Nga xem xét chấp thuận BTC làm tiền tệ thanh toán quốc tế

Bộ tài chính Nga đang xem xét khả năng sử dụng tiền mã hóa như Bitcoin, trong việc thực hiện thanh toán quốc tế.

11562Total views
Listen to article
play!
Nga xem xet chap thuan BTC lam tien te thanh toan quoc te - anh 1
Nga xem xét chấp thuận BTC làm tiền tệ thanh toán quốc tế

Nga ngỏ ý chấp thuận tiền mã hóa cho việc thanh toán quốc tế 

Báo cáo của Interfax được công bố vào thứ Sáu (ngày 27/5/2022) cho biết, Bộ tài chính Nga đang thảo luận để tìm ra giải pháp thanh toán cho các đối tác quốc tế. Nga yêu cầu đối tác phải thanh toán các hàng hóa nhập khẩu từ Nga bằng đồng RUB nhưng các đối tác gặp khó khăn trong việc thanh toán bằng tiền tệ truyền thống này. 

Nga xem xet chap thuan BTC lam tien te thanh toan quoc te - anh 2

 Ivan Chebeskov, Giám đốc ban chính sách tài chính của Bộ tài chính cho biết:

“Việc sử dụng các loại tiền mã hóa làm phương tiện thanh toán, cho các giao dịch hàng hóa quốc tế, đang được thảo luận khá sôi nổi hiện nay. Về nguyên tắc, nếu tiền mã hóa được công nhận là tài sản, thì hoàn toàn có thể thực hiện việc giao dịch, hàng đổi hàng với tiền mã hóa như bất kỳ loại tiền tệ nào.”

Lý giải động thái của Nga

Trước khi cuộc chiến giữa Nga và Ukraine xảy ra, đã có thời điểm Ngân hàng Trung ương Nga đề xuất việc cấm giao dịch tiền mã hóa vì những rủi ro của việc lừa đảo với các nhà đầu tư cá nhân và khó khăn trong việc Chính phủ quản lý. Nhưng lệnh cấm giao dịch tiền mã hóa đã không xảy ra, thay vào đó Chính phủ tích cực tạo ra khung pháp lý khắt khe, để quản lý các hoạt động kinh doanh tiền mã hóa. 

Tuy nhiên, tại sao Nga lại bất ngờ có động thái cân nhắc việc chấp thuận BTC trong thanh toán quốc tế? 

Nga xem xet chap thuan BTC lam tien te thanh toan quoc te - anh 3

Điều này phần lớn đến từ các lệnh trừng phạt của các cường quốc, khi Nga thực hiện việc tấn công Ukraine. Ngoài lệnh cấm đi lại và đóng băng tài sản, Mỹ, EU và các đồng minh khác còn đưa ra một loạt các biện pháp trừng phạt tài chính như loại bỏ các ngân hàng lớn của Nga ra khỏi Swift, loại bỏ dần hàng hóa nhập khẩu từ Nga và ráo riết đóng các tài khoản giao dịch tiền mã hóa của quan chức Nga… Tất cả những điều này đều hướng đến việc làm tê liệt Điện Kremlin và yêu cầu Tổng thống Putin dừng cuộc chiến vô nghĩa. 

Đương nhiên, dù đã có sự chuẩn bị trước hàng loạt các lệnh trừng phạt nhưng khi các doanh nghiệp nước ngoài rút khỏi, Nga vẫn bị chịu tổn thất vô cùng nặng nề. Đã có thời điểm giá trị của đồng RUB của Nga xuống thấp kỷ lục, nền kinh tế và người dân gặp vô vàn khó khăn. Vì vậy, động thái chấp thuận BTC cho thanh toán quốc tế như là một giải pháp tháo gỡ những vấn đề xuất khẩu hiện tại của Nga. 

Cụ thể, trong tháng 3/2022, Pavel Zalvany, một nhà lập pháp cấp cao cũng đã tuyên bố rằng Nga đang xem xét chấp nhận Bitcoin hoặc các đồng nội tệ để xuất khẩu dầu và khí đốt từ các quốc gia “thân thiện”. Còn đối với các quốc gia “không thân thiện” sẽ chỉ được phép mua bằng đồng RUB. 

Những thách thức trong việc chấp thuận đề xuất này

Việc sử dụng tiền mã hóa làm phương tiện thanh toán cho các giao dịch quốc tế, phần lớn sẽ mang lại lợi ích cho Nga. Bởi lẽ, tiền mã hóa, cụ thể là BTC là tài sản sẽ tăng trưởng cao theo thời gian. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng BTC đang thời kỳ downtrend và đồng tiền này vẫn luôn biến động khá lớn. Chúng không hề ổn định như các đồng pháp định EUR hoặc USD. Điều này cũng gây ra thách thức trong việc sử dụng phương thức thanh toán này. 

Hơn thế nữa, Trung Quốc – đồng minh thân cận của Nga, là một quốc gia tiên phong trong việc cấm BTC và tiền mã hóa. Chưa hết, nhiều quốc gia khác cũng có thể từ chối đề xuất này do lo sợ cộng đồng quốc tế quay lại “trả đũa”. 

Nga xem xet chap thuan BTC lam tien te thanh toan quoc te - anh 4

Mặc dù vậy, chúng ta đều hy vọng rằng đề xuất này của Nga sẽ được thông qua và sẽ là chất xúc tác mạnh mẽ giúp thị trường tiền mã hóa hồi sinh. Hơn thế nữa, cuộc chiến Nga – Ukraine không chỉ gây nhiều mất mát cho cả hai quốc gia này, mà còn cả các quốc gia đồng minh và ảnh hưởng tới toàn thế giới. Đặc biệt, hiện tại khí đốt đã trở thành chủ đề nóng toàn cầu, khi giá tăng cao không tưởng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới người dân và các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng. Các quốc gia đưa ra lệnh trừng phạt đang trong tình trạng “gậy ông đập lưng ông” khi đang gặp khó khăn từ chính những lệnh trừng phạt của mình.

Tin tức tiền mã hóa 24/7
Thảo luận về tiền mã hóa tại đây
Xem thêm
articles