GFS Ventures là gì? Tổng quan về danh mục đầu tư của GFS Ventures

GFS Ventures là một quỹ đầu tư được thành lập với mục đích nghiên cứu, tìm kiếm và hỗ trợ những dự án tiềm năng cần huy động vốn trong ngành công nghiệp blockchain.

20919Total views
GFS Ventures la gi? Tong quan ve danh muc dau tu cua GFS Ventures - anh 1
GFS Ventures là gì? Tổng quan về danh mục đầu tư của GFS Ventures

Đôi nét về GFS Ventures

GFS Ventures là gì?

GFS Ventures là một quỹ chuyên đầu tư các dự án tiền mã hóa có trụ sở tại Việt Nam do Phạm Hưởng sáng lập. Ngoài ra, GFS còn là đại sứ toàn cầu của dự án NEAR Protocol.

GFS Ventures la gi? Tong quan ve danh muc dau tu cua GFS Ventures - anh 2
Đôi nét về GFS Ventures

Đội ngũ phát triển dự án

Phạm Hưởng: Nhà sáng lập GFS Ventures và hiện đang là CEO của quỹ đầu tư này.

Riley Trần: Nhà đồng sáng lập của GFS Ventures. Trước đó, chị từng làm Marketing Director tại sàn giao dịch Bibox.

Danh mục đầu tư của GFS Ventures

Tính đến thời điểm hiện tại, GFS Ventures đã thêm hơn 40 dự án vào danh mục đầu tư của họ là: Ethereum, Chainlink, Vechain, Binance, Cosmos, Harmony, Decentraland, Nexus Mutual, NEAR Protocol, Flow, The Graph, iExec RLC, 0x, REN, Kava, Origin Protocol, Tellor, Keep Network, Swipe, UMA, SKALE Network, OPEN Governance Token, Litentry, Harvest Finance, Mirror Protocol, API3, Octopus Network, TE-FOOD, DAO Maker, DIA, Aavegotchi, Kira Network, InsurAce, Stone Defi, NAOS Finance, Maple, Wilder World, Defi Warrior…

Trong đó, 3 dự án tiềm năng được thêm vào danh mục đầu tư của GFS trong tháng 09/2021 là Octopus Network, Wilder World và DeFi Warrior. Một số dự án tiềm năng đang được GFS xem xét đưa vào danh mục trong tương lai bao gồm: Paras, Aurora, OP Games.

Phân loại và sắp xếp category theo mức độ an toàn khi đầu tư

Các dự án nằm trong danh mục có độ rủi ro thấp

Ethereum (ETH) là một nền tảng blockchain được xây dựng vào năm 2013 bởi Vitalik Buterin, Mihai Alisie, Anthony Di Iorio và Charles Hoskinson. Nó cho phép các nhà phát triển xây dựng và triển khai các ứng dụng tài chính phi tập trung.

Chainlink (LINK) là một cầu nối cung cấp các dữ liệu, thông tin từ thế giới thực vào blockchain và ngược lại thông qua các node phi tập trung. Chainlink sử dụng cơ chế đồng thuận Tamper-proof Network. Khi đó các nhà điều hành node sẽ có nhiệm vụ thu thập thông tin, dữ liệu và Chainlink sẽ tổng hợp lại thông tin từ các node.

VeChain (VET) là một nền tảng blockchain được thiết kế dành riêng cho việc quản lý chuỗi cung ứng và quy trình kinh doanh. VeChain được thành lập vào năm 2015 bởi Sunny Lu, cựu giám đốc công nghệ thông tin (CIO) của Louis Vuitton Trung Quốc.

Binance (BNB) một trong những sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất được phát triển bởi Changpeng Zhao vào năm 2017. BNB là đồng coin chính thức của Binance, nó có vai trò thúc đẩy hệ sinh thái BSC phát triển cũng như làm phí giao dịch trên sàn này.

Cosmos (ATOM) là một nền tảng DeFi cho phép trao đổi dữ liệu giữa các blochain khác nhau. Cosmos sử dụng cơ chế đồng thuận Tendermint được phát triển vào năm 2014 bởi Ethan Buchman và Jae Kwon. Với cơ chế này Cosmos đã giải quyết các vấn đề về tốc độ xử lý giao dịch và khả năng mở rộng của nhiều blockchain khác đang gặp phải.

Harmony (ONE) là một blockchain có tốc độ xử lý giao dịch nhanh, an toàn cho phép các nhà phát triển xây dựng và triển khai các ứng dụng tài chính phi tập trung. Harmony sử dụng cơ chế đồng thuận Effective Proof-of-Stake (EpoS) giúp nhà đầu tư nhận thưởng kép khi tham gia Staking.

Decentraland (MANA) là một trò chơi thực tế ảo được xây dựng trên blockchain của Ethereum cho phép người dùng kiếm tiền thông qua việc chơi game. Ngoài ra, mọi người có thể mua các mảnh đất dưới dạng NFT và xây dựng lên thế giới của riêng họ trong Decentraland.

