Uniswap v3 ra mắt giúp DeFi khởi sắc trong đợt suy thoái tuần qua

Uniswap v3 ra mắt hồi đầu tháng 5/2021.

6873Total views
Listen to article
play!
Uniswap v3 ra mat giup DeFi khoi sac trong dot suy thoai tuan qua - anh 1
Uniswap v3 ra mắt giúp DeFi khởi sắc trong đợt suy thoái tuần qua. Nguồn: Cointelegraph.

Uniswap v3 đã thực sự thu hút được sự quan tâm của người dùng DeFi bất chấp sự sụp đổ của thị trường tiền mã hóa vào tháng 5 này.

Sàn giao dịch phi tập trung (DEX) Uniswap đã ra mắt thành công bản v3 của mình vào tháng 5. Điều này dẫn đến khối lượng giao dịch tăng đột biến bất chấp sự suy thoái đang xảy ra trên thị trường tiền mã hóa.

Phiên bản mới nhất của nhà Uniswap đã nhanh chóng thu hút một lượng giao dịch khá lớn. Điều này đã đưa nó vào top năm sàn DEX hàng đầu cùng với Sushiswap, PancakeSwap v2 và người tiền nhiệm Uniswap v2.

Uniswap v3 hiện là DEX dẫn đầu về khối lượng giao dịch. Nó ghi nhận khối lượng giao dịch hàng ngày trung bình 1,2 tỷ USD. Trong khi bản v2 hiện chỉ xử lý được dưới 1 tỷ USD trong 24 giờ.

Hơn nữa, một số token DeFi cũng lĩnh vực đã vượt lên dẫn đầu thị trường sau đợt điều chỉnh hỗn loạn vào tuần trước. Tổng thể, giá trị thị trường đã tăng 400 tỷ USD ngay sau khi một số altcoin tăng mạnh. Điển hình trong số đó là MKR của Maker tăng 91% và YFI của Yearn.finance tăng 72%. Token UNI và AAVE cũng có giá trị tăng đáng kể.

Do đó, một số nhà phân tích tin rằng Uniswap v3 có thể được các nhà cung cấp thanh khoản (Liquidity Provider – LP) và người dùng nhỏ lẻ sử dụng ngày càng nhiều nhờ việc cập nhật các chức năng hiện tại của nó. Nhưng liệu rằng nó đã đủ sức để thay thế toàn bộ cho người tiền nhiệm trước đó hay chưa?

Uniswap v3 ra mắt là nhu cầu tất yếu

Bản chất khi phát triển phần mềm là việc liên tục cải tiến các ứng dụng và nền tảng. Và đương nhiên Uniswap cũng không phải là ngoại lệ. Phiên bản đầu tiên của AMM đã được phát hành trở lại vào năm 2018. Nó đã thu hút được hàng nghìn người dùng và khối lượng giao dịch trị giá hàng trăm triệu USD trong ba năm kể từ đó đến nay.

Khi mà hệ sinh thái DeFi vẫn còn ở mức sơ khai, việc thay đổi liên tục là điều không tránh khỏi. Đổi lại, các nhà phát triển các giải pháp liên quan cũng cần phải nhanh chóng thay đổi để thích nghi với điều đó. Họ phải không ngừng tìm cách cải thiện các giao thức hiện tại đồng thời cung cấp thêm các sản phẩm và dịch vụ mới trên nền tảng của họ.

Uniswap v2 được ra mắt vào tháng 5/2020. Nó được tạo điều kiện để người dùng hoán đổi các token một cách trực tiếp. Bên cạnh đó, nó có nhiều tính năng khác giúp cải thiện hiệu suất tổng thể của các giải pháp AMM. Kể từ thời điểm ra mắt đến nay, Uniswap đã thực hiện khối lượng giao dịch khoảng 135 tỷ USD và trở thành một trong những sàn giao dịch tiền điện tử giao ngay lớn nhất trên toàn thế giới.

Trong khi phiên bản v2 vẫn đang tiếp tục đóng góp đáng kể vào sự phát triển của thị trường DeFi thì các nhà phát triển đã bắt đầu làm việc để chuẩn bị cho ra mắt phiên bản v3. Phiên bản này sẽ ưu việt khi giúp cải thiện việc kiểm soát cho các LP và đưa ra nhiều mức phí khác nhau.

Liệu bản v3 có thực sự thành công?

Sự ra mắt của Uniswap v3 vào tháng 5 đã đạt được những thành công bước đầu. Khối lượng giao dịch trên nền tảng đạt được một số con số đáng kinh ngạc mặc dù tổng giá trị bị khóa (TVL) hiện tại đang thấp hơn so với phiên bản v2. Thành công bước đầu này có lẽ đến từ việc Uniswap đã giải quyết được các vấn đề quan trọng còn tồn đọng mà các AMM trước đó đang gặp khó. 

Cụ thể, Uniswap v3 cung cấp thanh khoản có giới hạn trong một phạm vi giá nhất định. Tính năng cho phép tùy biến trong việc cung cấp thanh khoản, phần phí giao dịch được tập hợp lại và tách biệt hoàn toàn thay vì tự động tái đầu tư toàn bộ để tạo thêm thanh khoản cho nhóm thanh khoản (liquidity pool).

Lưu ý rằng bản v2 về cơ bản đã mang đến cho các LP quyền sở hữu theo tỷ lệ đối với nhóm thanh khoản. Nó vô hình đã tạo ra một chức năng thanh toán phức tạp dẫn tới việc gây ra các tổn thất không đáng có. Nó khiến tính năng này giống với hợp đồng quyền chọn nhiều hơn.

