Những điều cần biết về sàn giao dịch tiền mã hóa Binance

Những thông tin tổng quan nhất về sàn giao dịch tiền mã hóa Binance.

17236Total views
Nhung dieu can biet ve san giao dich tien ma hoa Binance - anh 1
Tổng quan về sàn giao dịch tiền mã hóa Binance. Nguồn: Cointelegraph.

Với lượng giao dịch lên đến hơn 50 tỷ USD hàng ngày, sàn giao dịch tiền mã hóa Binance hiện đang nắm giữ vị trí số 1 trên thị trường hiện nay. Trong bài viết này, hãy cùng với Coinvn tìm hiểu kỹ hơn về sàn giao dịch tiền mã hóa này nhé.

Tổng quan về sàn giao dịch Binance

Binance được thành lập năm 2017. Đây là một sàn giao dịch tiền mã hóa, cung cấp một nền tảng, một địa chỉ trực tuyến để các nhà đầu tư (NĐT) thực hiện các giao dịch như mua/bán các loại tiền mã hóa hiện nay như Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH),…

Trước khi bắt đầu kỹ hơn với Binance, chúng ta hãy dành một chút thời gian để tìm hiểu về sàn giao dịch tiền mã hóa là gì nhé. Tương tự như sàn giao dịch chứng khoán thì đây là một nơi để các NĐT có thể giao dịch các đồng tiền mã hóa khác nhau. Tuy nhiên, khác biệt ở chỗ sàn giao dịch tiền mã hóa hoàn toàn diễn ra trên môi trường online. Binance có hai địa chỉ: Binance.com dành cho các NĐT trên phạm vi toàn thế giới và Binance US dành riêng cho các NĐT tại Mỹ.

Kể từ đầu năm 2018 đến nay, sàn giao dịch Binance luôn giữ vị trí top đầu trong số các sàn giao dịch trên thế giới về khối lượng giao dịch. Trụ sở đầu tiên của Binance được đặt tại Trung Quốc. Tuy nhiên, dưới áp lực về các lệnh cấm vận của Chính phủ Trung quốc về vấn đề tiền mã hóa năm 2017, nó đã chuyển trụ sở sang các quốc gia khác như Nhật Bản, Đài Loan hay Malta.

Changpeng Zhao (CZ) hiện đang là CEO của sàn giao dịch Binance. Trước khi về với Binance, CZ đã:

  • Tham gia thành lập Fusion Systems (một công ty tạo dựng hệ thống giao dịch tần suất cao cho các nhà môi giới) vào năm 2005 tại Thượng Hải. 
  • Tham gia blockchain.info vào năm 2013 tại Wayback Machine với tư cách là thành viên của nhóm ví tiền mã hóa. 
  • Tham gia OKCoin (một nền tảng giao dịch giao ngay giữa các tài sản kỹ thuật số và fiat) với tư cách là CTO trong chưa đầy một năm.

Ở thời điểm mình viết bài này, theo những nguồn dữ liệu được thống kê bởi CoinGecko, sàn giao dịch Binance hiện đang: 

  • Hỗ trợ 302 đồng coin và 1.046 cặp giao dịch khác nhau trên thị trường.
  • Lượng pageview hàng tháng ở mức hơn 130.000.000 views, xếp thứ hạng 141 trên công cụ Alexa. 
Nhung dieu can biet ve san giao dich tien ma hoa Binance - anh 2
Gần 80% lượng tiền trên Binance là USDT.
  • 79,9% lượng tiền trên sàn Binance là đồng USDT. Hai vị trí còn lại là BUSD (9,2%) và BTC (6,9%) (tính theo khối lượng giao dịch trong 24 giờ).
Nhung dieu can biet ve san giao dich tien ma hoa Binance - anh 3
Sàn Binance đạt điểm Trust Score 10/10.
  • Sàn Binance đạt 10/10 ở điểm Trust Score. Điểm này được tính toán dựa trên 5 tiêu chí bao gồm: Liquidity (4 điểm); Scale (1 điểm); Cybersecurity (2 điểm); API Coverage (1 điểm); Team (1 điểm) và Incident (1 điểm).

