3 chiến lược giao dịch tiền mã hóa phù hợp cho người mới

Những người mới tham gia vào thị trường tiền mã hóa nên áp dụng các chiến lược này để tối ưu tỷ suất cho các khoản đầu tư.

9638Total views
Listen to article
play!
3 chien luoc giao dich tien ma hoa phu hop cho nguoi moi - anh 1
3 chiến lược giao dịch tiền mã hóa phù hợp cho người mới. Nguồn: Cointelegraph.

Tài sản tiền mã hóa hiện tại là một khoản đầu tư có rủi ro cao và việc giao dịch chúng mà không có kế hoạch thường có thể dẫn đến mất vốn đầu tư. Mặc dù hầu hết các nhà phân tích đều đồng ý rằng không có chiến lược giao dịch “hoàn hảo”, nhưng có ba phương pháp nổi tiếng rất phù hợp với các nhà giao dịch mới bắt đầu. Hãy cùng Coinvn tìm hiểu kỹ hơn về 3 chiến lược này trong bài viết dưới đây nhé.

Chuẩn bị

Trước hết, để có thể bắt đầu làm quen với các chiến dịch này, chúng tôi khuyên bạn nên chuẩn bị sẵn một vài công cụ sau đây. Chúng sẽ được dùng thường xuyên trong quá trình bạn áp dụng các chiến lược này trong thực tế. Cụ thể:

  • Tài khoản công cụ biểu đồ: Bạn sẽ cần một công cụ để phân tích giá của các đồng coin, vạch nên các chiến lược đầu tư,… Phổ biến nhất hiện nay mà gần như nhà đầu tư (NĐT) nào cũng sử dụng là công cụ TradingView. Để hiểu hơn về công cụ này, hãy tham khảo bài viết này tại Coinvn nhé.
  • Hiểu biết cơ bản về biểu đồ hình nến: Một trong số 3 chiến lược mà chúng tôi đưa ra dưới đây sẽ dùng đến các biểu đồ hình nến. Bạn không cần phải là một chuyên gia nhưng để việc áp dụng được suôn sẻ, tốt hơn hết là bạn cũng nên có kiến thức liên quan đến lĩnh vực này nhé.

3 chiến lược giao dịch tiền mã hóa cho người mới

Trên thực tế, có thể bạn sẽ thấy có nhiều chiến lược khác nữa trên thị trường. Tuy nhiên, theo chúng tôi, 3 chiến lược dưới đây là những thứ mà bạn sẽ gặp thường xuyên nhất hiện nay. Và để các bạn có thể nắm bắt chúng một cách chính xác, Coinvn sẽ sắp xếp chúng theo thứ tự độ khó tăng dần. Cụ thể là gì, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Chiến lược 1: Trung bình giá DCA

Chiến lược trung bình giá (DCA) có lẽ là chiến lược đơn giản nhất mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện được nó. Nó không yêu cầu người tham gia cần có bất cứ kiến thức về phân tích kỹ thuật gì cả. Thay vào đó, họ chỉ cần có một tâm lý vững vàng khi bắt đầu với hình thức này. Coinvn cũng đã có bài viết hướng dẫn khá chi tiết về hình thức trung bình giá này. Độc giả có thể đọc thêm tại đây để hiểu hơn về nó nhé.

Để các bạn có thể mường tượng dễ hơn về chiến lược này, chúng ta có thể tóm gọn lại như sau. Chiến lược DCA là việc bạn phân bổ đều khoản đầu tư của mình theo các khung thời gian khác nhau (tuần, tháng, quý,…). Và tại mỗi khung thời gian đó, bạn sẽ mặc định mua vào mà không quan tâm tới giá cả tại thời điểm đó.

Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với những đồng coin bạn lựa chọn có tiềm năng tăng giá trong tương lai. Có thể, trong chu kỳ tăng giá đó của nó, sẽ vẫn có những đợt điều chỉnh khiến giá sụt giảm mạnh. Nhưng ở phạm vi dài hạn, bạn sẽ thấy có một xu hướng tăng hiện hữu.

Lấy đồng Bitcoin (BTC) làm ví dụ. Giá Bitcoin từ thời điểm ra mắt đến nay đã tăng lên rất nhiều lần. Trên chặng đường tăng giá đó, không ít lần Bitcoin mất đến hơn 80% giá trị. Và nếu bạn tham gia đầu tư theo chiến lược trung bình giá BTC từ những ngày đầu, hẳn bạn đã kiếm được một khoản lợi nhuận kếch xù ở thời điểm hiện tại rồi.

Chiến lược 2: Sử dụng hình mẫu Golden cross/Death cross

Chiến lược giao dịch tiền mã hóa sử dụng hình mẫu “Golden cross/Death cross” là một phương pháp sử dụng hai đường trung bình động (MA). Đây là một đường chỉ báo cho thấy giá trung bình của tài sản trong một khoảng thời gian xác định. 

Đối với chiến lược này, chúng ta tìm kiếm sự giao nhau giữa đường trung bình động 50 MA (trung bình của 50 ngày trước) và 200 MA (trung bình của 200 ngày trước) trong biểu đồ nến ngày hoặc nến tuần. 

Chúng ta sẽ thấy có hai hình mẫu ở đây:

  • Golden cross (sự hội tụ): Hình thành khi đường 50 MA vượt lên trên đường 200 MA. Sự hội tụ báo hiệu của một tín hiệu mua. Điều này xảy ra khi người mua quay trở lại thị trường và đẩy giá lên cao hơn
  • Death cross (sự phân kỳ): Hình thành khi đường 50 MA cắt xuống dưới đường 200 MA. Sự phân kỳ là một tín hiệu bán. Điều này xảy ra khi một số lượng lớn các nhà giao dịch quyết định thoát khỏi thị trường và bán tài sản của họ.