Elias Simos, chuyên gia tại Bison Trails, tin rằng thành công ban đầu của Uniswap v3 và những đổi mới của nó sẽ tiếp tục thu hút dòng vốn từ các LP nhờ hiệu quả mà nó mang lại. Aniket Jindal, đồng sáng lập công ty Biconomy, nhấn mạnh thực tế là mặc dù phí cao, Uniswap v3 vẫn luôn thu hút được người dùng mới. Điều này cho thấy rằng những cải tiến áp dụng cho phiên bản mới nhất của AMM này đã mang lại những hiệu ứng tích cực. Đáng ngạc nhiên hơn nữa là thậm chí sau khi giá Gas tăng đột biến nhưng các DEX lớp 2 vẫn trở nên phổ biến hơn.

Lợi nhuận cho các LP được cải thiện

Hệ sinh thái tiền mã hóa đã quen với việc mọi thứ thay đổi với tốc độ chóng mặt. Kéo theo với đó là tiềm năng thu được lợi nhuận tốt hơn đã thu hút nhiều LP hơn đến với Uniswap v3.

Simos tin rằng những bất lợi khi chuyển sang phiên bản v3 sẽ là rào cản ngắn hạn đối với việc chuyển đổi của người dùng. Nhưng đổi lại, việc có một sản phẩm tốt hơn, tính năng ưu việt hơn sẽ thúc đẩy việc chuyển đổi sang phiên bản mới nhất này:

“Tính thanh khoản tập trung mang lại những thách thức mới, thậm chí có thể tốn nhiều chi phí hơn cho LP. Nhưng đổi lại họ sẽ nhận lại được nhiều lợi nhuận hơn. Và quan trọng hơn nữa là sẽ sớm có một hệ sinh thái các sản phẩm xung quanh các LP tại Uniswap v3”.

Mặc dù Jindal đồng ý với quan điểm của Simos rằng bản v3 có thể tiếp tục thu hút các LP, nhưng có một số vấn đề trong việc di chuyển người dùng từ bản v2 sang mà nhà phát triển cần lưu ý. Thứ nhất, những người dùng này sẽ cần phải cập nhật lại token của họ cho tương thích với bản v3. Thứ hai, đồng thời họ cùng cần phải tạo điều kiện cho các LP có thể chọn được một vùng giá nhất định. Tuy nhiên, với nhiều người thì điều này khó để có thể hiểu và thực hiện được”.

Jensen tin rằng việc tăng hiệu quả sử dụng vốn của bản v3 sẽ tiếp tục thu hút các LP và nhà giao dịch mới. Khả năng cung cấp thanh khoản giới hạn với một mức giá mong muốn trở thành một công cụ thú vị trong các thị trường biến động. Vì LP có thể sử dụng mô hình này để định giá rủi ro khi họ nắm giữ các đồng tiền ít được biết đến hoặc đầy biến động.

Do đó, Jensen gợi ý rằng các LP đang sử dụng các nền tảng CFMM chuyên biệt như Curve có thể cân nhắc chuyển sang Uniswap v3. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào đặc thù riêng của các cặp stablecoin và hoạt động giao dịch trong các pool. 

“Việc duy trì thu nhập ổn định trong thời gian thị trường biến động với Uniswap v3 sẽ đòi hỏi nỗ lực tích cực từ các LP. Vì họ sẽ cần điều chỉnh phạm vi định giá của mình cho phù hợp. Các LP có thể chọn lựa việc sử dụng vốn thấp hơn để giảm nguy cơ bị thiệt hại nặng nề trong các trường hợp thị trường biến động mạnh”.

DeFi sẽ là một thị trường đầy tiềm năng

Năm 2021 đã được chứng minh là một năm đáng nhớ đối với thị trường tiền mã hóa. DeFi đã trở thành tâm điểm chính và đợt điều chỉnh thị trường gần đây nhất đã tăng thêm độ uy tín và vai trò của DeFi.

Tuy nhiên, Simos nhấn mạnh thực tế rằng DeFi đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng mạnh mẽ kể từ đầu năm 2020. Và dữ liệu cho thấy rằng DeFi đã tạo ra những dấu hiệu tích cực trong hơn 1,5 năm trở lại đây. Sự tăng trưởng về các yếu tố cơ bản như TVL, số lượng người dùng,… luôn theo chiều hướng tăng. Tuy nhiên, sẽ vẫn có những sự biến động trong ngắn hạn. Nhưng trên tất cả các nguyên tắc cơ bản sẽ vẫn tồn tại.

Jensen cũng nhấn mạnh mối quan hệ “âm dương” giữa DeFi và mạng lưới Ethereum. Đây sẽ vẫn là blockchain hàng đầu cho lĩnh vực này. Tuy nhiên, điều này cũng chắc chắn dẫn đến các vấn đề xung quanh phí cao. Nhưng Jensen tin rằng v3 có thể giúp giảm bớt đi các vấn đề phát sinh này, trong khi Ethereum tiếp tục phát triển hướng tới Eth2 với việc ứng dụng PoS:

“Uniswap v3 có thể thu hút một loạt các LP bằng việc sẽ xây dựng các tính năng mới để điều chỉnh phạm vi giá theo thuật toán dựa trên sự biến động của thị trường hoặc thậm chí dữ liệu mang tính cảm tính”.

Tin tức tiền mã hóa 24/7
Thảo luận về tiền mã hóa tại đây
Xem thêm
articles