Châu Âu đang tìm biện pháp kiểm soát DeFi theo phương pháp phân quyền

Các cơ quan quản lý vẫn luôn nghiên cứu các quy định có thể áp dụng đối với DeFi. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là: Ai là “chủ sở hữu” chịu trách nhiệm các hoạt động của nền tảng?

6862Total views
Listen to article
play!
Chau Au dang tim bien phap kiem soat DeFi theo phuong phap phan quyen - anh 1
Châu Âu đang tìm biện pháp kiểm soát DeFi theo phương pháp phân quyền

Total value locked của DeFi

Tài chính phi tập trung (DeFi) là một ứng dụng mới của công nghệ blockchain đang có tốc độ phát triển nhanh chóng mặt. Tính đến tháng 01/2022, tổng giá trị bị khóa (TVL) của các dự án DeFi đã đạt hơn 237 tỷ đô la Mỹ. Chính vì vậy, các cơ quan chức năng đang đặc biệt quan tâm và nỗ lực nghiên cứu các phương pháp tiếp cận hợp lý để quản lý thị trường tài chính phi tập trung (DeFi).

Trước khi đi vào chi tiết các phương pháp tiếp cận nhằm điều chỉnh DeFi mới nhất của Châu Âu, cần xem xét về bối cảnh quy định thông qua các nguyên tắc cơ bản và rủi ro của DeFi.

LIXI2022

Chau Au dang tim bien phap kiem soat DeFi theo phuong phap phan quyen - anh 2
Total value locked của DeFi – Nguồn: Defillama

Những nguyên tắc cơ bản của DeFi

DeFi là một tập hợp các hệ thống tài chính được xây dựng dựa trên blockchain, cho phép thực hiện các hoạt động tài chính như: Trao đổi tiền tệ, cho vay hoặc đi vay theo cách phi tập trung, nghĩa là giao dịch trực tiếp giữa người dùng với nhau (P2P), mà không thông qua trung gian tài chính (một sàn giao dịch tập trung chẳng hạn).

Một giao thức được gọi là DApp (ứng dụng tài chính phi tập trung), chẳng hạn như Uniswap hoặc Aave, được phát triển bằng mã nguồn mở trên một blockchain như Ethereum. Giao thức này được thực thi tự động khi đáp ứng các điều kiện nhất định thông qua các hợp đồng thông minh. Người dùng được khuyến khích cung cấp tính thanh khoản để nhận được một phần phí giao dịch. 

Đối với giao dịch cho vay và đi vay, những người cho vay có thể cung cấp các khoản vay bằng tiền mã hoá của họ và người đi vay có thể trực tiếp vay số tiền có sẵn đó thông qua hợp đồng thông minh (có thể cần tài sản thế chấp hoặc không). Tỷ giá hối đoái cùng lãi suất được xác định bởi cung cầu và các DApp.

Điểm đặc biệt lớn của các giao thức DeFi là không có tổ chức tập trung nào chịu trách nhiệm xác minh và thực hiện các giao dịch. Tất cả các giao dịch được thực hiện trên blockchain và không thể thay đổi được. Hợp đồng thông minh thay thế vai trò trung gian của các tổ chức tài chính tập trung. Mã code của các ứng dụng DeFi là mã nguồn mở, cho phép người dùng xác minh các giao thức, xây dựng dựa trên chúng.

Chau Au dang tim bien phap kiem soat DeFi theo phuong phap phan quyen - anh 3

Rủi ro của DeFi

Blockchain mang lại nhiều lợi ích hơn cho người dùng nhưng đồng thời cũng đi kèm với nhiều rủi ro hơn. 

