Buy Stop, Sell Stop, Buy Limit, Sell Limit là gì?

Ngoài việc nắm rõ những chỉ báo, mô hình nến trong phân tích kỹ thuật thì các khái niệm về các lệnh giao dịch như Sell Limit, Sell Stop, Buy Limit và Buy Stop cũng không ngoại lệ.

18041Total views
Buy Stop, Sell Stop, Buy Limit, Sell Limit la gi? - anh 1
Buy Stop, Sell Stop, Buy Limit, Sell Limit là gì?

Sell Limit, Sell Stop là gì? 

Tổng quan về Sell Limit

Khái niệm về Sell Limit

Sell Limit là một trong những lệnh chờ bán phổ biến trong giao dịch tiền mã hóa. Lệnh này được các nhà đầu tư sử dụng như một lệnh Take Profit trong giao dịch trên thị trường Spot. Đối với giao dịch Margin hay Futures, Sell Limit được dùng như một lệnh chờ Short tại mức giá đã đặt trước.

Khi nhà đầu tư đặt lệnh Sell Limit tại một mức giá cụ thể của tài sản tiền mã hóa nào đó. Khi giá tăng lên chạm đến điểm mà họ đặt lệnh thì Sell Limit sẽ được mở tự động.

Ý nghĩa của lệnh Sell Limit

Nhà đầu tư muốn mở lệnh Sell đối với một tài sản tiền mã hóa nào đó nhưng lại không muốn khớp lệnh với giá thị trường ở thời điểm hiện tại. Đồng thời, họ kỳ vọng giá của tài sản tiền mã hóa này sẽ tăng mạnh để bán ra với mức giá tốt hơn. Khi đó lệnh Sell Limit sẽ rất hiệu quả trong trường hợp này. Với lệnh giao dịch này nhà đầu tư không cần phải theo dõi biến động giá liên tục của thị trường tiền mã hóa.

Tại sao nên sử dụng lệnh Sell Limit

Dưới đây là 2 lợi ích mà lệnh Sell Limit mang lại cho nhà đầu tư:

Thứ 1, trong thị trường Spot, Sell Limit giúp nhà đầu tư bán các tài sản tiền mã hóa ở mức giá tốt hơn thời điểm hiện tại. Đối với Margin/Futures thì Sell Limit sẽ giúp các trader có được điểm đặt lệnh tốt và ít rủi ro hơn.

Thứ 2, nhà đầu tư không cần phải theo dõi biến động giá liên tục của thị trường để có thể bán tài sản tiền mã hóa ở mức giá mong muốn. Lệnh giao dịch này sẽ giúp nhà đầu tư tiết kiệm thời gian hơn.

Hạn chế của lệnh Sell Limit

Trong trường hợp nhà đầu tư kỳ vọng giá của tài sản tiền mã hóa tăng đến điểm nào đó, nhưng chưa đạt đến điểm kỳ vọng đặt lệnh Sell Limit thì giá đã quay đầu đi xuống nên lệnh không thể khớp. Khi đó, nhà đầu tư đã bỏ lỡ điểm chốt lời tốt.

Buy Stop, Sell Stop, Buy Limit, Sell Limit la gi? - anh 2
Ví dụ về điểm đặt lệnh Sell Limit

Tổng quan về Sell Stop

Sell Stop là gì?

Sell Stop cũng là một dạng lệnh chờ bán, nhà đầu tư sẽ kỳ vọng bán các tài sản tiền mã hóa với mức giá thấp hơn giá của thị trường ở thời điểm hiện tại. Sell Stop sẽ tự khớp lệnh khi giá của tài sản tiền mã hóa giảm về mức mà nhà đầu tư dự đoán.

Nhà đầu tư đoán được rằng giá của tài sản tiền mã hóa có thể giảm xuống vùng hỗ trợ, nhưng trong trường hợp này vẫn do dự. Giả sử, họ kỳ vọng giá giảm xuống và vượt qua vùng hỗ trợ này thì họ có thể đặt lệnh Sell Stop để gia tăng lợi nhuận.

