Phân tích danh mục đầu tư của các quỹ tiền mã hóa trong nửa đầu năm 2022

Nửa đầu năm 2022 chứng kiến sự hỗn loạn đối với không gian tiền mã hóa. Bất chấp sự biến động, các nhà đầu tư tổ chức mới đã tham gia thị trường với tốc độ nhanh chóng.

6705Total views
Phan tich danh muc dau tu cua cac quy tien ma hoa trong nua dau nam 2022 - anh 1
Phân tích danh mục đầu tư của các quỹ tiền mã hóa trong nửa đầu năm 2022

Tổng quan

Các quỹ phòng hộ, quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital – VC), các cá nhân có tài sản ròng lớn và các DAO tiếp tục tìm kiếm các khoản đầu tư tốt nhất trên các lĩnh vực khác nhau của thị trường tiền mã hóa.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ  kết hợp các phân tích hoạt động đầu tư các quỹ tiền mã hóa trong Quý 1 và Quý 2 của năm 2022. Chúng ta sẽ sử dụng các công cụ phân tích như Dove Metrics, Crunchbase và danh mục đầu tư công khai để đưa ra nhận định đằng sau những dữ liệu đáng giá này. Vì hầu hết các quỹ được giả định là giữ Bitcoin và Ethereum, chúng ta sẽ bỏ qua cả hai trong phân tích. Nhờ tính khả dụng công khai của các khoản đầu tư này và các rào cản gia nhập tiền mã hóa so với VC truyền thống, bất kỳ nhà đầu tư nào cũng có thể theo dõi các động thái của các quỹ đầu tư lớn.

Nhìn lại báo cáo phân tích hoạt động các quỹ đầu tư vào Quý 4 năm 2021

Phan tich danh muc dau tu cua cac quy tien ma hoa trong nua dau nam 2022 - anh 2

Trong báo cáo về hoạt động đầu tư của các quỹ vào Quý 4 năm 2021, các tài sản được nắm giữ hàng đầu bao gồm : 

  • Polkadot
  • Oasis Network
  • NEAR Protocol
  • Terra
  • dYdX

Với sự gia nhập liên tục của những nhà đầu tư mới trong không gian tiền mã hóa, Trong báo cáo này, số lượng VC đã tăng từ 57 lên 82 quỹ và từ 603 lên 678 tài sản kể từ Quý 4 năm 2021.

Phân tích danh mục đầu tư của các VC trong nửa đầu năm 2022

Sau khi tiến hành phân tích đầy đủ tất cả các danh mục đầu tư, tài sản được nắm giữ hàng đầu của các quỹ một lần nữa là Polkadot (DOT). DOT được nắm giữ bởi 29 trong số 82 quỹ, có nghĩa là 35% số tiền của các nhà đầu tư đang đặt cược vào sự thành công của nền tảng hợp đồng thông minh của Polkadot. Sau sự phát triển mạnh mẽ của nhà phát triển vào năm 2021 (tốc độ tăng trưởng hệ sinh thái ban đầu nhanh hơn Ethereum) và việc phát hành định dạng thông báo đồng thuận chéo (XCM) gần đây, Polkadot đã tiếp tục khẳng định sẽ trở thành dự án dẫn đầu trong không gian tiền mã hóa. 

Chart, bar chart  Description automatically generated

Tài sản được nắm giữ rộng rãi thứ hai vẫn là Oasis Network (ROSE). Xếp ngay sau ROSE là Nervos Network (CKB), tăng 12 bậc. Nervos có những mục tiêu mạnh mẽ cho năm 2022 thông qua các bản cập nhật giao thức lớn và cải tiến khả năng tương tác và các tính năng riêng tư. Đáng chú ý, ba vị trí hàng đầu đều là các nền tảng hợp đồng thông minh thể hiện sự thống trị của lĩnh vực này trong không gian tiền mã hóa.

