Phí giao dịch Blockchain là gì?

Phí Blockchain có bản chất và hoạt động ra sao? Hãy tìm hiểu cùng Coinvn qua bài này.

7509Total views
Phi giao dich Blockchain la gi? - anh 1
Phí giao dịch Blockchain là gì? Nguồn: Cointelegraph.

Để có thể giao dịch trong blockchain, người khởi tạo giao dịch phải trả một khoản phí trong blockchain đó. Vậy bản chất của loại phí giao dịch này là như thế nào? Chúng hoạt động ra sao và làm sao để có thể giao dịch được? Cùng Coinvn tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Tại sao phải có phí giao dịch Blockchain?

Phí giao dịch luôn là một phần thiết yếu khi khái niệm về Blockchain ra đời. Mỗi khi gửi, nạp hoặc rút tiền mã hóa bạn cần phải trả một khoản gọi là phí giao dịch Blockchain.

Có hai lý do cho việc tồn tại phí giao dịch tiền mã hóa:

  • Giúp hạn chế giao dịch spam trên các Blockchain: Phí giao dịch làm rào cản để các cuộc tấn công spam quy mô lớn trở nên rất tốn kém để thực hiện được ( sẽ được giải thích rõ hơn ở phần cách tính phí giao dịch).
  • Đây là động lực giúp người dùng trở thành người xác thực giao dịch: Phí giao dịch Blockchain sẽ đóng vai trò là một phần của phần thưởng cho việc hỗ trợ mạng Blockchain hoạt động.

Phí giao dịch trên hầu hết các Blockchain sẽ có thể rẻ hoặc đắt phụ thuộc vào lưu lượng trên Blockchain đó. Trong vai trò người dùng, thứ tự được ưu tiên để giao dịch để được thêm vào khối tiếp theo phụ thuộc vào số tiền bạn dùng để trả phí nhiều hay ít. Điều này nghĩa là bạn càng trả phí cao thì quá trình xác nhận giao dịch càng nhanh và thuận lợi.

Phí giao dịch của đồng Bitcoin 

Satoshi Nakamoto nhận ra rằng phí giao dịch chính là một công cụ có thể bảo vệ mạng lưới tránh khỏi các cuộc tấn công dưới dạng spam ở quy mô lớn cũng như khuyến khích việc người dùng tích cực tham gia mạng lưới và nhận các phần thưởng. Chính nhờ vậy mà Bitcoin gần như đã tạo ra chuẩn mực về mức phí giao dịch cho những đồng tiền mã hóa khác.

Những người thợ đào bitcoin sẽ nhận được phí giao dịch qua quá trình xác thực giao dịch để tạo ra một block mới. Các giao dịch Bitcoin sẽ được thợ đào sẽ ưu tiên nếu người dùng trả phí cao. Do đó với kẻ xấu muốn làm chậm mạng thì họ phải trả phí cho mỗi giao dịch được thực hiện, dù là giao dịch spam. Nếu kẻ xấu đặt mức phí quá thấp, các thợ đào có thể sẽ bỏ qua các giao dịch của họ. Đồng nghĩa với việc họ phải chịu một chi phí kinh tế lớn nếu họ đặt mức phí vừa phải. Nhờ vậy, phí giao dịch trở thành một bộ lọc các giao dịch spam đơn giản cực kì hiệu quả.

Cách tính phí giao dịch Bitcoin

Người dùng có thể tự đặt mức phí giao dịch cho giao dịch mình tạo ra theo cách thủ công, tuy nhiên khi chi phí giao dịch bằng không thì người thợ đào có thể bỏ qua để ưu tiên cho các giao dịch khác có mức phí tốt hơn và giao dịch không trả đó có thể không được xác thực

Kích thước của giao dịch (với đơn vị byte) mới là điều phí giao dịch của Bitcoin phụ thuộc thay vì số tiền được gửi của giao dịch đó. Ví dụ: Kích thước giao dịch của bạn là 500 byte và phí giao dịch trung bình hiện tại là 100 satoshi cho mỗi byte. Trong trường hợp này, bạn sẽ phải trả khoảng 50.000 satoshi (hay 0,005 BTC) để giao dịch của bạn có nhiều cơ hội được thêm vào block tiếp theo hơn.

Khi nhu cầu gửi đồng Bitcoin đột nhiên tăng cao, phí giao dịch tối thiểu để xác thực giao dịch sẽ tăng lên vì những người dùng khác đều tăng khoản phí của họ. Đây là hiện tượng sẽ xảy ra khi thị trường gặp phải biến động lớn. Chính vì lý do này BTC khó có thể trở thành phương thức thanh toán hằng ngày. Ví dụ để mua một chiếc xúc xích giá $2 thì bạn phải trả mức phí $4 nếu thanh toán bằng đồng Bitcoin khi tất cả mọi người đều dùng BTC làm đơn vị thanh toán. 

Trong thực tế, chỉ có một lượng nhất định các giao dịch được đặt trong một block với giới hạn 1MB . Các thợ đào sẽ cố gắng thêm các khối này vào Blockchain bằng cách nhanh nhất, tuy nhiên nhưng tốc độ vẫn có giới hạn không vượt qua được.

Một lý do nữa dẫn đến việc xác định phí giao dịch cho Blockchain là khả năng mở rộng của mạng lưới tiền mã hóa. Hiện tại các Blockchain khác ngoài Bitcoin đều đang cố hết sức để giải quyết vấn đề này. Riêng với Bitcoin, việc cập nhật phần mềm và triển khai SegWitLightning Network đã tăng khả năng mở rộng mạng một phần đáng kể.