Ý nghĩa của lệnh Sell Stop

Sell Stop được sử dụng nhiều nhất trong lúc thị trường biến động mạnh. Khi nhà đầu tư dự đoán mức giá của tài sản tiền mã hóa sẽ giảm mạnh và vượt qua đường hỗ trợ, nhưng họ lại chưa xác định được thời điểm giá Breakout. Khi đó lệnh Sell Stop sẽ rất hiệu quả trong trường hợp này. Nhà đầu tư sẽ cài đặt sẵn lệnh giao dịch tại mức giá dưới ngưỡng hỗ trợ đó.

Tại sao nên sử dụng lệnh Sell Stop

Dưới đây là 2 lợi ích mà lệnh Sell Stop mang lại cho nhà đầu tư:

Thứ 1, Sell Stop được nhà đầu tư đặt lệnh tại mức giá thấp hơn giá thị trường ở thời điểm hiện tại nên nó sẽ không khớp lệnh nếu như giá không đi theo đúng dự đoán. Điều này giúp các nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro thua lỗ.

Thứ 2, nhà đầu tư không cần phải theo dõi biến động liên tục của thị trường để có thể vào lệnh bán tài sản kịp thời. Sell Stop sẽ giúp nhà đầu tư không bỏ lỡ các cơ hội giao dịch khi giá của tài sản tiền mã hóa đi theo đúng dự đoán của họ.

Sự khác biệt giữa Sell Stop và Sell Limit

Mặc dù Sell Stop và Sell Limit cùng là lệnh chờ bán nhưng bản chất của hai lệnh này khác nhau.

  • Sell Limit là nhà đầu tư kỳ vọng bán tài sản tiền mã hóa ở mức giá cao hơn mức giá hiện tại, còn Sell Stop sẽ được nhà đầu tư đặt ở mức giá thấp hơn giá hiện tại
  • Nhà đầu tư đặt lệnh Sell Stop khi họ kỳ vọng giá sẽ phá vỡ đường hỗ trợ và giảm mạnh. Tuy nhiên Sell Limit thì lại mong muốn giá tăng đến ngưỡng kháng cự
Buy Stop, Sell Stop, Buy Limit, Sell Limit la gi? - anh 3
Ví dụ minh hoạt điểm đặt lệnh Sell Stop

Buy Limit, Buy Stop là gì? 

Tổng quan về Buy Limit

Buy Limit là gì?

Ngược lại với Sell Limit là Buy Limit, đây là lệnh chờ mua phổ biến trong giao dịch tiền mã hóa. Lệnh này được các nhà đầu tư mua tài sản tiền mã hóa với mức giá thấp hơn giá hiện tại. Đối với giao dịch Margin hay Futures, Buy Limit được dùng như một lệnh chờ Long tại mức giá đã đặt trước. Khi giá của tài sản tiền mã hóa giảm xuống chạm vào điểm nhà đầu tư đã đặt lệnh, lệnh Buy Limit sẽ tự động mở.

Ý nghĩa của lệnh Buy Limit

Nhà đầu tư muốn mở lệnh Buy đối với một tài sản tiền mã hóa nào đó nhưng mức giá hiện tại đang quá cao và họ kỳ vọng giá xuống thấp hơn để mua được giá tốt. Khi đó lệnh Buy Limit sẽ rất hiệu quả trong trường hợp này. Với lệnh giao dịch này nhà đầu tư không cần phải theo dõi biến động giá liên tục để mua tài sản tiền mã hóa ở mức giá mà họ kỳ vọng.

Ưu & nhược điểm của lệnh Buy Limit

Buy Limit có ưu điểm như sau:

  • Giúp các nhà đầu tư tiết kiệm thời gian, họ không cần phải theo dõi biến động giá liên tục của thị trường để có thể mua tài sản tiền mã hóa ở mức giá mong muốn
  • Giúp nhà đầu tư có cơ hội gia tăng lợi nhuận khi mua ở mức giá thấp cũng như giảm rủi ro thua lỗ

Buy Limit có nhược điểm như sau:

Trong trường hợp nhà đầu tư kỳ vọng giá của tài sản tiền mã hóa giảm đến điểm nào đó, nhưng chưa đạt đến điểm kỳ vọng đặt lệnh Buy Limit thì giá đã quay đầu đi lên nên lệnh không thể khớp. Khi đó, nhà đầu tư đã bỏ lỡ điểm mua tài sản tiền mã hóa ở mức giá tốt.

