Alameda Research là gì? Giới thiệu về các dự án Alameda Research đầu tư

Alameda Research là một trong những quỹ đầu tư tên tuổi và có sức ảnh hưởng to lớn đến thị trường tiền mã hoá. Vậy Alameda Research là gì?

16613Total views
Alameda Research la gi? Gioi thieu ve cac du an Alameda Research dau tu - anh 1
Alameda Research là gì? Giới thiệu về các dự án Alameda Research đầu tư

Các nhà giao dịch thường tìm kiếm những đồng tiền mã hoá được kỳ vọng là có xu hướng tăng mạnh trong tương lai để đầu tư. Ngoài những thông tin về công nghệ, ứng dụng và lộ trình phát triển, thì việc theo dõi các quỹ đầu tư là một yếu tố quan trọng trong việc săn đón các cơ hội tiềm năng. Ở bài viết này, Coinvn sẽ giúp bạn tìm hiểu về quỹ đầu tư Alameda Research và những dự án mà quỹ này đầu tư.

Tổng quan về Alameda Research 

Alameda Research là gì?

Alameda Research được thành lập vào tháng 10 năm 2017 và có trụ sở tại Hồng Kông. Công ty này cung cấp tính thanh khoản trong thị trường tiền mã hoá, tài sản kỹ thuật số và các giao dịch OTC, tạo lập thị trường (Market Making). 

Alameda Research la gi? Gioi thieu ve cac du an Alameda Research dau tu - anh 2

Alameda Research Ventures (ARV) là quỹ đầu tư mạo hiểm của công ty. Quỹ này chuyên đầu tư các dự án tiềm năng từ vòng hạt giống đến giai đoạn niêm yết trên các sàn giao dịch tiền mã hóa và tăng trưởng. Quỹ hiện đang quản lý hơn 1 tỷ USD tài sản kỹ thuật số và giao dịch từ 1 tới 10 tỷ USD giá trị tài sản mỗi ngày.

Alameda Research có quy mô hoạt động toàn cầu với khả năng giao dịch trên tất cả các sàn giao dịch. Alameda Research Ventures được đánh giá là một quỹ đầu tư hàng đầu và có sức ảnh hưởng lớn đến thị trường tiền mã hoá.

 Đội ngũ của Alameda Research

  • Sam Bankman – Fried: Founder & CEO của quỹ Alameda Research đồng thời cũng là Founder & CEO của sàn giao dịch FTX. Theo Forbes, tổng tài sản của Sam Bankman-Fried có trị giá lên đến 8,7 tỷ USD. Hiện tại, anh đang tập trung toàn lực để đẩy mạnh công nghệ và thu hút người dùng cho sàn giao dịch FTX. Do đó, Sam Bankman – Fried đã rời bỏ chức vụ CEO của Alameda Research, đồng thời chỉ định hai Co-CEO mới là Sam Trabucco và Caroline Ellison
Alameda Research la gi? Gioi thieu ve cac du an Alameda Research dau tu - anh 3
  • Caroline Ellison: Co-CEO của quỹ đầu tư Alameda Research. Cô tốt nghiệp Đại học Stanford chuyên ngành toán học. Trước khi gia nhập Alameda vào năm 2018, Caroline đã làm việc tại Jane Street với tư cách là một nhà giao dịch trên sàn chứng khoán
  • Sam Trabucco: Co-CEO của quỹ đầu tư Alameda Research. Anh tốt nghiệp MIT năm 2015 chuyên ngành toán và khoa học máy tính. Sam trước đây đã từng là một nhà giao dịch trái phiếu của SIG
  • Nate Parke: CTO của quỹ đầu tư Alameda Research. Nate tốt nghiệp UC Berkeley EECS vào năm 2017. Trước khi trở thành CTO của Alameda, anh làm việc với tư cách là Kỹ sư và Nghiên cứu sinh cho một quỹ đầu tư tại Phòng thí nghiệm UC Berkeley RISE
Alameda Research la gi? Gioi thieu ve cac du an Alameda Research dau tu - anh 4

Tầm nhìn và tiềm năng của Alameda Research

Alameda có đội ngũ nhân sự từ các công ty thương mại tốt nhất phố Wall, bao gồm: Jane Street, SIG và các công ty công nghệ tốt nhất ở thung lũng Silicon như Google và Facebook. Do đó, Alameda Research tự tin cạnh tranh với các đối thủ nhờ:

  • Tạo ra lợi thế giao dịch đặc trưng với nghiên cứu giúp đưa ra thuật toán trung lập với thị trường, chiến lược thực thi và quan hệ đối tác tạo dựng thị trường
  • Phát triển công nghệ tốt nhất với hiệu suất cao nhất để đảm bảo tốc độ dữ liệu, hệ thống giao dịch tự động tinh vi và hệ thống quản lý rủi ro ổn định và đáng tin cậy
  • Thiết lập một khuôn khổ hoạt động vững chắc có cơ sở hạ tầng liên kết mạnh mẽ với ngân hàng, pháp lý, kế toán và hối đoái
  • Duy trì tính linh hoạt giữa các chế độ thị trường bằng cách phân tích xu hướng thị trường và phát triển các hệ thống giao dịch mang tính biểu cảm cao có thể thành công trong mọi môi trường

Alameda Research kết hợp tầm nhìn và lợi thế của họ trong sàn giao dịch OTC và tạo lập thị trường (Market Making) để tạo ra những sản phẩm tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Giao dịch OTC

Giao dịch OTC (Over The Counter) là giao dịch phi tập trung. Tại đây, tổ chức không dựa vào một mặt bằng giao dịch cố định như sàn giao dịch tập trung, mà dựa vào một hệ thống vận hành theo cơ chế chào giá cạnh tranh và thương lượng thông qua sự trợ giúp của các phương tiện thông tin.

Alameda Research cung cấp lượng thanh khoản lớn, chi phí giao dịch thấp và khả năng giao dịch khoảng 1 tỷ USD tài sản kỹ thuật số mỗi ngày. Điều này cho phép họ báo giá chênh lệch trên các giao dịch OTC chặt chẽ hơn so với các đối thủ cạnh tranh mà không có nhiều thanh khoản từ các sàn giao dịch.

Những ưu điểm khi giao dịch OTC tại Alameda Research

  • Chênh lệch giá chặt chẽ
  • Báo giá tức thì
  • Không tính phí
  • Giải quyết nhanh chóng
  • Không có quy mô giao dịch tối thiểu
  • Quá trình onboard nhanh chóng
Alameda Research la gi? Gioi thieu ve cac du an Alameda Research dau tu - anh 5

Tạo lập thị trường (Market Making)

Alameda Research là một trong số ít các công ty kinh doanh tiền mã hoá có đầy đủ dịch vụ. Họ cung cấp các thuật toán giao dịch phức tạp, các giao dịch hoạt động nhanh, hỗ trợ fiat và phạm vi phủ sóng gần như toàn cầu với các sản phẩm tiền mã hoá. Điều này cho phép họ thực hiện giao dịch hàng trăm triệu USD mỗi ngày, tiếp cận tất cả các nguồn lưu lượng và thanh khoản chính. 

Những chiến lược giao dịch của Alameda Research bao gồm:

  • Arbitrage (Kinh doanh chênh lệch giá)
  • Medium Timescale Quant Strategies (Chiến lược số lượng thời gian trung bình)
  • Market Making (Tạo lập thị trường)
  • Market-Neutral (Thị trường trung lập)
Alameda Research la gi? Gioi thieu ve cac du an Alameda Research dau tu - anh 6

Chiến lược đầu tư của Alameda Research

Không như những nhà đầu tư khác, xu hướng đầu tư của Alameda Research thoáng hơn và không chỉ tập trung vào những dự án ở giai đoạn gọi vốn sớm. Họ tiếp cận các dự án qua các nghiên cứu định lượng được thực hiện một cách nghiêm túc và bài bản để vừa đầu tư, vừa đóng vai trò một vườn ươm cho các dự án. Điều này nhằm mục đích tạo ra một mạng lưới các dự án hoạt động bổ trợ cho nhau, đặc biệt trong lĩnh vực DeFi nói riêng và tài chính nói chung.

Alameda Research la gi? Gioi thieu ve cac du an Alameda Research dau tu - anh 7

Alameda Research đã thực hiện 124 khoản đầu tư với 24 lần dẫn đầu và chỉ thoát vốn khỏi 01 dự án là WonderFi. Dự án gần nhất mà họ đầu tư là Heroes of Mavia vào ngày 21/01/2022, với tổng số tiền huy động được là 5,5 triệu USD. Trong số 124 dự án đã đầu tư, những lĩnh vực được chia thành như sau:

  • Blockchain: 57 dự án
  • Các dịch vụ tài chính: 44 dự án
  • Tiền mã hóa: 41 dự án
  • Công nghệ tài chính FinTech: 23 dự án
  • Trò chơi: 20 dự án
  • Phần mềm: 19 dự án
  • Công nghệ thông tin: 16 dự án
  • Tài chính: 12 dự án
  • Internet: 10 dự án

Ngoài ra, những dự án mà Alameda Research đã dẫn đầu trong các vòng gọi vốn gồm có:

  • Coin98
  • InsurAce Protocol
  • MathWallet
  • Oxygen.org
  • Solcial
  • Artemis
  • SundaeSwap Labs
  • Zenlink
  • HODL Media
  • Folkvang
  • Reef Finance
  • PsyOptions
  • MAPS.ME
  • Cryptocurrencies.Ai
  • 3Commas
  • Stocktwits
  • WonderFi
  • Stacked
  • Impossible Finance
  • DeFi Land
  • Satori Research
  • Burnt Finance

Các dự án Alameda Research đầu tư

Danh mục đầu tư của quỹ Alameda được chia thành 4 mục chính là Tokens, Equity, M&A và Fund.