Đầu tiên đó là rủi ro công nghệ: 

  • Các giao thức DeFi được xây dựng trên các blockchain, các blockchain này có thể bị tấn công (hay còn gọi là “51% attacks”), bị lỗi hoặc bị nghẽn mạng dẫn đến không thể thực hiện giao dịch. 
  • Bản thân các giao thức DeFi cũng là mục tiêu của các vụ tấn công mạng, chẳng hạn như lợi dụng một lỗi của giao thức nhằm khai thác token.
  • Một số cuộc tấn công khác lại lợi dụng kẽ hở giữa công nghệ và tài chính, ví dụ như tạo các khoản vay nhanh (flash loan). Đây là các khoản cho vay token không dùng tài sản thế chấp. Sau đó chúng có thể được sử dụng để tác động đến giá của token và tạo ra lợi nhuận, trước khi nhanh chóng hoàn trả khoản vay.
Chau Au dang tim bien phap kiem soat DeFi theo phuong phap phan quyen - anh 4

Kế tiếp là các rủi ro tài chính: 

  • Thị trường tiền mã hóa luôn biến động không ngừng và có thể xảy ra giảm giá nhanh chóng. 
  • Thanh khoản có thể cạn kiệt nếu tất cả mọi người rút tiền mã hoá của họ khỏi các pool thanh khoản cùng một lúc (kịch bản “bank run”). 
  • Một số nhà phát triển không trung thực thậm chí có cả “cửa sau” cho phép họ chiếm đoạt các token bị khóa trong hợp đồng thông minh nhằm đánh cắp từ người dùng (hiện tượng này được gọi là “rug-pull“).

Cuối cùng là các rủi ro pháp lý: 

  • Rủi ro về pháp lý thậm chí còn lớn hơn các rủi ro khác vì phạm vi tiếp cận của DeFi là toàn cầu, các giao dịch ngang hàng thường ẩn danh và không có trung gian xác định (thường xuyên nhất). 
  • Có hai vấn đề đặc biệt nghiêm trọng đối với cơ quan quản lý đó là: Chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố.

Hướng dẫn mới của FATF 

Kể từ ngày 28/10/2021, lực lượng đặc nhiệm hành động tài chính (FATF) đã ban hành hướng dẫn mới nhất về tài sản mã hoá. Tổ chức quốc tế này đã đưa ra các quy tắc để xác định những tác nhân có trách nhiệm trực tiếp trong các dự án DeFi bằng cách đề xuất một bài kiểm tra. 

Bài kiểm tra này sẽ giúp xác định xem liệu các nhà khai thác DeFi có phải tuân thủ theo quy định dành cho nhà cung cấp dịch vụ tài sản mã hoá (Virtual Asset Service Provider – VASP) hay không. 

Chau Au dang tim bien phap kiem soat DeFi theo phuong phap phan quyen - anh 5

Bài kiểm tra có các nội dung như sau: 

  • Cá nhân hoặc tổ chức có quyền kiểm soát các tài sản hoặc giao thức không? 
  • Cá nhân hoặc tổ chức có mối quan hệ thương mại với khách hàng, cho dù thực hiện thông qua hợp đồng thông minh không? 
  • Một cá nhân hoặc tổ chức có thu lợi từ dịch vụ được cung cấp cho khách hàng không? 
  • Có dấu hiệu nào khác về chủ sở hữu/nhà điều hành không?

FATF còn cho biết thêm: “Chủ sở hữu/nhà điều hành nên thực hiện đánh giá rủi ro ML/TF (rửa tiền và tài trợ khủng bố) trước khi khởi chạy hoặc sử dụng phần mềm/nền tảng và thực hiện các biện pháp thích hợp để quản lý nhằm giảm thiểu những rủi ro này theo cách liên tục và hướng tới tương lai.

FATF thậm chí còn tuyên bố rằng, nếu không có “chủ sở hữu/nhà điều hành”, các nền tảng này có thể yêu cầu một VASP phải “tham gia” vào các hoạt động liên quan đến dự án DeFi. Chỉ khi một dự án DeFi hoàn toàn phi tập trung, tức là hoàn toàn tự động và nằm ngoài quyền kiểm soát của chủ sở hữu/nhà điều hành thì nó mới không phải là VASP theo hướng dẫn mới nhất của FATF.

