Lending chứng tỏ vị trí “trụ cột” trên thị trường tài chính phi tập trung

Các khoản vay dựa trên tiền mã hóa đã trở thành lĩnh vực được quan tâm nhất trong thị trường tài chính phi tập trung (DeFi).

6260Total views
Listen to article
play!
Lending chung to vi tri “tru cot” tren thi truong tai chinh phi tap trung - anh 1
Lending chứng tỏ vị trí “trụ cột” trên thị trường tài chính phi tập trung

Lending (cho vay) đã trở thành “trụ cột” chính trong thị trường tài chính phi tập trung (DeFi) 

Hầu hết tổng giá trị bị khóa (TVL) trên các giao thức DeFi đều chịu sự chi phối bởi các nền tảng cho vay tiền mã hóa.

Theo dữ liệu từ DeFi Pulse, 4 trong số 10 giao thức DeFi hàng đầu là các giao thức Lending, chiếm 37,04 tỷ đô la Mỹ trong tổng TVL. Hiện nay, Ethereum vẫn là nền tảng blockchain được sử dụng nhiều nhất, đóng góp 49% tổng giá trị bị khóa trên thị trường DeFi. Tiếp theo là Maker và Aave với TVL lần lượt là 14,52 tỷ đô la Mỹ và 11,19 tỷ đô la Mỹ.

Ngay cả trên các blockchain khác như Terra, Avalanche, Solana, BNB Chain thì các khoản vay tiền mã hóa cũng là một trong những trường hợp sử dụng chủ yếu của hợp đồng thông minh. Có khoảng 138 giao thức cung cấp các dịch vụ Lending, thu hút một lượng TVL lên đến 50,66 tỷ đô la Mỹ (theo DefiLlama). 

Ngoài Aave và Maker, những tay chơi nổi bật khác trong bảng xếp hạng này có thể kể đến là: Compound, Anchor Protocol, Venus, JustLend, BENQI và Solend.

Johnny Lyu –  Giám đốc điều hành của sàn giao dịch tiền mã hóa KuCoin, đã trả lời trong một cuộc phỏng vấn như sau:

“Tôi có thể nói rằng công nghệ blockchain đúng là sự lựa chọn lý tưởng cho các khoản vay, mỗi giao thức đều có những lợi thế riêng và Ethereum chính là người dẫn đầu lĩnh vực này.”

Lending chung to vi tri “tru cot” tren thi truong tai chinh phi tap trung - anh 2

Kiril Nikolov – Chiến lược gia DeFi tại Nexo (một nền tảng cho vay tiền mã hóa) đã ủng hộ quan điểm này. Ông nói:

Hầu hết các blockchain đều thân thiện với việc cho vay tiền mã hóa. Tuy nhiên, có một vài vấn đề đáng lưu ý ở đây là tính thanh khoản và độ tin cậy. Ngoài ra, yếu tố phí mạng cũng gây ra những ảnh hưởng đáng kể.”

Ông cho rằng tính thanh khoản và độ tin cậy của nền tảng Ethereum là cao nhất hiện nay do nó là blockchain được sử dụng nhiều nhất trong DeFi.

Người chơi nổi bật

Khi mới bắt đầu tìm hiểu về Lending, người vay thường lựa chọn giữa các giao thức cho vay phổ biến như: Maker, Aave và Compound. Mặc dù có rất nhiều nền tảng cho vay khác, nhưng trong bài viết này chúng ta sẽ tập trung vào những nền tảng nổi bật nhất.

Về lý thuyết, cho vay tiền mã hóa là một giao dịch diễn ra khi người dùng cho vay tài sản mã hóa để đổi lấy một khoản phí hoặc lãi suất. Người vay cần phải ký gửi tài sản thế chấp để được vay tiền và sử dụng nó cho các mục tiêu đầu tư của họ. 

Lending chung to vi tri “tru cot” tren thi truong tai chinh phi tap trung - anh 3

Ngoài ra, người dùng còn có thể vay mà không cần bất kỳ tài sản thế chấp nào, thông qua các khoản vay flash trên các nền tảng như Aave. Các khoản vay này cần phải được hoàn trả trong cùng block và chỉ dành cho các nhà phát triển có chuyên môn kỹ thuật cần thiết để thực hiện chúng. Tuy nhiên, nếu số tiền cho vay không được trả lại cộng với lãi suất, giao dịch sẽ bị hủy ngay cả trước khi nó được xác nhận.

Một khía cạnh quan trọng khác đối với các khoản vay thế chấp là tỷ lệ cho vay trên giá trị thế chấp (LTV). Tỷ lệ LTV là thước đo dư nợ cho vay liên quan đến giá trị tài sản đảm bảo. Chẳng hạn như LTV hiện tại của Aave cho Maker (MKR) là 50%, điều này có nghĩa là bạn chỉ có thể vay 50% giá trị của tài sản mà bạn thế chấp.