Alameda Research la gi? Gioi thieu ve cac du an Alameda Research dau tu - anh 8

Dưới đây là một số dự án nổi bật có lợi nhuận cao mà Alameda đã đầu tư.

Danh mục về Tokens

Alameda Research la gi? Gioi thieu ve cac du an Alameda Research dau tu - anh 9

Có thể thấy được các dự án chiếm đa số danh mục đầu tư Alameda Research là Layer-1, AMM, Lending & Borrowing, CEX và DEX. Đây là các mảnh ghép cơ bản và không thể thiếu của một EcoSystem. Trong đó, các dự án Alameda Research đầu tư có mức ROI nổi bật là: 

  • Solana là một nền tảng blockchain công khai với mã nguồn mở và hoàn toàn phi tập trung (tương tự như Bitcoin, Ethereum). Tuy nhiên điểm khác biệt là Solana vượt trội hơn hoàn toàn so với các blockchain hiện tại về tốc độ giao dịch (lên đến 65.000 TPS) và thời gian tạo khối 400ms nhưng vẫn đảm bảo bảo mật và tính phi tập trung. Solana không cần áp dụng các giải pháp phức tạp như Sharding (phân mảnh cơ sở dữ liệu) hay Layer-2. Hệ sinh thái của Solana sử dụng giao thức PoS (Proof-of-Stake), mang đến khả năng phân cấp và chế độ bảo mật cao trên diện rộng
  • Binance là sàn giao dịch tiền mã hoá được thành lập vào năm 2017 bởi Changpeng Zhao tại Trung Quốc. Hiện tại, Binance là sàn giao dịch tiền mã hoá lớn nhất thế giới về khối lượng giao dịch với hơn 1.000 cặp giao dịch. Hiện nay hệ sinh thái của Binance đã được mở rộng ra thêm nhiều khía cạnh khác nhau, không đơn thuần chỉ là 1 sàn giao dịch như trước kia
  • Perpetual Protocol là một giao thức cho phép phát hành các hợp đồng tương lai không kỳ hạn của mọi tài sản. Giao thức này hoạt động dựa trên Virtual Automated Market Maker (vAMM). Mục tiêu của Perpetual Protocol là phi tập trung hóa các hợp đồng tương lai không kỳ hạn, cho phép bất kỳ ai, ở bất kỳ đâu, tại thời điểm nào cũng có thể truy cập và sử dụng nền tảng để giao dịch mà không cần thông qua bên thứ ba
  • Serum là một nền tảng đồng thời cũng là một sàn giao dịch phi tập trung (DEX) được xây dựng trên Solana blockchain. Vào tháng 3/2021, Serum ra mắt Serum DEX với ưu điểm là giúp giảm đáng kể sự phụ thuộc vào hàng chờ và đảm bảo rằng Order-book luôn được cập nhật. Ý tưởng ban đầu của Serum chính là xây dựng một DEX giải quyết được các nhược điểm của DeFi. Nhưng mục đích lớn hơn của Serum là tạo một nguồn thanh khoản khổng lồ cho các dự án xây dựng ở Solana. Các dự án này đa phần là AMM
  • Curve Finance là một sàn giao dịch phi tập trung theo cơ chế AMM trên hệ sinh thái Ethereum, dành riêng cho các stablecoin (USDT, USDC, DAI,…) hoặc các tài sản kỹ thuật số tương tự nhau nhưng được biểu thị ở dạng khác nhau (renBTC, WBTC, pBTC,…). Mặc dù là một sàn giao dịch phi tập trung (DEX) nhưng Curve Finance không không cần cấp quyền (Permissionless) như Uniswap. Điều này có nghĩa người dùng không được tự do tạo Pool thanh khoản như Uniswap. Tuy nhiên, các Pool thanh khoản ở Curve chỉ được tạo nếu như đề xuất trên Governance nhận được sự ủng hộ của mọi người

Danh mục về Equity

Đây là danh mục có số lượng đầu tư đứng thứ 2 trong tổng số dự án Alameda Research đầu tư. Những dự án nổi bật trong mục này có thể kể đến bao gồm:

  • StarkWare là một trong những tổ chức hàng đầu trong việc nghiên cứu và triển khai công nghệ zero-knowledge. Tính đến nay, StarkWare đã huy động được 111 triệu USD (vốn chủ sở hữu) kể từ khi thành lập. StarkWare giúp cải thiện khả năng mở rộng và quyền riêng tư của các blockchain bằng cách sử dụng công nghệ STARK để triển khai và xác minh zero-knowledge proof
  • 3Commas là một nhà cung cấp các công cụ giao dịch thông minh và bot giao dịch tự động cho nhà đầu tư tiền mã hóa. Bộ công cụ của 3Commas hỗ trợ các nhà đầu tư tối đa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro và thua lỗ trên các sàn giao dịch
  • Dune Analytics là một bộ công cụ dữ liệu mà người dùng có thể tận dụng miễn phí để thu thập thông tin chi tiết về Ethereum và phân tích tài chính phi tập trung (DeFi). Các công cụ của Dune Analytics cung cấp rất nhiều biểu đồ và đồ thị nhưng người dùng cũng có thể tạo biểu đồ dữ liệu của riêng họ. Bên cạnh đó, Dune Analytics có thể chiết xuất query, thể hiện và cung cấp một lượng lớn thông tin trên Ethereum blockchain
  • Messari là một nguồn đáng tin cậy để nghiên cứu dữ liệu giá cũng như nghiên cứu thị trường. Mục đích của Messari là mang lại sự minh bạch cho nền kinh tế tiền mã hoá. Họ mong muốn giúp các nhà đầu tư, cơ quan quản lý và công chúng hiểu rõ về loại tài sản mới mang tính cách mạng này

Danh mục về M&A

  • Blockfolio là một ứng dụng mobile giúp các nhà đầu tư nhỏ lẻ theo dõi giá các loại tiền mã hoá một cách dễ dàng. Nhờ đó, các nhà đầu tư có thể dễ dàng quản lý danh mục tài sản bao gồm giá của các cổ phiếu và tiền mã hoá, thiết lập các ghi chú giao dịch để theo dõi lợi nhuận mà không cần trực tiếp giao dịch. Bên cạnh đó, nhà đầu tư có thể tạo ví, giao dịch và mua bán tiền mã hoá với mức phí bằng không. Gần đây, việc mua lại Blockfolio của FTX càng thể hiện tham vọng của Sam Bankman – Fried là thu hút thu hút hơn 1 tỷ người tham gia vào thị trường tài chính phi tập trung và tiền mã hoá
Alameda Research la gi? Gioi thieu ve cac du an Alameda Research dau tu - anh 10
  • Zubr Exchange là công ty con của FTX tại Gibraltar. Zubr Exchange đã nhận được ủy quyền từ Ủy ban Dịch vụ Tài chính Gibraltar (GFSC) với tư cách là nhà cung cấp công nghệ sổ cái phân tán (DLT). Zubr là một sàn giao dịch phái sinh tiền mã hóa địa phương và đã được FTX mua lại vào đầu năm nay

Danh mục về Fund

Không chỉ đầu tư vào thị trường tiền mã hoá nói chung hay những thương vụ M&A nói riêng mà Alameda Research còn trực tiếp đầu tư và phát triển thêm những quỹ khác. 

  • Multicoin Capital là một trong những quỹ đầu tư có tiếng trên thị trường tiền mã hoá, được thành lập vào năm 2017. Multicoin Capital có đội ngũ phân tích riêng, sẵn sàng cấp vốn cho các dự án tiềm năng. Tầm nhìn của quỹ là đầu tư dài hạn vào các dự án đang ở giai đoạn đầu, hỗ trợ họ xây dựng đội ngũ và cộng đồng
Alameda Research la gi? Gioi thieu ve cac du an Alameda Research dau tu - anh 11
  • IOSG là một quỹ đầu tư tiền mã hoá được thành lập năm 2017 có trụ sở tại Hong Kong. IOSG đã đầu tư vào hơn 60 dự án khác nhau và tích cực tham gia vào các cộng đồng nhà phát triển & DAO

Kết luận

Alameda Research cho thấy họ là một trong những quỹ đầu tư tên tuổi và có sức ảnh hưởng to lớn đến cộng đồng. Đồng thời, Alameda Research cũng là một trong những số ít công ty kinh doanh tiền mã hoá cung cấp nhiều dịch vụ liên quan tới thúc đẩy trao đổi, nghiên cứu chiến lược và tạo lập thị trường. Do đó, họ có nền tảng và lợi thế hơn so với các quỹ đầu tư khác trong cùng ngành. 

Coinvn hy vọng với những thông tin về quỹ đầu tư Alameda Research và những dự án nổi bật của quỹ có thể giúp các nhà giao dịch đưa ra các lựa chọn đầu tư đúng đắn, mang lại lợi nhuận cao.