Chênh lệch giá là nguyên nhân khiến giao thức DeFi mất hàng triệu USD

Một số kẻ tấn công đã lợi dụng việc Chainlink tạm ngừng nguồn cấp dữ liệu giá LUNA để chiếm đoạt hàng triệu USD từ các giao thức DeFi.

7542Total views
Listen to article
play!
Chenh lech gia la nguyen nhan khien giao thuc DeFi mat hang trieu USD - anh 1
Chênh lệch giá là nguyên nhân khiến giao thức DeFi mất hàng triệu USD

LUNA mất giá, UST mất chốt đã dẫn đến nhiều hệ lụy

Tổng giá trị bị khóa của hệ sinh thái Terra đã bị sụt giảm nghiêm trọng khi mất tới 14 tỷ USD chỉ trong một thời gian ngắn. Giá LUNA bị chia đến hàng nghìn lần, UST – stablecoin của Terra mất chốt khiến các nhà đầu tư lo lắng và thị trường chao đảo. Ngay cả Bitcoin cũng bị ảnh hưởng theo khi nó chạm xuống mức thấp nhất từng được ghi nhận kể từ năm 2020. 

Tính đến thời điểm hiện tại, tổng giá trị bị khóa của các giao thức trên Terra đã mất khoảng 78% giá trị khi so với TVL Quý đầu năm 2022. 

Ngoài ra, do sự biến động quá mạnh của LUNA nên các sàn giao dịch hàng đầu như Binance đã phải tạm ngưng các hoạt động giao dịch. Đồng thời, nhiều nền tảng cung cấp nguồn cấp dữ liệu giá cho các giao thức DeFi cũng tạm dừng hoạt động, trong đó có Chainlink.

Hàng triệu USD bị đánh cắp do chênh lệch giá

Chainlink đã tạm ngừng nguồn cấp dữ liệu giá do sự biến động quá mạnh của đồng LUNA. Theo thông báo chính thức, sự biến động này đã kích hoạt bộ ngắt mạch giá trị tối thiểu cho nguồn cung cấp dữ liệu giá LUNA/USD.

Chenh lech gia la nguyen nhan khien giao thuc DeFi mat hang trieu USD - anh 2

Chính điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến hai giao thức tài chính phi tập trung trên thị trường là Venus Protocol và Blizz Finance.

Venus Protocol – nền tảng Lending cho biết khi Chainlink tạm ngừng nguồn cấp dữ liệu giá LUNA thì giá của đồng coin này trên nền tảng của họ vẫn đang ở mức 0,107 USD, trong khi giá thị trường thấp hơn 10 lần, chỉ khoảng 0,01 USD. 

Được biết, Venus Protocol là giao thức nhận nguồn cấp dữ liệu giá từ Chainlink. Khi điều tra sâu hơn, đội ngũ phát triển của nền tảng này phát hiện ra hai tài khoản đã sử dụng sự chênh lệch giá để chiếm đoạt hàng triệu USD từ các giao dịch cho vay. Cụ thể:

“Sau sự kiện tạm ngừng nguồn cấp dữ liệu giá, hai tài khoản đã gửi 230.000.000 LUNA, trị giá hơn 24 triệu USD vào một giao dịch cho vay. Tổng giá trị tài sản được vay vào khoảng 13,5 triệu USD.”

Như vậy, giao thức cho vay Venus Protocol này đã mất 11,2 triệu USD do Chainlink tạm ngừng nguồn cấp dữ liệu giá LUNA. Và hiện tại, thị trường cho vay LUNA vẫn bị đình chỉ. Mặc dù nền tảng này đã đưa ra đề xuất khôi phục nhưng thiệt hại này chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến uy tín của Venus Protocol.

Theo DefiLlama, TVL của XVS đảm giảm 28% trong 24h do sự cố trên.

Chenh lech gia la nguyen nhan khien giao thuc DeFi mat hang trieu USD - anh 3

Ngoài ra, Blizz Finance – một giao thức cho vay trên Avalanche cũng chịu số phận tương tự như Venus Protocol. Một kẻ tấn công đã gửi hàng triệu LUNA với trị giá 0,1 USD theo giá của Chainlink để vay tất cả các tài sản thế chấp. Hiện tại, Blizz Finance cho biết giao thức đã cạn kiệt trước khi nhóm có thể hành động để bù đắp thiệt hại.

Ai sẽ chịu trách nhiệm?

Sau sự cố này, Chainlink đã phải đối mặt với những lời chỉ trích của các nhà đầu tư cũng như các nền tảng truyền thông xã hội. Một số người tin rằng tổn thất xảy ra do sơ suất của các giao thức. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư đã nhận ra rằng nguồn cấp dữ liệu của Chainlink có các công cụ cần thiết để tránh sự cố, nhất là khi các đồng tiền mã hóa biến động quá mạnh.

Như vậy, cho đến thời điểm hiện tại, các nhà đầu tư vẫn là người phải gánh chịu hậu quả. Và các giao thức bị tấn công vẫn chưa lên tiếng phản hồi cũng như đưa ra hướng giải quyết cho vấn đề này. 

Hãy theo dõi Coinvn để cập nhật thêm các thông tin mới nhất liên quan nhé!

Tin tức tiền mã hóa 24/7
Thảo luận về tiền mã hóa tại đây
Xem thêm
articles