6 cách để tránh mất tiền oan vào các dự án DeFi scam năm 2021

6 cách để nhận dạng và tránh được các dự án DeFi scams hiện nay.

7509Total views
Listen to article
play!
6 cach de tranh mat tien oan vao cac du an DeFi scam nam 2021 - anh 1
6 cách để tránh mất tiền oan vào các dự án DeFi scam năm 2021. Nguồn: Cointelegraph.

Thị trường DeFi ngày càng phát triển kéo theo việc các trò gian lận (scam) ngày càng trở nên nguy hiểm và tinh vi hơn. Để giúp độc giả có thể “miễn nhiễm” với các loại hình scam này, Coinvn sẽ đưa ra 6 cách để khiến bạn chủ động hơn và tránh tiền mất tật mang vì những vấn đề như vậy.

Bài viết này sẽ bao gồm một số nội dung chính như sau:

  • Thứ nhất, một số dạng/loại hình scam phổ biến ở thời điểm hiện tại.
  • Thứ hai, các cách để bạn có thể vượt qua được cám dỗ từ các loại hình scam này.

3 loại hình scam phổ biến bạn nên biết

Trước khi chúng ta đi sâu vào cách biết một dự án là lừa đảo, hãy cùng xem xét các loại lừa đảo phổ biến nhất mà bạn nên đề phòng.

Hacks and Exploits

Điều này chắc chắn là một cái gì đó cần phải lưu ý. Mới đây, vấn nạn Flash Loan đã và đang làm mưa làm gió trên nền tảng Binance Smart Chain (BSC) khi có liên tiếp các giao thức bị tấn công (exploit) và mất đi một lượng tiền lớn. Có vẻ như, thị trường DeFi nói riêng là một sân chơi cho những tin tặc cuồng nhiệt đang tìm kiếm mọi kẽ hở nhỏ trong các giao thức khác nhau để khai thác và trục lợi cho riêng mình.

Hoặc có thể bạn đã nghe đến nhiều tin tức về việc các sàn giao dịch tiền mã hóa bị tấn công trong những năm trước đó. Cụ thể, KuCoin bị tấn công (hack) vào tháng 9/2020 khiến sàn này mất đi số tiền hơn 200 triệu USD. Tuy nhiên, KuCoin không phải là cái tên duy nhất của những sự kiện này. Binance hay xa xưa hơn mà Mt.Gox cũng một thời vì những vấn nạn này mà lao đao. Trong đó Mt.Gox đã hoàn toàn dừng giao dịch tại Nhật từ năm 2014.

Exit scams

Exit scams cũng là điều cần lưu ý. Hiểu nôm na là sẽ có một nhóm đứng sau một dự án nào đó biến mất, mang theo tiền của các nhà đầu tư, không còn thấy đâu nữa.

Những trò gian lận này xảy ra phổ biến nhất trong các vòng đầu tư giai đoạn đầu. Ví dụ, một dự án có thể đang xúc tiến bán lẻ trong đó các nhà đầu tư nhận được rất nhiều tiền trước khi token họ sở hữu được tung ra thị trường. Thật không may, trong một số trường hợp, dự án không bao giờ đạt được giai đoạn đó bởi vì đội ngũ phát triển đã thực hiện một vụ “Exit scams” và kiếm tiền bằng số tiền họ đã nhận được từ các nhà đầu tư ban đầu.

Rug pulls

Hình thức này cũng tương tự với Exit scams mà chúng ta đã trao đổi ở trên. Tuy nhiên, chúng khác nhau ở chỗ nhóm không lấy số tiền mà người dùng đầu tư vào các vòng bán trước. Mà thay vào đó họ sẽ đưa (list) các token/coin đó lên trên một sàn giao dịch phi tập trung (DEX) chẳng hạn như Uniswap, SushiSwap, PancakeSwap và đợi đủ người cung cấp thanh khoản (liquidation) cho nhóm (pool) trên đó. Khi họ đã tập hợp đủ người với một lượng thanh khoản và tương ứng, nhóm đừng đằng sau sẽ “rút” thanh khoản ra khỏi DEX và chiếm dụng toàn bộ vốn của tất cả mọi người.

Chúng ta đã thấy rất nhiều cuộc Rug pulls diễn ra trên Uniswap vào năm ngoái. Và năm nay, PancakeSwap, DEX lớn nhất trên Binance Smart Chain, cũng đã trở thành sân chơi cho những kẻ lừa đảo kiểu này. Ví dụ mới nhất đến từ một dự án có tên là TurtleDex, những kẻ lừa đảo đã kiếm được 2,5 triệu USD đồng BNB từ những nhà đầu tư khác từ hình thức này.

6 cách để tránh đầu tư vào các dự án DeFi scam

Bây giờ chúng ta đã xác định được các loại hình dự án DeFi scam phổ biến nhất rồi. Giờ hãy cùng xem cách làm thế nào bảo vệ bản thân tránh khỏi các hình thức này nhé.