Trong trường hợp tài sản thế chấp bị giảm giá trị, người vay sẽ nhận được một cuộc gọi ký quỹ, yêu cầu bổ sung tài sản thế chấp. 

Lending chung to vi tri “tru cot” tren thi truong tai chinh phi tap trung - anh 4

Ngày nay, các khoản vay dựa trên tiền mã hóa đã vươn tầm ảnh hưởng của nó ra khỏi thị trường DeFi. Nó cho phép người dùng có thể truy cập vào các nguồn thanh khoản mà không cần kiểm tra tín dụng. Vì cho vay và vay đều được thực hiện tự động thông qua các hợp đồng thông minh nên không có bất cứ giới hạn về độ tuổi. Nếu theo các ngân hàng truyền thống thì các giao dịch này sẽ không được thông qua do thiếu lịch sử tín dụng.

Cân nhắc các rủi ro

Tuy việc áp dụng các khoản vay trên DeFi bùng nổ thành một xu hướng đầu tư mới, ngay cả các quốc gia cũng bị cuốn vào làn sóng này như Nigeria và El Salvador thì nhà đầu tư cũng cần cân nhắc một số rủi ro đáng chú ý nếu tiếp cận các khoản vay trong không gian này:

  • Đầu tiên phải kể đến đó là rủi ro hợp đồng thông minh. Các hợp đồng thông minh đóng vai trò quản lý thanh khoản và tài sản thế chấp trong mỗi giao dịch. Do đó, các giao thức DeFi phải thực hiện một quy trình thử nghiệm chặt chẽ về mức độ an toàn của các hợp đồng thông minh trước khi triển khai.
  • Tiếp theo là rủi ro thanh khoản. Ngưỡng thanh khoản là tỷ lệ phần trăm mà tại đó một khoản vay được coi là không còn đủ tài sản đảm bảo và người vay sẽ nhận được một cuộc gọi ký quỹ.

Đối với người cho vay, cần đặc biệt chú ý rủi ro đến từ các giao thức có tính năng tạo lập thị trường tự động (AMM). Nó sẽ gây ra những tổn thất lớn mà người cho vay phải chịu khi cung cấp thanh khoản cho một pool cho vay mà giá của tài sản gửi giảm xuống dưới mức giá chúng được gửi vào pool. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra khi các phần thưởng họ kiếm được từ pool không bù đắp cho sự giảm giá này.

Lending chung to vi tri “tru cot” tren thi truong tai chinh phi tap trung - anh 5

Nikolov còn chỉ ra một rủi ro khác tiềm ẩn trong các nền tảng cho vay DeFi. Ông nói rằng: “Một số tài sản thế chấp xấu có thể dẫn đến sự xáo trộn trên toàn bộ nền tảng. Vì vậy, nếu bạn không sẵn sàng chấp nhận những rủi ro này, bạn nên vay từ một nền tảng như của chúng tôi. Chúng tôi đảm bảo sẽ cung cấp cho bạn một số biện pháp bảo vệ nhất định như các khoản bảo hiểm và yêu cầu thế chấp cao.”

Kể từ khi DeFi ngày càng trở nên phổ biến, đã có một số vụ hack xảy ra trên các giao thức như: Cream Finance, Badger DAO, Compound, EasyFi, Agave, Hundred Finance. 

Ngoài ra, các nền tảng Lending và người dùng đều phải chịu rủi ro pháp lý. Lyu tiết lộ rằng khung pháp lý về vấn đề này chưa được hình thành đầy đủ và mọi thứ đang thay đổi quá nhanh. Cần phải phân loại người vay ra thành các nhóm: Người vay cá nhân và người vay tổ chức. 

Paolo Ardonio – Giám đốc công nghệ của sàn giao dịch tiền mã hóa Bitfinex, phát biểu trong một cuộc phỏng vấn như sau:

“Điều quan trọng là những người tham gia cho vay tiền mã hóa trên nền tảng DeFi phải chú ý đến các rủi ro tiểm ẩn trong nền kinh tế DeFi. Chúng tôi đã chứng kiến một số vi phạm an ninh phổ biến khiến tiền của cả người vay và người cho vay bị tổn thất. Trừ khi tiền được bảo đảm trong ví lạnh, nếu không chắc chắn sẽ có lỗ hổng để tin tặc khai thác.”

Bất chấp những rủi ro trên thì Lending vẫn là một trong những không gian phát triển nhất trong thị trường DeFi và đang tăng trưởng liên tục. Tuy nhiên, bạn cần phải hết sức thận trọng khi tham gia vào những khoản vay dựa trên tiền mã hóa, dù là người vay hay là người cho vay. 

Tin tức tiền mã hóa 24/7
Thảo luận về tiền mã hóa tại đây
Xem thêm
articles