Phí giao dịch trên Ethereum

Không giống như cách tính Phí giao dịch trên Bitcoin, mạng Ethereum có cách hoạt động dựa trên công suất điện toán cần thiết để xử lý một giao dịch, phí giao dịch này được gọi là Gas. Gas cũng có sự biến động giá và giá được tính bằng ETH – token gốc của mạng. 

Giá gas có thể tăng hoặc giảm tuy nhiên lượng gas cần thiết cho mỗi giao dịch thường ít biến động. Lưu lượng mạng là nguyên nhân trực tiếp khiến giá gas tăng hoặc giảm. Với mức Gas cao hơn cho giao dịch của mình, bạn sẽ được các thợ đào có thể sẽ ưu tiên.

Cách tính phí giao dịch Ethereum

Tổng phí gas là thanh toán để đổi lấy năng lượng điện toán cần thiết cùng với tiền phí để xử lý các giao dịch. Tuy nhiên, người dùng nên giới hạn phí Gas (Gas limit) để đặt định mức chi phí tối đa trả cho một tác vụ được thực hiện.

Chi phí gas là chi phí phải trả còn giá gas là giá cộng thêm cho những cho sự đóng góp của người xác thực. Tổng phí cho một giao dịch Ethereum kèm với phí thực hiện hợp đồng thông minh là bản chất mối quan hệ giữa chi phí và giá Gas

Ví dụ: nếu một giao dịch phải tốn 21.000 gas và giá gas là 71 Gwei , phí giao dịch sẽ là 1.491.000 Gwei hoặc 0,001491 ETH.

Phi giao dich Blockchain la gi? - anh 2

Khi mạng Ethereum tiến tới việc áp dụng thuật toán Proof of Stake và Casper (hệ thống mà cuối cùng sẽ chuyển đổi Ethereum thành một Blockchain PoS- còn được gọi là Ethereum 2.0), phí Gas  có thể sẽ giảm. Tuy nhiên, vì mạng được cải tiến nên trong giao dịch thực tế, lượng gas cần thiết để xác nhận giao dịch sẽ thấp hơn. Một phần nhỏ sức mạnh điện toán là đã đủ để xác thực giao dịch so với trước đây. Dù vậy, lưu lượng mạng vẫn sẽ là một nguyên ảnh hưởng đến phí giao dịch và trình xác thực sẽ vẫn  ưu tiên các giao dịch chấp nhận trả mức phí cao hơn.

Phí giao dịch trên Binance Smart Chain

Binance Smart Chain (BSC) hay chuỗi thông minh Binance là một Blockchain được chính Binance xây dựng và chạy song song với Binance Chain. Cùng ticket là BNB, tuy nhiên BNB chạy trên Binance Chain là token BEP-2 còn BNB trên BSC là token BEP-20.

BSC cho phép tạo ra các hợp đồng thông minh (Smart contract) với nhiều tùy chỉnh hơn Binance Chain . Chi phí cho BSC không cố định giống như Binance Chain mà tương tự như Ethereum. Phí giao dịch trên BSC được tính bằng sức mạnh điện toán cần thiết để thực hiện các giao dịch hay thực hiện hợp đồng thông minh.

Binance Smart Chain sử dụng thuật toán đồng thuận Bằng chứng Cổ Phần Ủy Quyền (Proof of Staked Authority) . Người dùng cần stake BNB để trở thành người xác thực và sẽ nhận được phí giao dịch trong đó sau khi xác nhận thành công một block

Cách tính phí giao dịch trên Binance Smart Chain

Cách tính phí trên BSC giống cách tính chi phí trên Ethereum. Phí giao dịch được tính bằng Gwei (tương đương 0,000000001 BNB). Người dùng có thể đặt giá Gas để có được sự ưu tiên cho giao dịch của họ khi được thêm vào block. 

Để kiểm tra mức Gas hiện tại trong lịch sử của giá gas bạn có thể dùng BscScan. Đây là nơi cung cấp thông tin về giá gas trung bình cũng như giá thấp và cao nhất phải trả. Vào tháng 3/2021, phí Bas trung bình trên BSC rơi vào khoảng 13 Gwei.

Ví dụ: Giá gas = 10 Gwei. 

Lưu ý: Gas limit đã được đặt thành 622.732 Gwei, nhưng thực tế số gas sử dụng là 352.755 (52,31%) Với số Gwei như vậy, chi phí giao dịch  là 0,00325755 BNB.

Phi giao dich Blockchain la gi? - anh 3

Lưu ý: Cần đảm bảo bạn đang giữ một số BNB trong ví để thanh toán phí giao dịch mặc dù phí này rất thấp.

Tổng kết

Phí giao dịch là một phần không thể thiếu trong các mạng Blockchain. Đây là một phần trong phần thưởng cho những người dùng đang giúp mạng duy trì hoạt động đồng thời cũng là một lớp bảo vệ chống lại việc spam giao dịch. Về lâu dài, các nhà nghiên cứu và  phát triển  đang tiếp tục cải tiến tiền mã hóa với mục tiêu giúp cho tiền mã hóa dễ dàng được chấp nhận và sử dụng rộng rãi.
Trên đây là những tổng hợp của Coinvn về phí giao dịch của Bitcoin cũng như Ethereum và BSC. Mong rằng những kiến thức này sẽ giúp cho bạn đọc và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết sau.