Nexus Mutual (NXM) là một dự án cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho Smart Contract của các dự án phát triển trong nền tài chính phi tập trung. Dự án được phát triển bởi các thành viên có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực blockchain là Hugh Karp, Roxana Danila, Nikita Arora, Reinis Melbardis, Graeme Thurgood, và Nick Munoz-McDonald.

NEAR Protocol (NEAR) là nền tảng blockchain sử dụng hai cơ chế đồng thuận là Proof-of-Stake và Sharding. Nhờ đó, NEAR Protocol trở thành một nền tảng có khả năng mở rộng cao, chi phí giao dịch thấp.

Flow (FLOW) là nền tảng hợp đồng thông minh được phát triển bởi Dapper Labs. Flow sử dụng thuật toán mới “Four-node Staking” nên đã giải quyết được các đề về khả năng mở rộng cũng như tốc độ xử lý giao dịch của các nền tảng blockchain hiện tại đang gặp phải.

The Graph (GRT) là một giao thức cho phép truy vấn dữ liệu từ blockchain. Bất kỳ ai cũng đều có thể dựa trên The Graph để xây dựng các giao diện lập trình ứng dụng API hay còn được gọi là Subgraph.

Các dự án nằm trong danh mục có độ rủi ro trung bình

iExec RLC (RLC) là một nền tảng điện toán đám mây phi tập trung được dùng để xây dựng những ứng dụng trong các lĩnh vực như AI, Tài chính và Big Data.

0x (ZRX) là một giao thức cung cấp cơ sở hạ tầng, thanh khoản cho các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng tài chính phi tập trung. Dự án ra đời vào tháng 10/2016 được phát triển bởi kỹ sư cơ khí Amir Bandeali và doanh nhân Will Warren. 

Kava (KAVA) là một dự án thuộc lĩnh vực Lending và Borrowing sử dụng cơ chế đồng thuận Proof-of-Stake (PoS). Ngoài ra, Kava còn được xem là một blockchain gồm các sản phẩm Kava Lend, Kava Swap…

Origin Protocol (OGN) là một nền tảng mã nguồn mở (Open-source Platform) cho phép tạo ra các Marketplace trên mạng ngang hàng (Peer-to-peer) và các ứng dụng tương tự như sàn thương mại điện tử trên nền tảng blockchain của Ethereum.

Tellor (TRB) là một Oracle phi tập trung được xây dựng trên Ethereum sử dụng cơ chế đồng thuận Proof-of-Work cung cấp các dữ liệu, thông tin từ thế giới thực vào blockchain.

Keep Network (KEEP) được xem là một cầu nối trung gian giữa blockchain và các dữ liệu cá nhân nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn và độ tin cậy.

Swipe (SXP) là một nền tảng hoạt động trong lĩnh vực thanh toán (Payments), cung cấp cầu nối giữa tiền pháp định và tiền mã hóa được xây dựng trên nền tảng Ethereum. Mọi người có thể thanh toán các dịch vụ/sản phẩm trong đời thực bằng thẻ ghi nợ Swipe Visa.

UMA (UMA) là một dự án được xây dựng trên nền tảng Ethereum cho phép nhà đầu tư giao dịch bất cứ loại tài sản nào mà không cần phải sở hữu chúng.

SKALE Network (SKL) là một dự án cung cấp giải pháp khả năng mở rộng cho Ethereum. Dự án được tạo ra nhằm mục đích giúp mọi người tiếp cận dễ dàng với các ứng dụng Web 3.0.

OPEN Governance Token (OPEN) là một giao thức cho phép nhà đầu tư mang các tài sản trong thế giới thực như bất động sản, tranh nghệ thuật, xe cộ, cổ phiếu… làm tài sản thế chấp để vay OUSD trong nền tài chính phi tập trung.

Litentry (LIT) là một giao thức tổng hợp danh tính của người dùng được xây dựng trên Substrate của Polkadot. Litentry đặt mục tiêu trở thành Parachain của Polkadot nhằm thừa hưởng khả năng bảo mật của Relay Chain.

Harvest Protocol (FARM) là một giao thức được tạo ra nhằm mục đích giúp nhà đầu tư tối đa hóa lợi nhuận thông qua hình thức Yield Farming.

Mirror Protocol (MIR) là một giao thức DeFi cho phép tạo ra các Synthetic Asset được gọi là Mirrored Assets (mAssets). Dự án được phát triển bởi Terraform Labs (TFL) – đội ngũ phát triển dự án Terra.

API3 (API3) là một dự án cung cấp giao diện lập trình ứng dụng API cho các nền tảng hợp đồng thông minh. Dự án được quản lý bởi một tổ chức tự trị phi tập trung (DAO), cụ thể là API3 DAO.

Octopus Network (OCT) là một Sidechain hoạt động song song với NEAR Protocol. Nó cho phép nhà phát triển dự án khởi chạy các ứng dụng tài chính phi tập trung, Web 3.0 trên Octopus Network thông qua Appchain một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Các dự án nằm trong danh mục có độ rủi ro cao

TE-FOOD (TONE) là một dự án cho phép các cá nhân và doanh nghiệp truy xuất nguồn gốc thực phẩm trong ngành nông nghiệp dựa trên công nghệ blockchain.

