Vì sao Moonbeam là dự án tiềm năng?

Moonbeam, sức mạnh và những điều bí ẩn mà bạn chưa biết về một nền tảng smart contract tương thích với Ethereum trên hệ sinh thái Polkadot.

13068Total views
Listen to article
play!
Vi sao Moonbeam la du an tiem nang? - anh 1

1. Moonbeam là gì?

Moonbeam là dự án smart contract platform hoàn toàn tương thích với Ethereum trên hệ sinh thái Polkadot. Moonbeam giống hệt với Ethereum, từ việc chuẩn hoá địa chỉ ví theo chuẩn của Ethereum đến các smart contract hoàn toàn tương thích máy ảo EVM để chạy ứng dụng smart contract.

Một cách dễ hiểu thì Moonbeam là một parachain trên polkadot được gia tăng dành cho developer, nhằm giản lược việc khai triển lại hợp đồng thông minh trên Ethereum vào hệ thống Polkadot.

Bên cạnh đó, trên hệ sinh thái Kusama nó còn một mạng “anh em” là Moonriver. Moonriver có chi phí thấp hơn hướng đến những dự án nhỏ, dự án cộng đồng và những dự án cần chi phí giao dịch thấp. Còn Moonbeam giống như mạng cao cấp hơn để nhắm đến những dịch vụ tài chính chuyên nghiệp.

2. Đứng trên vai của hai người khổng lồ

Thay vì đứng độc lập phải chịu đủ các chi phí như phát triển công nghệ, chi phí vận hành hạ tầng, chi phí phát triển cộng đồng… thì Moonbeam chọn cách tận dụng lợi thế về mặt công nghệ, hạ tầng và kết nối với các mạng lưới parachain của Polkadot, cộng đồng người dùng và nhà phát triển ứng dụng của cộng đồng Ethereum. Bằng cách này, Moonbeam có được lợi thế của cả hai mạng lưới.

Về mặt kỹ thuật chuyên sâu, nhóm có thể dựa vào Substrate một framework được xây dựng bởi Parity Technologies, công ty phát triển Polkadot và từng là một trong những công ty đầu tiên phát triển phần mềm cho Ethereum. Kinh nghiệm và động lực để Parity phải nỗ lực phát triển Substrate tương thích với Ethereum giúp Moonbeam không phải tổ chức những kỹ sư hệ thống blockchain giỏi. Nhờ vậy nhóm có thể thoải mái dành thời gian phát triển các giải pháp làm cho Moonbeam tương thích chặt chẽ hơn với Ethereum. Ngoài ra còn cung cấp những công cụ, tiện ích giúp việc chuyển từ Ethereum sang Moonbeam nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Nhờ tương thích với Ethereum, Moonbeam thu hút nhiều người dùng và nhà phát triển ứng dụng. Bởi Ethereum hiện có chi phí gas khá đắt đỏ. Còn BSC và Polygon cũng dần trở nên quá tải và nhiều vấn đề về bảo mật. Chưa hết, Moonbeam cũng thu hút những người trung thành với Polkadot và chờ đợi các giải pháp dịch vụ dùng ngay trên Moonbeam.

3. Nhóm phát triển có tầm nhìn và làm việc bài bản

Theo một bài viết trên blog của quỹ đầu tư Arrington XRP Capital, cũng là nhà đầu tư sớm vào Moonbeam, cho rằng nhóm phát triển Moonbeam có tầm nhìn và sự nhiệt tình khi họ chuyển từ lĩnh vực Web2 sang. Từ rất lâu, nhóm sáng lập Moonbeam đã thấy rằng việc tương thích với Ethereum và sử dụng nền tảng Polkadot sẽ đem lại lợi thế chiến lược. Nhóm phát triển Moonbeam cũng có năng lực phát triển đối tác rất chuyên nghiệp và bài bản. Chúng ta có thể thấy khi Moonbeam chưa ra mắt thì đã có rất nhiều đối tác phát triển ứng dụng cho nó. 