Một vài thông tin nổi bật về sàn Binance

Vụ hack trị giá 40 triệu USD

Mặc dù Binance đạt mức điểm tối đa ở hạng mục Cybersecurity nhưng ít người biết rằng, trên thực tế sàn này đã từng là nạn nhân của các cuộc tấn công mạng. Vào ngày 7/5/2019, hacker đã cuỗm không của sàn này số lượng lên tới 7.000 BTC (giá BTC thời điểm đó ~6.000 USD). 

Nguyên nhân được Binance công bố là hacker đã lấy được một số lượng lớn các khóa API của người dùng, mã 2FA và nhiều thông tin quan trọng khác. Hacker đã sử dụng nhiều hình thức khác nhau để tấn công vào tài khoản của các NĐT trên sàn và dẫn tới thiệt hại kể trên.

Hệ sinh thái sản phẩm đa dạng

Trên thực tế, sàn giao dịch Binance chỉ là một trong rất nhiều sản phẩm mà đội ngũ của Binance đã phát triển. Trong đó có thể kể đến một số sản phẩm khác như:

  • Binance Chain & Binance Smart Chain: Là hai Blockchain công khai chạy song song trên thị trường hiện nay trong đó Binance Smart Chain có chức năng tích hợp hợp đồng thông minh (smart contract).
  • Binance DEX: Là một sàn giao dịch phi tập trung được phát triển trên nền tảng của Binance Chain.
  • Ví Trust Wallet: Là một ví dạng ví nóng để lưu trữ các loại tiền mã hóa.

Thậm chí, ngay trong sàn Binance cũng có rất nhiều tính năng khác chứ không đơn thuần chỉ là giao dịch mua bán thông thường. Một trong số đó điển hình có thể kể đến như:

  • Binance Launchpad: Tính năng hỗ trợ NĐT giao dịch các token của các dự án IEO trên thị trường.
  • Binance Crypto Loans: Hỗ trợ cho NĐT vay tiền mã hóa trực tiếp trên nền tảng của sàn.
  • Binance Pool: Là một dịch vụ khai thác các loại tiền mã hóa của Binance. Nó chủ yếu tập trung vào hai thuật toán đồng thuận PoS và PoW.

Ở phần tiếp theo của bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn các tính năng hiện được cung cấp bên trong sàn giao dịch Binance nhé.

Một số tính năng hiện có trên sàn Binance

Như mình đã chia sẻ ở trên, khi sử dụng sàn Binance, bạn sẽ thấy gần như đầy đủ cả một hệ sinh thái với những tính năng khác nhau nhằm hỗ trợ và đáp ứng tất cả những nhu cầu của các NĐT hiện nay. Ở phần tiếp theo trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết hơn về những tính năng này nhé.

Binance Exchange

Binance Exchange là sản phẩm khởi đầu cũng như là cốt lõi mang lại tên tuổi và vị thế cho Binance như ngày hôm nay. Với hơn 1.000 cặp tiền tệ giao dịch, tỷ lệ thanh khoản của sàn được xếp ở mức top đầu hiện nay.

Binance Exchange được chia thành hai hình thức khác nhau. Cụ thể:

  • Hình thức 1, mua bán trực tiếp với sàn: Với hình thức này, NĐT có thể bỏ tiền pháp định (fiat) và mua/bán các đồng tiền mã hóa khác trực tiếp trên sàn. Với hình thức này, NĐT có thể lựa chọn giao dịch tuân theo giá của sàn hoặc theo mức giá do mình tự đặt ra. Đổi lại, sàn Binance sẽ tính phí dựa trên mỗi giao dịch của người dùng.
  • Hình thức 2, giao dịch P2P: Là hình thức 2 NĐT bất kỳ có thể thực hiện mua/bán với nhau. Lúc này, sàn Binance chỉ đóng vai trò là nền tảng trung gian kết nối giữa người bán với người mua. Người bán/người mua có thể đưa ra mức giá cho riêng mình. Việc thanh toán sẽ được thực hiện qua các phương thức truyền thống như chuyển khoản ngân hàng,… Binance không thu phí giao dịch trong trường hợp này. Tương tự với hình thức này, bạn cũng có thể tìm thấy tại sàn Remitano tại Việt Nam.