DAO Maker (DAO) là nền tảng hỗ trợ gọi vốn cho các dự án tiền mã hóa. DAO Maker cung cấp các dịch vụ B2B và B2B2C bao gồm: thiết kế Tokenomics, tạo cộng đồng, tư vấn chiến lược để xây dựng thương hiệu, gây quỹ, quản lý tài sản…

DIA (DIA) là một dự án Oracle phi tập trung, cung cấp thông tin, dữ liệu từ thế giới thực vào blockchain. Nó cho phép các dự án sử dụng nguồn thông tin, dữ liệu đó để xây dựng và phát triển nhiều loại ứng dụng tài chính phi tập trung khác nhau.

Aavegotchi (GHST) là một trò chơi NFT được xây dựng trên blockchain Ethereum lấy ý tưởng từ game nuôi thú ảo Tamagotchi. Aavegotchi là sự kết hợp độc đáo giữa DeFi và NFT, cho phép người chơi staking NFT nhận aToken và tham gia vào thế giới của Aavegotchi.

Kira Network (KEX) là một Interchain trên hệ sinh thái của Cosmos và các ứng dụng Web 3.0. Kira Network hoạt động dựa trên cơ chế đồng thuận bằng chứng cổ phần đa liên kết (Multi-bonded Proof-of-Stake) cho phép người dùng kiếm lợi nhuận từ việc Staking các loại tài sản như tiền mã hóa, stablecoin hay các NFT.

InsurAce (INSUR) là một một trong những dự án được xây dựng trên blockchain của Ethereum. InsurAce cung cấp các dịch vụ bảo hiểm đáng tin cậy và an toàn cho các nhà đầu tư trong thị trường tài chính phi tập trung.

Stone Defi (STN) là giao thức quản lý lợi nhuận được xây dựng dựa trên Substrate của Polkadot. Stone Defi hướng đến việc tạo ra “Rock Solid Yield” (năng suất canh tác cố định) cho tất cả người dùng tham gia vào Yield Farming của các dự án DeFi.

NAOS Finance (NAOS) là giao thức Lending và Borrowing hướng đến đối tượng khách hàng là các cá nhân có nhu cầu cho vay, các doanh nghiệp nhỏ có nhu cầu vay. NAOS Finance cho phép các doanh nghiệp nhỏ mã hoá tài sản trong thế giới thực đưa vào blockchain làm tài sản thế chấp.

Maple (MPL) là một giao thức Lending và Borrowing với đối tượng khách hàng là các tổ chức, cá nhân hoạt động trong thị trường tiền mã hóa có nhu cầu vay vốn bao gồm: Các quỹ đầu tư Crypto, các nhà tạo lập thị trường, các sàn giao dịch và các công ty khai thác tiền mã hóa…

Wilder World (WILD) là một nền tảng hoàn toàn phi tập trung dành cho các tác giả sáng tạo nội dung dưới dạng NFT.

DeFi Warrior (FIWA) là một tựa game NFT được xây dựng trên nền tảng Binance Smart Chain. Dự án là sự kết hợp hoàn hảo giữa sàn giao dịch phi tập trung (DEX) và thể loại game NFT. Với DeFi Warrior, người dùng không chỉ chơi game để giải trí mà còn nhận được rất nhiều phần thưởng hấp dẫn.

Hiệu suất lợi nhuận của các dự án trong danh mục đầu tư của GFS Ventures

Những dự án do GFS Ventures đầu tư hầu hết đã được niêm yết tại các sàn giao dịch tiền mã hóa. Các token/coin có hiệu suất cao nhất từ năm 2020 đến năm 2021 là FLOW, LINK, RAMP và ONE lần lượt là 18.200%, 5.875%, 4.900%, 4.567%. Những dự án đang có hiệu suất âm là STN, MIR, CVP, FARM và DAO lần lượt là -34%, -25%, -17%, -10%, -4%. Cụ thể sẽ được thể hiện trong hình dưới dây:

GFS Ventures la gi? Tong quan ve danh muc dau tu cua GFS Ventures - anh 3
Hiệu suất lợi nhuận của các dự án trong danh mục đầu tư của GFS Ventures

Nhận định

GFS Ventures là một quỹ đầu tư nổi tiếng trong thị trường tiền mã hóa ở Việt Nam. GFS Ventures thường có xu hướng đầu tư vào những dự án có tiềm năng dài hạn với đội ngũ phát triển minh bạch và giàu kinh nghiệm. Từ năm 2020 đến nay, những dự án mà GFS Ventures đầu tư đều có hiệu suất tăng trưởng tốt và có 5 dự án đang âm nhưng không đáng kể.

Thông tin liên hệ VC

Địa chỉ: Phước Kiển, Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.

Email: [email protected].

Số điện thoại liên hệ: 083 979 6786.