4. Mạng lưới đối tác phát triển rất nhanh

Cho đến khi nó chính thức ra mắt thì có sẵn nhiều ứng dụng tương đối tên tuổi, đã có thể triển khai và chạy được ngay. Nhiều ứng dụng DeFi nổi tiếng như Curve, Sushiswap… đã được triển khai. Và trên hết, những công cụ giúp nhà phát triển như OpenZepplin, Metamask, Gnosis safe… giúp những nhà phát triển vốn quen với nền tảng Ethereum có thể nhanh chóng triển khai ứng dụng của mình trên môi trường Moonbeam và Moonriver.

Trước khi chính thức ra mắt, Moonbeam và Moonriver đã có được khoảng 80 dự án triển khai trên các nền tảng của nó. Điều này đối với các mạng lưới khác cần phải mất nhiều năm để triển khai hoặc chỉ triển khai được khi nền tảng của họ tương đối hoàn thiện. Nhưng với Moonbeam thì việc phát triển đối tác được tiến hành song song với phát triển sản phẩm nên được diễn ra hết sức nhanh chóng. Hiện nay cứ mỗi tuần, nhóm phát triển lại công bố vài dự án được tích hợp thêm với nền tảng.

5. Cộng đồng mạnh

Là một nền tảng smart contract tương thích với Ethereum đầu tiên trên hệ sinh thái Kusama, Polkadot thì Moonriver và Moonbeam có rất nhiều lợi thế. Người dùng trung thành với Polkadot nhưng vẫn yêu thích Ethereum sẽ ủng hộ Moonbeam và Moonriver. Cụ thể là có đến gần 6.000 người đã khoá Kusama của mình để tham gia crowdloan cho Moonriver. Số lượng người dùng khoá Polkadot để cho crowdloan của Moonbeam lại lớn hơn rất nhiều, lên đến hơn 48.000 người. Đó còn chưa kể là những người tham gia crowdloan thông qua các dịch vụ trung gian tập trung. Theo thông tin từ nhóm phát triển của Moonbeam thì số người tham gia crowdloan cho Moonbeam lên đến 100.000 người.

Không chỉ có vậy, trong thời gian tới, khi mạng lưới các parachain cho Polkadot bắt đầu hoạt động, việc trao đổi thông suốt giữa các mạng của hệ sinh thái giúp cho cộng đồng người dùng của Moonbeam sẽ còn mở rộng hơn rất nhiều. Do mỗi parachain như một nền tảng riêng để tích cực thu hút người dùng. Nhưng việc kết nối thông suốt giữa chúng lại giúp giữ lại những người dùng đó khiến cho hiệu ứng mạng càng ngày càng mạnh và thu hút người dùng nhiều hơn nữa.

6. TPS và vấn đề mở rộng

Nhiều người nói về các vấn đề một nền tảng xử lý được nhiều giao dịch đồng thời (theo tốc độ xử lý giao dịch Transaction Per Second), nhưng không có nhiều người hiểu được rằng một nền tảng có thể xử lý hàng triệu TPS vẫn tắc nghẽn khi phải xử lý có vài ngàn giao dịch đồng thời. Vấn đề xử lý vài chục ngàn giao dịch/giây bây giờ không còn là vấn đề. Solana có thể xử lý được 50 ngàn giao dịch/giây, Polkadot hiện có thể xử lý 100 ngàn đến 1 triệu giao dịch trên giây. Nhưng vấn đề không chỉ là giao dịch mà vấn đề là các giao dịch đó là các ứng dụng smart contract. Làm sao phải chạy hàng ngàn ứng dụng trong một giây thì vẫn còn gặp vấn đề khó khăn. Làm sao để các ứng dụng đó chạy được nhanh vì phần cứng có thể sẽ không khác nhau?

Ethereum hiện nay và các nền tảng khác như BSC, Polygon… đều sử dụng một cơ chế gọi là EVM (hay Ethereum Virtual Machine – máy ảo Ethereum). Loại máy ảo này sẽ thông dịch mã của smart contract thành dạng mã máy và thực hiện nó. Bản thân việc thông dịch đó cần thời gian và chính máy ảo đó cũng tiêu tốn tài nguyên. BSC và Polygon cho dù có rất ít validator và tưởng rằng sẽ có thể thực hiện được nhiều giao dịch nhưng hầu hết các giao dịch đều là các smart contract. Cho nên việc chạy nó là phải chạy cả các máy ảo, do đó tốc độ không thể nhanh được.