Binance Launchpad

Đây là nền tảng hỗ trợ NĐT giao dịch mua/bán các token của các dự án IEO trên thị trường. Về cơ bản IEO hay ICO là những hình thức phát hành token lần đầu của các dự án tiền mã hóa. Các dự án chuẩn bị ra mắt thay vì lựa chọn phương pháp tự bán token của mình (ICO) thì họ sử dụng một nền tảng khác để “bảo trợ” việc ra mắt này. Đó chính là ý tưởng hình thành của Binance Launchpad.

Nhung dieu can biet ve san giao dich tien ma hoa Binance - anh 4
Binance Launchpad. Nguồn: Binance.

Binance Launchpad giống như việc một công ty môi giới đứng ra bảo trợ và hỗ trợ dự án phát hành token vậy. Như vậy, đây là một rủi ro có thể xảy đến với những đơn vị như Binance. Mặc dù nó không hoàn toàn có vai trò của Binance ở đây tuy nhiên nếu có một dự án IEO trở thành scam (lừa đảo), nó sẽ ảnh hưởng đến uy tín của sàn.

Vậy nên, không phải dự án nào cũng được đưa lên Binance Launchpad một cách dễ dàng. Thông thường, đội ngũ của Binance sẽ xét duyệt các dự án đó, đánh giá mức độ hiệu quả và rủi ro trước khi đưa nó tới tất cả các NĐT trên nền tảng. Đó là lý do tại sao các dự án xuất hiện trên Binance Launchpad thường được NĐT quan tâm là vậy.

Binance Academy

Đây đơn thuần là một kho tài liệu về lĩnh vực tiền mã hóa. Nếu như bạn cần tìm kiếm các bài viết, các thuật ngữ liên quan đến tiền mã hóa nói chung và Binance nói riêng, bạn có thể tìm kiếm nó tại đây.

Binance Earn

Để hiểu hơn về tính năng này, bạn hãy liên tưởng đến việc gửi tiền tại ngân hàng và lấy lãi hàng tháng vậy. Binance Earn cũng được phát triển dựa trên ý tưởng đó. Hiểu đơn giản là bạn có một lượng đồng coin bất kỳ đang lưu giữ trên sàn, thay vì để tiền “nằm yên” bạn có thể tham gia Binance Earn để lấy lãi.

Nhung dieu can biet ve san giao dich tien ma hoa Binance - anh 5
Binance Earn. Nguồn: Binance.

Lưu ý, không phải đồng coin nào trên Binance cũng có thể tham gia vào Binance Earn. Nó sẽ phụ thuộc vào chính sách của nhà phát triển và Binance trong từng giai đoạn. Thông thường, mức lãi suất (Annual Per Year – APY) trên Binance cung tương đương với lãi suất ngân hàng. Tuy nhiên, một số đồng coin sẽ có mức lãi suất lên đến 20-30%. Thời gian gửi dao động từ 15 ngày đến 90 ngày.

Để hiểu hơn về tính năng này, bạn hãy liên tưởng đến việc gửi tiền tại ngân hàng và lấy lãi hàng tháng vậy. Binance Earn cũng được phát triển dựa trên ý tưởng đó. Hiểu đơn giản là bạn có một lượng đồng coin bất kỳ đang lưu giữ trên sàn, thay vì để tiền “nằm yên” bạn có thể tham gia Binance Earn để lấy lãi.

