3 lý do khiến Polkadot thất thế trong cuộc đua của các blockchain Layer 1

Thời gian ra mắt của các cuộc đấu giá parachain và việc thiếu khả năng tương tác với Ethereum có thể đã ảnh hưởng đến giá đồng DOT và khả năng cạnh tranh của nó với các giao thức Layer 1 khác.

11570Total views
Listen to article
play!
3 ly do khien Polkadot that the trong cuoc dua cua cac blockchain Layer 1 - anh 1
3 lý do khiến Polkadot thất thế trong cuộc đua của các blockchain Layer 1

Tổng quan các giao thức blockchain Layer 1 (L1)

Năm 2021 có thể được xem như là một năm bản lề đối với các giao thức blockchain L1. Chính sự phát triển như vũ bão của lĩnh vực tài chính phi tập trung (DeFi) và các loại token không thể thay thế (NFT) đã khiến mạng Ethereum (ETH) trở nên quá tải. Điều này vô tình tạo ra cơ hội phát triển cho các giải pháp L1.

Trên thực tế, các giao thức L1 như Fantom (FTM), Avalanche (AVAX) và Cosmos (ATOM) đã chứng kiến ​​giá trị của các token gốc của họ tăng lên, kéo theo đó là hệ sinh thái phát triển và mở rộng hơn. Mặc dù cũng năm trong số các giải pháp L1 đó nhưng Polkadot (DOT) dường như lại hoạt động kém hiệu quả hơn. 3 vấn đề dưới đây sẽ là minh chứng rõ ràng hơn cho những vấn đề tồn đọng mà Polkadot đã gặp phải trong năm qua.

3 ly do khien Polkadot that the trong cuoc dua cua cac blockchain Layer 1 - anh 2
Tổng quan về các blockchain Layer 1

3 điều khiến Polkadot thua thiệt hơn các blockchain Layer 1 khác trong năm 2021

Thứ nhất: Khả năng tương tác

Một trong những chủ đề chính của năm 2021 là khả năng tương tác chuỗi chéo (cross-chain) giữa các mạng blockchain riêng biệt tới mạng Ethereum. Đây là kết nối quan trọng nhất cần được thiết lập do phần lớn các dự án hiện vẫn đang khởi chạy trên mạng lưới này. Các giao thức như Fantom, Binance Smart Chain, Avalanche và Harmony đã phát triển các cầu nối (bridge) chuỗi chéo. Nó khiến cho các mạng này mở rộng hơn, gia tăng khả năng sử dụng của các đồng coin gốc. Và hệ quả là dẫn đến sự gia tăng đáng kể về giá các đồng coin, tổng giá trị bị khóa (TVL)…

Mặc dù thực tế là Polkadot được thiết kế đặc biệt để cung cấp hỗ trợ đa chuỗi nhưng đáng tiếc là không hoặc chưa có giải pháp bridge nào với Ethereum vào năm 2021. Điều này đã hạn chế việc sử dụng Polkadot cho các giao dịch liên quan đến DeFi và NFT. Tương tự Polkadot, Cosmos cũng không thấy phát hành một bridge kết nối hệ sinh thái của nó với Ethereum. Tuy nhiên, nó đã có những tích hợp nhỏ như việc bổ sung ETH làm tài sản thế chấp trên Terra. Điều này đã chứng minh rằng khả năng tương thích chuỗi chéo là có thể.

Thứ hai: Sự ra mắt muộn của các cuộc đấu giá parachain

Khi năm 2021 kết thúc, trong khi tất cả các mạng được đề cập ở bên trên đều cho thấy các hoạt động tương tác đa giao thức thì các dự án trên Polkadot vẫn đang hoàn thiện các bước chuẩn bị để khởi chạy trên mạng chính. Điều này một phần là do các cuộc đấu giá parachain (parachain auction) của Polkadot chỉ mới bắt đầu, mãi cho đến ngày 11/11/2021 thì Moonbeam (GLMR) đã giành được vị trí đầu tiên.

DOT đã chứng kiến ​​giá của nó tăng lên mức cao nhất mọi thời đại là 55 đô la Mỹ vào ngày 04/11. Nhưng vào thời điểm các cuộc đấu giá chính thức bắt đầu, giá của nó đã giảm xuống mức thấp 23,28 đô la Mỹ vào ngày 10/01. Moonbeam đã chính thức xuất hiện trên mạng Polkadot vào ngày 11/01/2022 và đã đạt được hơn 1 triệu giao dịch khi người dùng cuối cùng đã có thể chuyển các token theo chuẩn ERC-20 vào hệ sinh thái Polkadot. Giá của DOT tăng nhẹ sau khi ra mắt Moonbeam nhưng một lần nữa lại giảm xuống dưới 25 đô la Mỹ.

Thứ ba: Lợi ích của việc nắm giữ DOT

Yếu tố thứ ba có thể ảnh hưởng đến mức độ phổ biến và giá cả của DOT là sự nhầm lẫn về việc đồng DOT được sử dụng để làm gì và nó mang lại lợi ích gì cho chủ sở hữu? Trên nhiều mạng cạnh tranh, các đồng coin gốc được sử dụng để thực hiện các hành động hợp đồng như chuyển hoặc hoán đổi trong khi các giao thức trong hệ sinh thái Polkadot sử dụng đồng coin gốc của chúng để thanh toán cho phí gas. Ngoài việc được sử dụng để tham gia vào các cuộc đấu giá parachain, các ứng dụng chính của DOT bao gồm việc stake (đặt cược) để hỗ trợ hoạt động và bảo mật của mạng lưới. Ngoài ra, DOT còn được sử dụng trong các phiếu bầu quản trị.

Mặc dù khả năng quản trị là quan trọng đối với các giao thức blockchain, nhưng phần lớn người dùng vẫn chưa thực sự quan tâm đến việc tham gia bỏ phiếu. Đổi lại, họ chỉ quan tâm nhiều hơn đến những thứ như chơi game, DeFi và NFT.

Nhiều giải pháp L1 đang tung ra các chương trình khuyến khích thanh khoản. Đồng thời với đó các giao thức DeFi mới và sắp ra mắt hứa hẹn mang lại cơ hội đặt cược năng suất cao. Hiện tại, DOT đưa ra mức APR 13,94% và điều này có thể là không đủ để đáp ứng nhu cầu của những yield farmer.

Triển vọng dài hạn cho Polkadot vẫn mạnh mẽ và dự án có một cộng đồng người theo dõi tích cực và tận tâm cùng với nhóm phát triển giàu kinh nghiệm do người đồng sáng lập Ethereum là Gavin Wood dẫn đầu. Sự ra mắt của Moonbeam thực sự có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với DOT vì khả năng tương thích chuỗi chéo hiện đã hoạt động và các dự án parachain khác sẽ bắt đầu khởi chạy trên mainnet trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn phải xem Polkadot sẽ mất bao lâu để bắt kịp các đối thủ cạnh tranh L1 của nó trong tương lai.

Từ ngày 20-24/01/2022, Coinvn tổ chức minigame “Đọc báo tìm lì xì” với giải thưởng lên đến 100 USDT. Tham gia ngay để nhận quà từ team nhé. Tham khảo thông tin cuộc thi tại bài viết này.

Bạn có thể quan tâm: Cách tạo ví Polkadot chi tiết và chính xác tại Coinvn

Tin tức tiền mã hóa 24/7
Thảo luận về tiền mã hóa tại đây
Xem thêm
articles