Funding Rate là gì? Tại sao trader cần phải quan tâm nó?

Funding Rate là thuật ngữ vô cùng quen thuộc trong các giao dịch Margin, Futures. Funding Rate chỉ là khoản phí giữa các bên tham gia hợp đồng phải chi trả mà không liên quan đến sàn giao dịch.

53246Total views
Funding Rate la gi? Tai sao trader can phai quan tam no? - anh 1
Funding Rate là gì? Tại sao trader cần phải quan tâm nó?

Một số thông tin cần nắm về Funding Rate

Funding Rate là gì?

Funding Rate là thuật ngữ thường thấy trên các sàn có hỗ trợ giao dịch Margin, Futures. Đây là một khoản phí mà người vay phải thanh toán định kỳ với người cho vay trên các sàn giao dịch.

Thông thường, Funding Rate trên các sàn giao dịch sẽ được tính theo các khung thời gian khác nhau. Đối với Binance thì Funding Rate sẽ được tính 8h/1 lần vào các khung thời gian là 7:00, 15:00 và 23:00 theo giờ Việt Nam.

Funding Rate la gi? Tai sao trader can phai quan tam no? - anh 2
Một số thông tin cần nắm về Funding Rate

Cách tính Funding Rate & Funding Fee

Funding Rate được tính dựa trên lãi suất (Interest rate) và mức chênh lệch giá giữa hợp đồng tương lai vĩnh cửu và thị trường giao ngay (Premium). Funding Rate thường được tính tự động bởi các sàn giao dịch tiền mã hóa. 

Khi Funding Rate dương, tức là khi giá của hợp đồng tương lai vĩnh cửu (Perpetual Futures Contract) cao hơn so với giá ở thị trường giao ngay (Spot) thì người mở lệnh Long sẽ phải trả tiền cho người mở lệnh Short và ngược lại. Điều này là để giữ cho giá của hợp đồng tương lai vĩnh cửu luôn tương ứng hoặc gần bằng với giá trên thị trường giao ngay (Spot).

Funding Fee là một khái niệm khác trong giao dịch hợp đồng tương lai vĩnh cửu (Perpetual Futures Contract). Công thức tính như sau:

Funding Fee = Volume của lệnh giao dịch x Funding Rate.

Ví dụ: Nhà đầu tư có 10 đô la Mỹ và quyết định mở một lệnh Short với đòn bẩy là 10x thì tổng volume là 100 đô la Mỹ. Giả sử, Funding Rate là 0,0004% thì nhà đầu tư sẽ phải trả khoản Funding Fee là 100 * 0,0004% = 0,0004 đô la Mỹ. Tức là nhà đầu tư sẽ được nhận 0,0004 đô la Mỹ từ người mở lệnh Long.

Tầm quan trọng và các ảnh hưởng của Funding Rate mang đến cho trader

Tại sao phải có Funding Rate?

Với hợp đồng tương lai truyền thống, việc thanh toán sẽ được thực hiện vào hàng tháng hoặc hàng quý, tùy vào điều kiện của từng hợp đồng. Khi thanh toán, giá của hợp đồng tương lai sẽ được dựa trên giá ở thị trường giao ngay và các vị thế đang mở được đáo hạn.

Với hợp đồng tương lai vĩnh cửu thì các vị thế đang mở sẽ không có ngày đáo hạn như ở hợp đồng tương lai truyền thống. Tức là, các trader có thể giữ một vị thế Short/Long vĩnh cửu trừ khi lệnh giao dịch đó bị thanh lý. Do đó, giao dịch hợp đồng tương lai vĩnh cửu cũng có nét tương đồng với giao dịch Spot.

Ngoài ra, kỳ vọng của nhà đầu tư vào thời điểm trong tương lai thường diễn biến khác với thực tế của thị trường giao ngay dẫn đến việc chênh lệch giá giữa 2 thị trường này là khá lớn.

Do đó, Funding Rate được tạo nhằm cân bằng giá ở 2 thị trường cũng như tối ưu hoá lợi ích của các nhà đầu tư.

Funding Rate ảnh hưởng đến các trader như thế nào?

Funding rate sẽ tác động trực tiếp đến mức lợi nhuận hoặc thua lỗ của mỗi trader. Với những lệnh giao dịch sử dụng đòn bẩy càng cao thì các trader phải trả Funding Rate càng lớn.

Ngoài ra, Funding Rate bị tính theo chu kỳ (8h/1 lần), do đó trader có thể sẽ thanh toán phí này nhiều lần trong 1 ngày. Ngược lại, ở vai trò là người được hưởng Funding Rate thì nhà đầu tư cũng sẽ thu về được một khoản lợi nhuận nhất định.

Như vậy, các trader cần xây dựng chiến lược giao dịch phù hợp để có thể tận dụng lợi thế của Funding Rate và giảm thiểu rủi ro khi giữ lệnh giao dịch quá lâu.

Funding Rate và tâm lý thị trường

Ngoài tác động trực tiếp đến lợi nhuận của trader thì Funding Rate thể hiện được tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường tiền mã hóa. Do đó, nhà đầu tư có thể xem Funding Rate như một chỉ báo tham khảo và dự đoán xu hướng thị trường tiền mã hóa trong thời gian sắp tới.

Cụ thể, khi Funding Rate dương thì cho thấy các nhà đầu tư trên thị trường đang có trạng thái hưng phấn. Ngược lại, khi Funding Rate bắt đầu chuyển sang âm thì hầu hết các nhà đầu tư nhận định rằng thị trường có thể sẽ đảo chiều xu hướng tăng sang giảm.

Khi Funding Rate quá cao thì có thể thị trường sẽ có 1 nhịp điều chỉnh để cân bằng lại chỉ số này. Do đó, việc theo dõi Funding Rate cũng vô cùng quan trọng đối với việc chốt lời và dừng lỗ các lệnh giao dịch Margin và Futures.

So sánh Funding Rate trên các sàn giao dịch

Funding Rate trên các sàn giao dịch thường dao động ở vào mức 0,015%. Con số này sẽ có sự khác biệt giữa các sàn giao dịch vì nó được điều chỉnh bởi sự chênh lệch giá của các tài sản mã hóa, lãi suất… theo quy định của từng sàn.

Tuy nhiên, với một số sàn tạo điều kiện cho nhà đầu tư giao dịch hợp đồng tương lai vĩnh cửu dễ dàng hơn thì họ sẽ có cơ chế riêng giữ cho Funding Rate luôn ở mức thấp và ổn định, ngoại trừ trường hợp thị trường biến động mạnh (Flash Dump hoặc Pump).

Một số ứng dụng theo dõi Funding Rate

Nhà đầu tư có thể theo dõi Funding Rate ngay trên các sàn giao dịch như FTX, Binance, OKEx… Ngoài ra, nhà đầu tư cũng có thể theo dõi chỉ số này trên các Website tổng hợp dữ liệu và phân tích thị trường như Bybt, Coinalyze…

Funding Rate la gi? Tai sao trader can phai quan tam no? - anh 3
Giao diện xem Funding Rate trên Bybt

Kết luận

Như vậy, Coinvn vừa cung cấp cho bạn đọc toàn bộ thông tin về Funding Rate cũng như cách tính và những tác động của nó đối với trader. Funding Rate đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho giá của hợp đồng vĩnh cửu luôn tương ứng hoặc gần bằng với giá trên thị trường giao ngay. Đồng thời, Funding Rate còn giúp trader nắm bắt được tâm lý của các nhà đầu tư khác trên thị trường tiền mã hóa.

Có thể bạn quan tâm: Long & Short là gì? Trader cần nắm vững thuật ngữ này.