Nhung dieu can biet ve san giao dich tien ma hoa Binance - anh 5
Binance Earn. Nguồn: Binance.

Lưu ý, không phải đồng coin nào trên Binance cũng có thể tham gia vào Binance Earn. Nó sẽ phụ thuộc vào chính sách của nhà phát triển và Binance trong từng giai đoạn. Thông thường, mức lãi suất (Annual Per Year – APY) trên Binance cung tương đương với lãi suất ngân hàng. Tuy nhiên, một số đồng coin sẽ có mức lãi suất lên đến 20-30%. Thời gian gửi dao động từ 15 ngày đến 90 ngày.

Binance Pool

Là một sản phẩm của Binance cung cấp dịch vụ khai thác coin cho các NĐT. Hiểu đơn giản là thay vì bạn phải đầu tư một hệ thống đủ lớn và hiện đại để khai thác Bitcoin thì với Binance Pool, bạn có thể đơn giản hóa việc khai thác và tối ưu hơn về lợi nhuận.

Binance Crypto Loan

Về cơ bản thì đây là một dịch vụ cho vay Crypto của sàn Binance. Bạn có thể vay bất kỳ đồng tiền mã hóa nào hiện có trên hệ thống. Nó giống như mô hình vay tiền pháp định tại các tổ chức truyền thống như ngân hàng hay tổ chức tín dụng vậy.

Tuy nhiên, với Binance Crypto Loan, bạn sẽ không thấy có hình thức cho vay tín dụng như mô hình truyền thống kể trên. Thay vào đó, để sử dụng được tính năng này, bạn cần có tài sản thế chấp. Nó chính là các đồng tiền mã hóa khác mà bạn đang nắm giữ.

Giả sử, bạn đang nắm giữ một lượng đồng BTC nhất định. Giá BTC đang giảm và bạn muốn mua thêm BTC nhưng không đủ tiền. Thay vì phải bán lượng BTC của mình đi, bạn có thể dùng nó làm tài sản thế chấp để mượn các đồng tiền khác như USDT chẳng hạn. Sau đó, khi bạn trả lại lượng USDT đã vay kèm một khoản phí bạn sẽ nhận lại lượng BTC đã đặt cọc.

Binance Liquid swap

Tính năng swap nghe qua thì có phần tương tự như việc bạn mua/bán một đồng coin bất kỳ. Tuy nhiên, thực tế lại có sự khác biệt. Binance Liquid swap (BSwap) là một dịch vụ cung cấp khả năng thanh khoản tức thời cho người dùng. Nghĩa là người dùng có thể thực hiện hoán đổi 2 token bất kỳ với nhau bằng cách sử dụng tính năng này.

Với BSwap, người dùng có thể:

  • Hoán đổi các loại tiền mã hóa với nhau để nhận được loại tiền mà mình muốn.
  • Cung cấp thanh khoản cho giao thức và nhận về lãi suất.

Tổng kết

Với thế mạnh của một sàn giao dịch tiền mã hóa đời đầu, Binance hiện đang thu hút được khá nhiều NĐT trên thị trường. Nó được mệnh danh là điểm dừng chân của các NĐT cá nhân bởi lẽ phần lớn các giao dịch diễn ra tại đây đều xuất phát từ nhóm NĐT này. 

Hiện tại, chúng ta vẫn chưa có một cơ chế quản lý đầy đủ nào dành cho lĩnh vực tiền mã hóa này cả. Đứng trước những vấn nạn lừa đảo như một số sàn giao dịch tại Thổ Nhĩ Kỳ thời gian gần đây việc tìm kiếm một sàn giao dịch uy tín dường như là một vấn đề tất yếu mà các NĐT sẽ cần phải đối mặt. Hi vọng rằng qua bài viết này, Coinvn đã mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích và nhiều giá trị. Hẹn gặp lại các bạn ở các bài viết sau nhé.