Đồng hạng tư, trong danh sách các loại tài sản được các quỹ đầu tư chú ý đến đó là dYdX (DYDX) và Radicle (RAD). Radicle – một dự án về quản lý dữ liệu đã có một bước nhảy vọt đáng kể trong bảng xếp hạng sau khi nằm ngoài top 20 trong báo cáo trước đó. Trong khi đó, dYdX là dự án DeFi nhận được nhiều sự chú ý nhất trong nửa đầu năm 2022. Tài sản phổ biến thứ năm là một nền tảng hợp đồng thông minh mới nổi, Near Protocol (NEAR).

Cú sốc lớn nhất trong nửa đầu năm 2022 tất nhiên là Terra, tài sản phổ biến thứ tư trong phân tích lần trước. Về mặt kỹ thuật, Terra là tài sản phổ biến thứ mười hai, nhưng dự án này đã bị loại khỏi phân tích do hầu hết các khoản tiền đầu tư vào Terra đã thoát ra ngoài trong sự cố của dự án. Ngoài ra, Terra cũng là dự án nắm giữ vốn hóa thị trường lưu hành cao nhất trong phân tích lần trước. Rõ ràng là, trong thế giới tiền mã hóa không gì là không thể xảy ra.

Trong số 30 tài sản được đầu tư hàng đầu, vốn hóa thị trường lưu hành cao nhất hiện thuộc về Solana (SOL). Vai trò của Solana với tư cách là dự án dẫn đầu trong lĩnh vực hợp đồng thông minh là rất rõ ràng. Lý dó là do vốn hóa thị trường của Solana gần gấp đôi so với mức vốn hóa thị trường cao thứ hai, Polkadot. SKALE Network (SKL) sở hữu vốn hóa thị trường lưu hành thấp nhất trong số 30 tài sản hàng đầu và FTX (FTT) sở hữu vốn hóa thị trường lưu hành thấp nhất trong năm tài sản hàng đầu. Avalanche đã giảm xuống dưới Polkadot kể từ Quý 4 năm 2021, trong khi cả Uniswap (UNI) và FTT đều tăng vượt qua Cosmos (ATOM) và NEAR. Hơn nữa, so với báo cáo lần trước, hầu hết các tài sản hàng đầu có vốn hóa thị trường đã giảm ít nhất 50% do sự biến động giá gần đây.

A picture containing text  Description automatically generated

Tương tự như trong Quý 4 năm 2021, các quỹ đang hướng đến các nền tảng hợp đồng thông minh và các sàn giao dịch phi tập trung. Trong số 50 tài sản hàng đầu, hợp đồng thông minh vẫn là danh mục được đầu tư nhiều nhất. Sự điên cuồng về hợp đồng thông minh tiếp tục nóng lên khi cả quỹ và dự án đều tìm cách mở rộng quy mô và xây dựng các giải pháp thay thế hợp đồng thông minh vượt trội. Rõ ràng là bốn trong số năm tài sản được đầu tư hàng đầu trong Quý này đều là nền tảng hợp đồng thông minh. Các dự án như Oasis Network, NEAR Protocol, Nervos Network và Mina đều đang chiến đấu để có một chỗ đứng vững chắc. Tuy nhiên chúng ta còn cần phải xem các dự án này phù hợp như thế nào với các tên tuổi đầu ngành như Ethereum, Cosmos, Polkadot và Solana.

Chart, pie chart  Description automatically generated

Mặc dù hầu hết các lĩnh vực chỉ tăng nhẹ, giảm nhẹ hoặc giữ nguyên, nhưng nhìn chung quá trình đầu tư của các VC vẫn tiếp tục tăng ở tất cả các lĩnh vực. Cơ sở hạ tầng Web3 vẫn đi đầu trong tâm trí các nhà đầu tư khi các lĩnh vực như quản lý dữ liệu và lưu trữ dữ liệu tiếp tục thu hút sự quan tâm thông qua các tài sản như Filecoin (FIL) và RAD. Danh mục khác bao gồm một loạt các dự án bao gồm trò chơi, nền tảng AR/VR, naming protocols và mạng xã hội phi tập trung. Danh mục này minh họa sự đa dạng của các lĩnh vực mà ngành công nghiệp tiền mã hóa chỉ mới bắt đầu đi sâu vào.