Để nhanh thì hiện có một giải pháp là cơ chế WASM hay Web Assembly. Cơ chế này giúp ứng dụng smart contract chạy nhanh hơn rất nhiều. Cả Polkadot và Ethereum 2.0 sẽ đều có cơ chế này. Nhưng cho dù dùng WASM thì cũng không thể xử lý hàng triệu ứng dụng trên giây được và những giải pháp mì ăn liền như Solana cũng chỉ là các giải pháp tâm lý. Để xử lý hàng triệu giao dịch smart contract mỗi giây thì cần phải dùng cơ chế gọi là sharding mà cả Polkadot và Ethereum 2.0 đang triển khai. Nhưng điều này có lẽ tương đối phức tạp và có lẽ sẽ phù hợp cho một bài viết khác.

7. WASM không khó

WASM trên Ethereum có vẻ diễn ra tương đối chậm chạp, trong khi trên Polkadot thì có vẻ sẽ tiến triển nhanh hơn. Và đây lại là lợi thế của Moonbeam. WASM được tích hợp trên Substrate khiến cho bất kỳ nền tảng nào được phát triển dựa vào Substrate cũng có thể sử dụng được cơ chế này. Việc đầu tư phát triển cho WASM khiến cho Polkadot trở nên cạnh tranh hơn so với Ethereum 2.0.

Nhưng không chỉ có một mình nhóm phát triển Polkadot làm việc này cho hệ sinh thái Polkadot. Có nhiều nền tảng parachain khác cũng đang triển khai và được đầu tư rất nhiều cho phát triển nền tảng kỹ thuật cũng như các công cụ giúp nhà phát triển có thể triển khai ứng dụng WASM. Với lợi thế là một parachain, Moonbeam sẽ hoàn toàn có đầy đủ lợi thế để triển khai công nghệ WASM này lên nó khi mà công nghệ trở nên chín muồi cũng như nhu cầu mở rộng của nền tảng này tăng lên.

WASM có thể là dài hạn vì còn cần rất nhiều thứ thì người ta mới đưa ứng dụng sang dạng đó nhưng Moonbeam có cách làm mạng lưới của mình chạy nhanh hơn và nhiều hơn, ít nhất sẽ nhanh hơn và xử lý nhiều giao dịch hơn BSC hay Polygon hiện nay. Thứ nhất, việc xác thực được giao cho validator của Polkadot và Kusama nên phần giải quyết các ứng dụng smart contract sẽ được chạy trên các collator. Do không phải xác thực nên collator của Moonbeam (và Moonriver) sẽ được nhẹ gánh hơn.

Để những người vận hành collator đầu tư mạnh mẽ cho phần cứng tốc độ cao Moonbeam đang thực hiện cơ chế như sau: Blocktime của Moonbeam là 12 giây, nhưng hiện nay nó chỉ cho các collator một khoảng thời gian chỉ có 0.5 giây để tạo block. Điều này ép những người vận hành collator phải sử dụng phần cứng mới nhất và mạnh nhất. Do mới ra đời không lâu, Moonbeam và Moonriver chưa có quá nhiều giao dịch nên với cấu hình máy móc cực mạnh cũng đủ giúp cho nó chạy tốt. Về sau khi có nhiều giao dịch, do các nhà vận hành collator quen với đòi hỏi cấu hình mạnh rồi thì phần mềm chỉ cần tăng lượng thời gian cho collator thôi.

8. Giá còn rất rẻ

Giá của mỗi coin của Moonriver (Movr) hiện nay là khoảng 86 USD, còn Moonbeam (GLMR) là 4,38 USD. Chúng ta có thể thấy trên bảng giá còn có nhiều loại coin giá rẻ hơn, ví dụ dưới 1 USD. Nhưng khi nói một đồng coin giá rẻ nếu chỉ nhìn vào giá của một đơn vị chúng ta rất dễ hiểu lầm.  Chẳng hạn như giữa Moonbeam và Moonriver chúng ta sẽ thấy đồng GLMR có giá chỉ 4,38 USD còn Movr lại có giá đến 86 USD. Nhưng để dễ hiểu chúng ta nên nhìn một cách tổng thể. Khi đó, chúng ta thấy rằng Moonriver có tổng lượng coin là 10 triệu coin, trong khi Moonbeam có đến 1 tỷ coin. 