Cần lưu ý rằng chiến lược giao dịch tiền mã hóa này hiệu quả nhất trong một thị trường biến động mạnh (khi giá đang tăng hoặc giảm mạnh). Tuy nhiên, khi thị trường đi ngang (sideway), nó có thể kích hoạt nhiều tín hiệu mua và bán. Điều này có thể tạo ra nhiều tín hiệu nhiễu khiến cho tỷ lệ chính xác của nó bị giảm đi nhiều. Đây là một chiến lược dài hạn và hoạt động tốt nhất trong khoảng thời gian ít nhất 18 tháng và có thể kết hợp với các chỉ số khác để mang lại kết quả tốt hơn.

3 chien luoc giao dich tien ma hoa phu hop cho nguoi moi - anh 2
Biểu đồ giá BTC/USD. Nguồn: TradingView.

Trong biểu đồ bên trên, tín hiệu golden cross cuối cùng trên biểu đồ là khoảng 8.000 USD. Điều này có nghĩa là nếu bạn đang sử dụng chiến lược này trong năm qua, bạn sẽ nhận được tín hiệu mua ở mức 8.000 USD. Nếu bạn thực hiện mua và vẫn đang nắm giữ Bitcoin đến thời điểm hiện tại thì giá đã tăng 495% so với giá tại thời điểm đó.

Chiến lược 3: Sử dụng chỉ báo RSI

RSI là viết tắt của “Chỉ số sức mạnh tương đối”. Đây là một chỉ báo đo lường bằng cách tính số lãi và lỗ trung bình trong khoảng thời gian 14 ngày. Đường chỉ báo dao động trong khoảng từ 0 đến 100 và có thể được sử dụng để đánh dấu khi một tài sản “mua quá mức” hoặc “bán quá mức”.

Vùng từ 30 đến 70 thường được sử dụng nhiều nhất để báo hiệu xu hướng của thị trường. Cụ thể:

  • Khi đường chỉ báo vượt lên trên đường 70, dường như có dấu hiệu của một đợt thu gom mạnh và tài sản được coi là “mua quá mức”. Lúc này giá có thể sẽ đảo chiều giảm. 
  • Ngược lại, khi tài sản vượt xuống dưới đường 30, có thể là dấu hiệu của một đợt bán mạnh và tài sản đó được coi là “quá bán”, có nghĩa là giá có thể sẽ tăng.

Tuy nhiên, lưu ý là không phải lúc nào thị trường cũng tuân theo đúng những gì chỉ báo đã gợi ý. Trong một số trường hợp, chúng ta sẽ thấy các tín hiệu gây nhiễu. Ví dụ, đôi khi RSI cho thấy một tài sản đang bị mua quá mức, đây thường là một tín hiệu mua nhưng sau đó giá tiếp tục giảm hơn nữa.

Để hạn chế những điều này thì chiến lược phân kỳ RSI được áp dụng để xác định khi nào xu hướng giá sẽ thay đổi hướng trước khi nó xảy ra. Hiểu đơn giản là trong điều kiện bình thường, xu hướng giá đồng coin và chỉ báo RSI sẽ di chuyển theo cùng hướng. Tuy nhiên, có những thời điểm khi giá giảm nhưng chỉ số RSI lại tăng và ngược lại. Điều này chỉ xảy ra khi có sự thay đổi nhỏ trong khối lượng mua hoặc bán và là một dấu hiệu cho thấy giá đang ở giai đoạn đầu của sự đảo chiều.

Khung thời gian tốt nhất để tìm kiếm sự phân kỳ thường là trong khung thời gian 4 giờ hoặc hàng ngày. Các khung thời gian này có xu hướng cho thấy sự thay đổi mạnh mẽ hơn trong xu hướng trung và dài hạn. 

Nhìn vào biểu đồ cặp BTC/USD dưới đây, chúng ta có thể thấy rằng có ba sự phân kỳ RSI chính được đánh dấu (1) (2) (3). Tại mỗi khung thời gian này, chúng ta sẽ thấy có sự đi ngược lại xu hướng giữa giá và đường RSI. Và tại đây chúng ta đều thấy giá đảo chiều tăng hoặc giảm. Và các NĐT có thể dựa vào tín hiệu này để mở một vị thế mua hoặc bán tùy từng trường hợp.

3 chien luoc giao dich tien ma hoa phu hop cho nguoi moi - anh 3
Biểu đồ giá BTC/USD. Nguồn: TradingView.

Nhận định

Trên thực tế, một NĐT có thể áp dụng cả 3 chiến lược trên cùng một thời điểm. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là cần phải có một sự nhất quán và kiên trì trong vấn đề áp dụng. Đặc biệt là với chiến lược trung bình giá, thời gian để thấy được kết quả của quá trình này thường sẽ kéo dài hàng năm. Do đó, nếu như các NĐT thiếu sự nhất quán thì sẽ khó có thể tạo ra được lợi nhuận như mong đợi.

Ngoài ra, các NĐT cũng nên lưu ý là cho dù áp dụng chiến lược nào đi chăng nữa thì sẽ luôn tồn tại những rủi ro nhất định. Không có gì đảm bảo chắc chắn mọi chỉ báo, mọi phân tích đều chính xác tuyệt đối. Vậy nên, các NĐT nên có cho mình những phương án đầu tư cũng như phân bổ vốn cho phù hợp để đảm bảo lợi nhuận tối ưu nhất.

Tin tức tiền mã hóa 24/7
Thảo luận về tiền mã hóa tại đây
Xem thêm
articles