Figment và Blockdaemon: Cuộc đua rót vốn vào các giải pháp cung cấp hạ tầng trên nền tảng blockchain

Figment và Blockdaemon lần lượt huy động được 110 triệu đô la Mỹ và 155 triệu đô la Mỹ để phát triển các giải pháp staking trên blockchain.

9719Total views
Listen to article
play!
Figment va Blockdaemon: Cuoc dua rot von vao cac giai phap cung cap ha tang tren nen tang blockchain - anh 1

Figment và Blockdaemon huy động vốn hàng trăm triệu đô

Figment.io đã công bố vòng gọi vốn Series C trị giá 110 triệu đô la Mỹ, nâng định giá công ty lên đến 1,4 tỷ đô la Mỹ. Figment là một công ty cung cấp cơ sở hạ tầng blockchain, đồng thời mở rộng phạm vi tiếp cận sang lớp ứng dụng để cung cấp cho các doanh nghiệp và nhà phát triển khả năng xây dựng các sản phẩm, dịch vụ trên chuỗi khối Proof of Stake (PoS). Vòng gọi vốn lần này được dẫn dắt bởi Thoma Bravo – Một công ty đầu tư phần mềm hàng đầu. Ngoài ra còn có sự tham gia của Counterpoint Global (Morgan Stanley), Binance Labs, Mirae Asset, ParaFi Capital, Avon Ventures, một quỹ đầu tư mạo hiểm liên kết với FMR LLC, công ty mẹ của Fidelity Investments, Bitstamp, CMS Holdings, Two Sigma, B Capital Group, Franklin Templeton, DTCP và StarkWare.

Đây không phải là lần đầu tiên Figment gọi vốn thành công trên thị trường. Theo dữ liệu cập nhật từ Crunchbase, tính đến thời điểm hiện tại, công ty đã gọi vốn thành công tổng cộng 165 triệu đô la Mỹ. Vòng Series B diễn ra hồi tháng 8/2021 với việc huy động thành công 50 triệu đô la Mỹ và được dẫn dắt bởi Liberty City Ventures, Senator Investment Group. Số tiền huy động được từ các vòng gọi vốn này dùng để phát triển các dịch vụ của công ty trên nền tảng Web 3.0.

Điều đáng ngạc nhiên là trong phân khúc các công ty cung cấp giải pháp staking tiền mã hóa hiện nay, Figment không phải là công ty duy nhất nhận được vốn đầu tư khủng. Hồi tháng 9/2021, đối thủ của Figment là Blockdaemon cũng hoàn thành vòng gọi vốn Series B với số tiền lên đến 155 triệu đô la Mỹ. 

Vòng này của Blockdaemon được dẫn dắt bởi quỹ đầu tư SoftBank Vision Fund của tỷ phú “liều ăn nhiều” Masayoshi Son. Ngoài ra, các nhà đầu tư đã tham gia vào vòng hạt giống của Blockdaemon như Boldstart Ventures, Goldman Sachs, Greenspring Associates, CoinFund, Kenetic, Kraken Ventures, Borderless Capital và Lerer Hippeau cũng đã tham gia vào Series B này. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, theo Crunchbase, Blockdaemon đã kêu gọi thành công số tiền lên đến 191,2 triệu đô la Mỹ. 

Blockdaemon là một đội ngũ phân tán và phi tập trung hoàn toàn trên toàn cầu. Họ cung cấp các node operation và công cụ cơ sở hạ tầng cho các dự án blockchain. Nền tảng quản lý node của Blockdaemon giúp các mạng blockchain tự động mở rộng quy mô một cách an toàn với khả năng giám sát nâng cao, hệ thống dự phòng, cụm HA, API và các giải pháp theo nhu cầu trong việc giám sát các node được quản lý trên nền tảng đám mây.

Ngân hàng tham gia vào thị trường tiền mã hóa

Điểm chung lớn nhất trong các vòng kêu gọi vốn lớn của các hai công ty trên là việc có sự tham gia (có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp) của các ngân hàng lớn trên thế giới. Ví dụ như tại Figment là Morgan Stanley hay Blockdaemon là Goldman Sachs. Morgan Stanley trở thành ngân hàng lớn đầu tiên của Hoa Kỳ cung cấp cho các khách hàng giàu có của họ quyền truy cập vào quỹ Bitcoin. Hay như Goldman Sachs là một trong số ít các ngân hàng cấp một của Hoa Kỳ đang tìm cách sử dụng Bitcoin làm tài sản thế chấp cho các khoản vay tiền mặt cho các tổ chức. 

Có vẻ như Bitcoin nói riêng và tiền mã hóa nói chung đã và đang trở thành một phần trong hệ thống tài chính truyền thống trên toàn cầu. Các ngân hàng thay vì bài xích để bảo vệ các sản phẩm tài chính của mình thì họ đã có dấu hiệu dần chấp nhận tiền mã hóa như một loại tài sản để đáp ứng nhu cầu từ khách hàng. Bitcoin có thể sẽ không thành công nhưng tiền mã hóa chắc chắn đang trên đường trở thành một loại tài sản được công nhận như như các loại hình tài sản khác hiện nay.

Tin tức tiền mã hóa 24/7
Thảo luận về tiền mã hóa tại đây
Xem thêm
articles