Hãy tưởng tượng có hai cái bánh bằng nhau. Một cái bánh chia làm 2 phần và bán 5 USD cho một phần thì cả cái bánh sẽ là 10 USD. Và một cái bánh to hơn nhưng chia làm 20 phần và mỗi phần lại bán chỉ có 2 USD thì giá cả cái bánh giờ là 40 USD. Như vậy, cái bánh bán với giá 2 USD/miếng lại đắt gấp 4 lần so với cái bánh bán 5 USD/miếng.

Bây giờ hãy so sánh Moonbeam và Moonriver với các dự án làm nền tảng smart contract khác. Mặc dù BSC, Polygon hay Avalanche… không có một mạng lưới các parachain kiểu như Polkadot và Kusama, tức là hệ sinh thái hẹp hơn. Họ lại tốn nhiều chi phí vận hành, bảo trì, phát triển do không tận dụng chung được hạ tẩng và nhóm phát triển nền tảng như bên Polkadot. Nhưng mà giá tổng thể của những mạng lưới đó ra sao? BSC có giá đến 66 tỷ USD, Avalanche có giá 21 tỷ USD, còn Polygon cũng có giá đến 12 tỷ USD. Moonbeam thì chỉ có 371 triệu USD (0.371 tỷ USD), còn Moonriver lại còn rẻ hơn 272 triệu USD (0.272 tỷ USD). Ta có thể thấy Moonbeam chỉ có giá bằng 3% của Polygon hay 0.5% so với giá BSC. Moonriver lại còn rẻ hơn chỉ bằng 2.2% so với giá của Polygon và bằng 0.4% so với giá của BSC.

9. Staking để có được dòng lợi nhuận 

Trong ngắn hạn đồng coin của Moonbeam và Moonriver có thể lên xuống do cảm xúc của thị trường. Nhưng với các ưu điểm và lợi thế kể trên, Moonbeam (và Moonriver) sẽ là thế lực mạnh trong hệ sinh thái blockchain nói chung. Để không bị cảm xúc thị trường chi phối và đạt được mức sinh lời hiệu quả ngay cả khi thị trường đi xuống thì staking có lẽ là một giải pháp tốt cho những ai muốn nắm giữ lâu dài.

Hiện tại staking với Moonriver đạt mức APR khoảng 20% còn với Moonbeam thì APR rất cao lên đến khoảng 80%. Tất nhiên, mức APR cao thế này sẽ không còn lâu và sẽ là lợi thế cho những ai staking sớm, Bởi có thể dùng khoản lợi nhuận sinh ra rất cao đó để stake tiếp thì lãi kép cho chúng ta lợi nhuận tốt, kể cả sau này khi thị trường nhận ra tiềm năng của chúng khiến mức APR staking giảm đi.

Nếu bạn stake Moonbeam, hãy chọn collator có tên Utopia x SynerWork, còn bạn stake Moonriver thì hãy chọn collator có tên SynerWork Inc. Những collator này có thể trực tiếp giúp các bạn đảm bảo được hoạt động ổn định và an toàn. 

Tạm kết

Rõ ràng, từ Moonbeam cho đến Web3.0 là cả một chặng đường dài. Vì Moonbeam chỉ là một giải pháp trong rất nhiều giải pháp, để đáp ứng mục tiêu kết nối các blockchain lại với nhau của Polkadot. Thậm chí cho đến nay chúng ta vẫn không chắc họ sẽ thành công không hay tham vọng quá lớn của họ có xung đột với lợi ích của những tầm nhìn dự án khác hay không?

Tuy nhiên việc phát triển Moonbeam một cách bài bản và kiên trì của Polkadot sẽ tạo một sự an tâm nhất định đối với những ai nắm giữ Glimmer (GLMR). 

Trên đây, Coinvn đã cung cấp những thông tin sơ lược nhất về dự án Moonbeam. Mong rằng với những thông tin này, bạn có thể quyết định được có nên đầu tư vào đồng Moonbeam coin hay không? Coinvn sẽ tiếp tục cập nhật những thông tin nóng hổi nhất về dự án này đến độc giả.

Tin tức tiền mã hóa 24/7
Thảo luận về tiền mã hóa tại đây
Xem thêm
articles