Buy Stop, Sell Stop, Buy Limit, Sell Limit la gi? - anh 4
Ví dụ về điểm đặt lệnh Buy Limit

Tổng quan về Buy Stop

Buy Stop là gì?

Buy Stop cũng là một dạng lệnh chờ mua, nhà đầu tư sẽ kỳ vọng mua các tài sản tiền mã hóa với mức giá cao hơn giá của thị trường ở thời điểm hiện tại. Buy Stop sẽ tự khớp lệnh khi giá của tài sản tiền mã hóa tăng lên mức mà nhà đầu tư dự đoán.

Nhà đầu tư đoán được rằng giá của tài sản tiền mã hóa có thể tăng lên vùng kháng cự, nhưng trong trường hợp này vẫn do dự. Nếu nhà đầu tư kỳ vọng giá vượt lên trên vùng kháng cự này thì họ có thể đặt lệnh Buy Stop để gia tăng lợi nhuận.

Ý nghĩa của lệnh Buy stop

Tương tự như Sell Stop, Buy Stop cũng được sử dụng nhiều nhất trong lúc thị trường biến động mạnh. Khi nhà đầu tư dự đoán mức giá của tài sản tiền mã hóa sẽ tăng mạnh và vượt ngưỡng kháng cự, nhưng họ lại chưa xác định được thời điểm giá Breakout. Khi đó lệnh Buy Stop sẽ rất hiệu quả trong trường hợp này. Nhà đầu tư sẽ cài đặt sẵn lệnh giao dịch tại mức giá trên ngưỡng hỗ trợ đó.

Ưu & nhược điểm của lệnh Buy Stop

Buy Stop có một số ưu điểm sau:

Thứ 1, Buy Stop giúp nhà đầu tư giảm được rủi ro thua lỗ vì nó sẽ không khớp lệnh nếu như giá tăng trưởng đúng như dự đoán của họ.

Thứ 2, nhà đầu tư không cần phải theo dõi biến động liên tục của thị trường để có thể bán tài sản kịp thời. Điều này sẽ giúp họ tiết kiệm thời gian cũng như không bỏ lỡ cơ hội vào lệnh nếu giá đi theo đúng dự đoán.

Buy Stop có nhược điểm sau:

Khi sử dụng lệnh Buy Stop cũng sẽ gặp các rủi ro khi giá không đi theo đúng như dự đoán. Trong những trường hợp False Breakout thì nhà đầu tư có khả năng sẽ thua lỗ.

Buy Stop, Sell Stop, Buy Limit, Sell Limit la gi? - anh 5
Ví dụ về điểm đặt lệnh Buy Stop

Sự khác biệt giữa Buy Stop và Buy Limit

Mặc dù Buy Stop và Buy Limit cùng là lệnh chờ mua nhưng bản chất của hai lệnh này khác nhau.

  • Buy Limit là nhà đầu tư kỳ vọng mua tài sản tiền mã hóa ở mức thấp hơn mức giá hiện tại, còn Buy Stop sẽ được nhà đầu tư đặt ở mức cao hơn giá hiện tại
  • Nhà đầu tư đặt lệnh Buy Stop khi họ kỳ vọng giá sẽ phá vỡ ngưỡng kháng cự và tăng mạnh. Tuy nhiên Buy Limit thì lại mong muốn giá giảm đến ngưỡng hỗ trợ nào đó

Tổng kết

Trên đây là những thông tin cơ bản về lệnh Sell Limit, Sell Stop, Buy Limit và Buy Stop cũng như ưu, nhược điểm của chúng. Nếu như nhà đầu tư hiểu đúng bản chất để vận dụng vào giao dịch của mình, nó sẽ giúp họ đạt được lợi nhuận tối đa và giảm thiểu những rủi ro không đáng có.

Có thể bạn quan tâm: Trailing Stop là gì? Cách sử dụng lệnh Trailing Stop.