Sự phân chia các lĩnh vực này chỉ bao gồm 50 tài sản VC đầu tư hàng đầu. Bên ngoài top 50, đã có sự xuất hiện lớn của các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng chơi game, metaverse và NFT. Framework Ventures gần đây đã tung ra quỹ 400 triệu USD để hỗ trợ trò chơi Web3 và a16z cũng đã ra mắt quỹ chơi game 600 triệu USD. 

Trong khi đó, một số công ty đầu tư như Sfermion chỉ tập trung đầu tư vào hệ sinh thái NFT. Các khoản đầu tư như thế này mở rộng cơ hội cho các quỹ nắm giữ tài sản tiền mã hóa phi truyền thống. Các khoản tiền đầu tư vào trò chơi có thể kết thúc bằng việc sở hữu NFT tự nhiên hoặc đất kỹ thuật số cùng với mã thông báo. Một số quỹ đã bắt đầu khám phá ý tưởng nắm giữ trực tiếp các NFT blue-chip như BAYC trong danh mục đầu tư của họ. Theo dõi xu hướng đầu tư của các VC có thể giúp cung cấp cho các nhà đầu tư cái nhìn về các xu hướng thị trường mới trong tương lai.

Phan tich danh muc dau tu cua cac quy tien ma hoa trong nua dau nam 2022 - anh 3

Điều quan trọng là phải thừa nhận những rủi ro xung quanh danh mục đầu tư của Three Arrows Capital (3AC). 3AC được biết là đang phải đối mặt với các vấn đề về khả năng thanh toán trong bối cảnh thị trường suy thoái. Để tạo nguồn thanh khoản nhằm trả nợ cho các chủ nợ của mình, các tài sản trong danh mục đầu tư của 3AC có nguy cơ bị các đối tác bán hoặc chiếm dụng lại. Khi có thêm tin tức về tình hình của 3AC, điều quan trọng là phải tiếp tục theo dõi các khoản nắm giữ đã xác nhận của quỹ. Ngoài ra, nếu các quỹ khác đối mặt với các vấn đề thanh khoản tương tự, các khoản đầu tư của họ cũng sẽ phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn.

Lời cuối

Trong một ngành thuyết giảng về phân quyền và cơ hội tài chính, điều quan trọng cần nhớ là bối cảnh thể chế hoạt động rất khác so với lĩnh vực đầu tư truyền thống. Tuy nhiên, điểm tích cực của thị trường tiền mã hóa là bất kỳ cá nhân nào cũng có thể quan sát danh mục đầu tư của các quỹ lớn. Điều này giúp tạo ra một sân chơi đồng đều hơn so với bối cảnh VC truyền thống.

Tuy nhiên, khả năng tiếp cận tăng lên không loại bỏ được yếu tố rủi ro đằng sau các hoạt động đầu tư. Các quỹ này có các chiến lược giảm thiểu rủi ro mà các nhà đầu tư cá nhân sẽ không có hoặc không thể sử dụng nếu không có vốn đáng kể. Do định giá phát hành riêng lẻ và các chiến lược rút lui khác nhau, các quỹ này có khả năng tiếp cận tài sản sớm hơn nhiều và do đó có tỷ suất lợi nhuận tiềm năng lớn hơn. Cho dù trong thị trường tăng hay giảm, các quỹ này được trang bị để xử lý tình trạng hỗn loạn và trong nhiều trường hợp, vẫn có lãi. Tuy nhiên, món quà của thị trường gấu tiền mã hóa là giá nhiều tài sản thậm chí còn thấp hơn giá mà một số quỹ đã tham gia trong thị trường tăng giá.

Với tất cả những gì đã nói, tiền mã hóa vẫn mở và công khai. Hơn bao giờ hết, các nhà đầu tư đang đối mặt với nhiều cơ hội hơn và các rào cản gia nhập tiền mã hóa thấp hơn. Sự hiện diện của những người chơi tổ chức trong thị trường tiền mã hoá là không thể tránh khỏi và gần như cần thiết. Nhưng không giống như thế giới tài chính truyền thống, tiền mã hóa vẫn có nhiều chỗ cho các nhà đầu tư cá nhân tham gia và thành công.