Nghiên cứu về đội ngũ phát triển

Trước khi cân nhắc đầu tư vào một dự án, một trong những điều đầu tiên bạn cần xem xét là ai đứng sau nó. Đương nhiên, sẽ có những trường hợp đội ngũ đứng đằng sau nó là ẩn danh, tuy nhiên đó không phải là tất cả.

Đầu tiên, nếu bạn thấy rằng dự án có trang giới thiệu về đội ngũ và bạn thấy các thành viên cốt lõi của nhóm không đáng tin cậy hoặc đã cung cấp hồ sơ LinkedIn giả được tạo vài tuần trở lại đây mà không có kết nối hoặc lịch sử trước đó, thì đây sẽ là một dấu hiệu nghiêm trọng. Luôn cố gắng tìm hiểu càng nhiều càng tốt về những người đứng sau dự án như việc họ đã làm công việc gì trước đó? Có thể xác minh danh tính của họ không? Họ đã từng tham gia vào các dự án trước đây chưa? Nói cách khác, bạn nên xác minh càng nhiều thông tin về họ càng tốt.

Đối với trường hợp các đội ngũ phát triển trong trạng thái ẩn danh, vẫn còn rất nhiều thứ bạn có thể và để tiến hành nghiên cứu về họ. Ví dụ, bạn có thể tham gia các kênh cộng đồng của họ trên Telegram và bắt đầu đặt câu hỏi. Nếu bạn thấy họ bắt đầu trả lời với những câu trả lời thường không rõ ràng như “thông tin này sẽ được cung cấp sau khi bán token” thì bạn cũng nên cân nhắc tránh xa. 

Tìm kiếm thông tin về đội ngũ cố vấn và danh sách các nhà đầu tư của dự án

Một điều khác cần xem xét là danh sách đội ngũ cố vấn và các nhà đầu tư của dự án trong các vòng đầu. Các dự án có cố vấn nổi tiếng thường đáng tin cậy hơn rất nhiều và các nhà đầu tư của họ cũng vậy.

Nếu dự án không tiết lộ danh sách các nhà đầu tư ban đầu và không cung cấp bất kỳ thông tin nào về các cố vấn của mình, rất có thể đó chính là một cái cờ đỏ. Nếu như kết hợp điều này, cùng với một nhóm hoàn toàn ẩn danh, chắc chắn bạn sẽ cần phải lưu ý.

Hãy nhớ rằng mọi giao thức DeFi đều có thể bị tấn công. Tuy nhiên, nếu nó có được sự hậu thuẫn nghiêm túc của các nhà đầu tư đáng tin cậy và một nhóm phù hợp, nổi tiếng, thì cơ hội hoàn lại tiền cho người dùng hoặc thực hiện các sáng kiến ​​khác để bù đắp tổn thất của họ về cơ bản cao hơn. Đừng quá đặt trọng tâm vào lợi nhuận mà quên đi các yếu tố quan trọng này, nó có thể sẽ khiến bạn phải trả giá nhiều hơn về sau đấy nhé.

Nghiên cứu sản phẩm

Đầu tư vào các dự án DeFi bạn cần xem xét sản phẩm và xác định xem bạn có thấy ý tưởng về sản phẩm này có thuyết phục, giúp giải quyết các vấn đề mà thị trường đang gặp phải hay không? Sản phẩm này đã được giới thiệu ra thị trường hay mới chỉ dừng lại ở việc ý tưởng trên giấy tờ?

Bạn cũng nên xem qua các tài liệu tổng thể mà nhóm đã cung cấp về sản phẩm cho đến nay. Nếu bạn chỉ nhìn thấy một tài liệu (whitepaper) với những thông tin sơ sài, không có lộ trình rõ ràng, thậm chí là các thông tin mang tính chất lôi kéo người dùng khác tham gia,… hãy bỏ qua nó.

Thị trường Crypto mặc dù vẫn còn khá mới mẻ nhưng ít nhất nó đã qua giai đoạn khởi đầu, khi mà chỉ cần một ý tưởng cũng có thể gọi được vốn (ICO) từ cộng đồng trong những năm 2017 – 2018. Bây giờ, bất kỳ ai/đội ngũ nào yêu cầu một khoản đầu tư nghiêm túc đều phải chú trọng đến vấn đề truyền tải ý tưởng của mình trước khi hiện thực hóa nó. 

Hợp đồng thông minh có công khai không?

Mọi dự án dựa trên DeFi đều đi kèm với một hợp đồng thông minh (smart contract). Bạn nên xem liệu nhóm có công khai hợp đồng thông minh của họ hay không? Điều này cho phép bạn hoặc nếu như bạn là một chuyên gia có thể xác minh tính xác thực của nó, cũng như khám phá các lỗ hổng tiềm ẩn có thể là mầm mống cho tấn công mà chúng ta đã trao đổi ở phần trên.