Hướng dẫn mới của FATF có thể sẽ yêu cầu các nhà phát triển DApp bắt buộc phải xác minh danh tính khách hàng (KYC) trước khi sử dụng DApp.

Áp dụng luật bảo mật

Cuộc tranh luận pháp lý đã trở thành kinh điển khi nói đến tiêu chuẩn của token đó là: Các utility token hiện có phải tuân theo các quy định dành cho tài sản mã hoá (ICO và VASP) hay không? Các security token có được quản lý bởi luật tài chính?

Tại Hoa Kỳ, nơi Ủy ban giao dịch chứng khoán SEC (bằng cách áp dụng “Kiểm tra Howey” nổi tiếng) xác nhận các token là chứng khoán sẽ được coi là tài sản mã hoá ở Châu Âu. Do đó, quy định của họ nghiêm khắc hơn, và điều này chắc chắn sẽ dẫn đến nhiều vụ truy tố “chủ sở hữu” của các nền tảng DeFi ở Hoa Kỳ hơn là ở Châu Âu.

Chau Au dang tim bien phap kiem soat DeFi theo phuong phap phan quyen - anh 6

Tuy nhiên, các quy định quốc gia có thể sẽ được áp dụng. Ví dụ, ở Pháp, cần phải xác định xem liệu quy định về người trung gian đối với các loại dịch vụ có áp dụng cho các pool thanh khoản hay không.

Các pool cho phép khách hàng có được các quyền đối với tài sản vô hình và thu về lợi nhuận tài chính. Về mặt lý thuyết, sẽ không loại trừ việc AMF (Autorité des marchés financiers) quyết định áp dụng chế độ này. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải một người, mà là vô số người dùng DApp cung cấp thanh khoản cho một hợp đồng thông minh được mã hóa bằng mã nguồn mở. Điều này đưa chúng ta trở lại bài kiểm tra do FATF đề xuất: Có “chủ sở hữu” chịu trách nhiệm về việc tuân thủ các quy định của nền tảng không?

Quy định MiCA

Vào ngày 24 tháng 11, Hội đồng Châu Âu đã tỏ rõ lập trường của mình về “Quy định cho thị trường tiền mã hoá” (MiCA) trước khi đệ trình lên Nghị viện Châu Âu. Dự kiến, văn bản này sẽ được thông qua vào cuối năm 2022.

Dự thảo quy định của EU sẽ dựa trên cách tiếp cận tập trung bằng cách xác định một nhà cung cấp chịu trách nhiệm về hoạt động cho từng dịch vụ, không áp dụng đối với nền tảng giao dịch phi tập trung (như Uniswap) hoặc một stablecoin phi tập trung.

Hệ thống pháp lý đã tính đến bản chất tự động và phi tập trung của các nền tảng DeFi, để không áp đặt nghĩa vụ đối với những người tham gia không có trách nhiệm cụ thể. Châu Âu đã cho thấy mình có khả năng phân xử tinh vi trong các vấn đề về quy định công nghệ. 

Bất kể cơ quan quản lý lựa chọn biện pháp nào thì các nhà đầu tư nên tìm hiểu thông tin đầy đủ nhất có thể và chú ý đến các rủi ro về công nghệ, tài chính và tuân thủ trước khi thực hiện giao dịch DeFi.

Đối với các nhà phát triển ứng dụng DeFi và các nhà cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực này, thì cần phải chú ý hơn đến các phát triển về quy định và trau dồi văn hóa minh bạch trong hoạt động của mình để lường trước rủi ro pháp lý càng nhiều càng tốt.

Từ ngày 20-24/01/2022, Coinvn tổ chức mini game “Đọc báo tìm lì xì” với giải thưởng lên đến 100 USDT. Tham gia ngay để nhận quà từ team nhé. Tham khảo thông tin cuộc thi tại bài viết này.

Tin tức tiền mã hóa 24/7
Thảo luận về tiền mã hóa tại đây
Xem thêm
articles