túng giá. Do đó, trong một số trường hợp nó có thể biến động mà chưa cần đến tác động từ các yếu tố vĩ mô như các thị trường tài chính truyền thống.

Tuy nhiên, ở góc độ một nhà quản lý danh mục đầu tư, việc các loại tiền mã hóa như Bitcoin có mối tương quan thấp với các tài sản khác sẽ khiến tiền mã hóa trở thành một loại tài sản đáng được xem xét cho các danh mục đầu tư. Nó có thể “sánh vai” cùng các loại tài sản này và trở thành một lựa chọn để các nhà đầu tư có thể đa dạng danh mục của chính họ.

Mối tương quan giữa Bitcoin và các đồng altcoin khác

Ở một diễn biến khác, chúng ta cũng lại nhận thấy có những dấu hiệu tương quan giữa Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác, điển hình ở đây là Ethereum (ETH). Giữa Bitcoin và Ethereum, hệ số tương quan trong 90 ngày ở mức 0,8. Mặc dù chỉ số này cao hơn hẳn so với các loại tài sản truyền thống trên nhưng nó cũng chứng kiến một sự sụt giảm đáng kể.

Tai sao nen can nhac dau tu vao altcoin trong nam 2022? - anh 4
Mối tương quan giữa Bitcoin và một số altcoin. Nguồn: CoinMetrics

Thị phần của Bitcoin trong tổng vốn hóa thị trường tiền điện tử đã giảm đáng kể, từ mức khoảng 70% vào đầu năm, nó đã giảm xuống dưới 50% và hiện tại là 38,21%. Điều này đã tạo đà cho sự vực dậy của các loại tiền mã hóa khác. Quay lại lịch sử chúng ta sẽ thấy hồi cuối tháng 4/2020, Ethereum (ETH), Ripple (XRP), Dogecoin (DOGE) và Cardano (ADA) đều có tương quan chặt chẽ với Bitcoin, với tỷ lệ lần lượt là 0,95, 0,92, 0,91 và 0,95. Về cơ bản, bất cứ khi nào Bitcoin tăng hoặc giảm giá, tất cả đều làm như nhau. Tuy nhiên, trong những tuần gần đây, con số này đã giảm xuống dưới 0,3 đối với nhiều đồng altcoin trong top 10 hiện nay.

Sự suy giảm trong mối tương quan trong trường hợp này dường như lại là một tín hiệu đáng hoan nghênh bởi lẽ nó mở ra cơ hội cho các giao dịch đạt được lợi nhuận vượt trội. Điều này thậm chí vẫn đúng đối với cả các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Bởi lẽ, các nhà đầu tư nhỏ lẻ với số vốn nhỏ và khả năng chấp nhận rủi ro cao hơn, khi đó, họ có cơ hội đa dạng các khoản đầu tư để mang lại lợi nhuận vượt trội trong tương lai.

Tin tức tiền mã hóa 24/7
Thảo luận về tiền mã hóa tại đây
Xem thêm
articles