Có thể tại một số thời điểm, khi mọi thứ vẫn đang trong quá trình phát triển, nhóm vẫn chưa công khai hợp đồng thông minh ra ngoài cho cộng đồng (private smart contract). Tuy nhiên, nó sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau để bạn có thể quyết định. Nhưng nguyên tắc chung cho bạn là chỉ nên đầu tư vào các dự án có hợp đồng thông minh ở dạng private contract khi bạn thấy nhóm đứng sau chúng được xác minh đầy đủ, có uy tín và đáng tin cậy với hồ sơ theo dõi đã được chứng minh. Nếu bạn thấy rằng nhóm hoàn toàn ẩn danh, sản phẩm của họ không rõ ràng và hợp đồng thông minh của họ không được công khai, bạn nên bỏ qua.

Hợp đồng thông minh có được đánh giá an ninh mạng (audit) hay không?

Nếu bạn đã từng nghe đến trường hợp của Yam Finance, một dự án DeFi bị tấn công chỉ vì nó quá vội vã trong việc ra mắt sản phẩm mà “quên” đi mất việc đánh giá, bạn sẽ thấy điều này là hoàn toàn bắt buộc. Mặc dù không phải dự án nào cũng giống như Yam nhưng trong thời điểm DeFi đang nóng như hiện tại, cách tốt nhất là đừng bao giờ đầu tư vào các dự án chưa có hợp đồng thông minh được đánh giá. 

Nếu bạn là một người am hiểu về công nghệ và hiểu rõ về Solidity và các ngôn ngữ lập trình khác được sử dụng để viết mã các hợp đồng thông minh và hoàn toàn có khả năng tự kiểm tra chúng thay vì chờ đợi từ dự án. Tuy nhiên, phần lớn những nhà đầu tư lại không quá giỏi về công nghệ. Vậy nên thay vì tự làm hãy để việc đó cho các đơn vị đánh giá uy tin trong ngành (như Certik chẳng hạn). 

Tuy nhiên, bạn cũng cần phải lưu ý rằng không phải việc một dự án DeFi đã trải qua giai đoạn đánh giá là an toàn tuyệt đối. Không có gì đảm bảo điều đó là an toàn cả. Nhưng với một dự án có kế hoạch kiểm tra và đánh giá thường xuyên (khoảng 3 – 6 tháng/1 lần) thì mức độ rủi ro mà bạn gặp phải khi đầu tư vào dự án đó sẽ được hạn chế đi rất nhiều.

Hãy chú ý đến việc phân bổ token (token allocation) của các dự án

Trước khi đầu tư vào một dự án DeFi mới ra đời, bạn hãy kiểm tra cách phân phối token của dự án đó. Nếu bạn thấy rằng nhóm đứng sau nó sẽ vẫn sở hữu một phần lớn các token đang lưu hành, bạn cũng nên chú ý đến điều này. Đơn giản vì khi họ sở hữu khá nhiều, khả năng thao túng giá sẽ xảy ra dẫn đến việc bạn có thể bị thiệt hại khi dự án ra mắt chính thức.

Đương nhiên, nếu dự án đó không có kế hoạch bán và phân bổ token thì bạn càng có lý do để bỏ qua nó. Đặc biệt, nếu như tất cả các token đều được mở khóa trong sự kiện khởi tạo, bạn có thể nên xem xét khả năng Exit scam vì không có gì ngăn được nhóm bán phá giá tiền của họ trên thị trường.

Đây là lý do tại sao các dự án có uy tín thường sẽ có lịch trình chi tiết cho việc ra gọi vốn thông qua các giai đoạn cung cấp token ra thị trường của mình. Họ sẽ có nhiều vòng gọi vốn khác nhau và token dự án được mở khóa định kỳ chứ không phải tất cả cùng một lúc. Thậm chí, một số dự án còn không cho phép đội ngũ phát triển của dự án bán sớm token của họ. Nó sẽ được khóa trong một khoảng thời gian nhất định. Và chính điều này tạo thêm sự cam kết cho các nhà đầu tư sau tham gia vào dự án.

Lời kết

Không có gì chắc chắn rằng 6 điều mà Coinvn vừa chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn “miễn nhiễm” hoàn toàn với các dự án DeFi scam. Tuy nhiên, ít nhất nó cũng giúp bạn có thể hạn chế được những rủi ro khi tham gia vào thị trường này.

Hi vọng bài viết này sẽ mang đến cho bạn đọc những giá trị hữu ích. Đừng quên chia sẻ nó nếu bạn thấy hay và hẹn gặp lại bạn trong các bài viết tiếp theo tại Coinvn nhé.

Tin tức tiền mã hóa 24/7
Thảo luận về tiền mã hóa tại đây
Xem thêm
articles